Hôm nay,  

Nursing-Home Và Tâm-Tình Của Các Bệnh-Nhân Việt

03/10/201200:00:00(Xem: 10845)
Trước tiên, chúng-tôi xin được tạm-dịch chữ “Nursing Home” là “Nhà Điều Dưỡng”, chứ không phải “Viện Dưỡng Lão” (Nơi dành cho người già, cao tuổi) như người ta thường gọi. Vì thực-tế có rất nhiều bệnh-nhân trẻ (18 hoặc 20) do một chứng bệnh ngặt-nghèo nào đó hoặc sau khi bị tai-nạn; người nhà không đủ điều-kiện chăm sóc nổi nên bắt buộc phải gửi vào Nursing Home.

Theo trang báo điện-tử: “http://www.4fate.org/history.html” FATE ( Foundation Aiding The Elderly) ghi-nhận rằng: “Trong thế kỷ 21, nhà điều dưỡng đã trở thành một hình-thức tiêu-chuẩn chăm-sóc cho người già hoặc những người trẻ bị bệnh-hoạn và bất lực. Khoảng năm 1850, thế kỷ 19 (XIX), một nhóm phụ-nữ của một nhà thờ bắt đầu thành-lập chỗ đặc-biệt dành cho người cao tuổi trong họ đạo; đó là “Boston Home for Aged Women”.

Trước đó, những nhà tổ-chức trong “Hội Góa-Phụ và Phụ-Nữ Cô-Đơn” vùng Philadelphia, một trong những nhóm tổ chức nhà cho người già sớm nhất vào năm 1823 đã viết rằng: "Chúng tôi đã biết ơn" – (We were grateful) "Nhờ niềm tin mãnh-liệt vào Chúa Quan Phòng, những nỗ lực đã đạt tới mức thành công và chúng tôi có cơ-hội chăm sóc một cách trân-trọng cho nhiều người để họ được trở thành cư-dân của Nhà Alms” – (Alms House).

Riêng tác-giả Tom Ratcliff trên trang báo www.nslpn.com (National Senior Living Partners Network) trong bài viết với nhan-đề: “Lịch-Sử Ngắn Gọn của Nursing-Home tại Hoa-Kỳ” (A Short History of Nursing Homes in The United States); xin tạm dịch tóm-tắt như sau:

“Trong thời-gian đầu của thế kỷ 20, nước Mỹ không có nhà điều dưỡng liên-bang hay tiểu-bang tài trợ cho người già. Chỉ có "almshouses" dành cho những người không còn có khả-năng làm việc hoặc không thể trả tiền cho việc chăm sóc chính họ. Tuy vậy, điều kiện y-tế nơi đây rất nghèo nàn, địa-điểm nằm trong các khu của người di-dân.
nursing_home_ban_nhac_chan_que
Gia-đình “Chân-Quê” sinh-hoạt thiện-nguyện tại Garden Park Care Center: 29, tháng 9, 2012.Hàng đứng:các ca-nhạc-sĩ: Quốc-Hùng (Black Caps).Trung-Chánh (Bass).Dr. David Bui,M.D.Thùy-Liêm.Diamond Bích-Ngọc(guitar & trống),Thanh-Hằng. Lan-Anh & nhạc-sĩ kỳ-cựu:Châu-Hiệp.Hàng ngồi:nhạc-sĩ Thái-Nguyên và bệnh-nhân:Đỗ-Trọng-Kim (98 tuổi),cựu sỉ-quan VNCH - khóa 11 Đà-Lạt.
Cho đến đời tổng-thống Franklin Roosevelt sau cuộc đại suy-thoái (the Great Depression), một đạo-luật An-Sinh-Xã-Hội được thông qua năm 1930, từ đó kinh-phí có sẵn; các tiểu-bang bắt đầu nhận được khoản tài-trợ tiền-tệ này dùng để chăm-sóc người cao tuổi.

Số lượng các Nursing Home tư-nhân tăng trưởng trong những năm 1940, nhưng vì không bị ai kiểm-soát nên nhiều nơi đã xảy ra các điều-kiện vô cùng tồi-tệ dành cho bệnh-nhân. Khoảng đầu những năm 1950, chính-phủ liên-bang yêu cầu pháp-luật can-thiệp. Từ đó, các trung-tâm điều-dưỡng này muốn hình-thành phải có giấy phép và bắt buộc phải tuân-theo những tiêu-chuẩn ấn-định của bộ y-tế thì mới nhận được quỹ trợ-cấp của liên-bang.

Năm 1965, tổng-thống Johnson đã thúc-đẩy việc sửa đổi Medicare và đạo luật An- Sinh-Xã-Hội được thông qua để bảo-đảm tương-lai cuộc sống cho công dân Mỹ cao-niên.

Tuy nhiên, khoảng cuối năm 1960 bộ y-tế liên bang đã từ chối hầu hết các phạm-vi bảo-hiểm cho những trung-tâm điều-dưỡng vì tốn phí quá cao. Điều này khiến hàng nghìn người không có cách nào trả tiền cho những nơi đã chăm-sóc họ.

Sang năm 1972; Công-Luật 92-603 (Public Law 92-603) ra đời đã cải-cách và chấp nhận rằng “Medicaid” sẽ hoàn trả lại cho các Nursing Home những chi-phí hợp-lý…

Ngày nay, hầu hết các Nursing Home cung cấp dịch-vụ chăm-sóc với chất-lượng rất tốt cho bệnh-nhân. Có rất nhiều nhóm đi thanh-tra liên-tục trong từng khu vực và toàn quốc (bao gồm kiểm-soát định-kỳ theo luật của chính-phủ) để bảo-đảm các tiêu-chuẩn mẫu-mực trong những trung-tâm này. Ngoài ra, còn có các dịch-vụ xã-hội bao gồm cả giải-trí và vui chơi để làm cho cuộc sống buồn tẻ của các bệnh-nhân ngày một tươi đẹp hơn…” (ngưng trích).


Tưởng cũng nên nhắc lại, gia-đình “Chân Quê” đã trải qua một quá-trình dài gần mười hai năm công tác từ-thiện (không nhận thù lao) tại các Nursing Home vùng quận Cam, Hoa-Kỳ. Chúng tôi có dịp tiếp-xúc và sinh-hoạt rất gần gũi với các bệnh-nhân. Ai cũng cảm thấy được may-mắn nằm trị-liệu trong những trung-tâm có bác-sĩ, y-tá, người điều hành nói tiếng bản xứ. Nhất là thức-ăn hằng ngày được nấu theo phong-cách Việt-Nam vô cùng lành-mạnh theo tiêu-chuẩn của nhà thương.

Mỗi người một hoàn-cảnh; như Tony là một thanh-niên trẻ bị toàn thân bất toại nhưng anh rất vui khi được điều-trị tại “Garden Park Care Center”: 12681 Haster Street Garden Grove, CA 92840. Anh có thể dùng miệng để họa lên những bức tranh sống-động, đẹp tuyệt-vời. Ánh mắt Tony lúc nào cũng sáng ngời niềm tin-yêu và hy-vọng.

Tina một cô gái trẻ ngoài đôi mươi, được biết cô phải vào Nursing Home dưỡng bệnh vì sau một tai-nạn xe hơi, Tina bị mất trí nhớ ngắn hạn (Short-term memory). Gia-đình ai cũng đi làm, không thể một ngày 24 tiếng gần gũi bên cô; nhỡ khi mở bếp nấu nướng rồi quên tắt sẽ gây ra hỏa-hoạn và những hậu-quả khác vô cùng nghiêm-trọng. Ví thế, Tina đã ở trong Garden Park Care Center gần 10 năm qua. Khi được hỏi rằng cô có thích về lại nhà ở không thì Tina thẳng-thắn cho biết: “Không! Ở trong Nursing Home vui hơn nhiều; có các anh-chị thiện-nguyện-viên của gia-đình Chân-Quê vào thăm, sinh-hoạt. Em được ca hát, nhảy múa theo. Được các bác-sĩ, y-tá chăm-sóc hết sức chu-đáo; thức ăn ngon, em thích ở đây lắm!”

Sáng thứ bảy vừa qua: 29 tháng 9, 2012 một ngày trước tết Trung-Thu, chúng tôi có điều-kiện trở lại trung-tâm điều-dưỡng này sinh-hoạt theo thông-lệ hàng tháng. Một không-khí thân-tình, nhộn-nhịp, tưng-bừng đón mừng Rằm Tháng Tám đã diễn ra.

Mọi người đều bất ngờ khi có sự hiện-diện của mục-sư Nguyễn-Đức-Hiền và phu-nhân (thuộc Hội Thánh Baptist Việt-Nam – Orange County Vietnamese Babtish Church: 16835 Brookhurst St. Fountain Valley, CA 92708) cùng đến tham-dự, sinh-hoạt, chia xẻ tình-thương đến các bệnh-nhân “Garden Park Care Center”. Trong phần phát-biểu hết sức chân-tình và cảm-động; mục-sư Hiền đã tạ-ơn Chúa cho các bệnh-nhân Việt-Nam có nơi điều-dưỡng tốt đẹp này và mục-sư Hiền đã bày tỏ lòng cảm-kích về những sinh-hoạt vô-vụ-lợi của gia-đình Chân-Quê ở Hoa-Kỳ, Úc-Châu và Việt-Nam. Ông cũng không quên chúc lành cho tất-cả mọi người; sẽ mãi mãi được nhận tràn đầy hồng-ân trao ban từ Đức Chúa Trời.

Sau buổi văn-nghệ, như thường-lệ, anh Lâm-Nguyễn (người điều-hành sinh-hoạt của Nursing Home) thường có đôi lời khen tặng nhằm khích-lệ tinh-thần các thiện-nguyện-viên “Chân Quê” được bền chí trên con đường dài phụng-sự tha-nhân. Anh đã giới-thiệu một bệnh-nhân mới của trung-tâm đó là cụ Đỗ-Trọng-Kim (98 tuổi) – cựu sĩ-quan quân-lực Việt-Nam-Cộng-Hòa – khóa 11 Đà-Lạt. Xin ghi lại đây những tâm-tình trong từng giọt lệ ứa ra từ khóe mắt của cụ Kim:

“Tôi mới vào điều-trị ở trung-tâm này, thật hết sức ngạc-nhiên và cảm-động vô cùng khi được tham-dự buổi sinh-hoạt đầu tiên của gia-đình Chân-Quê. Các anh-chị-em ca-nhạc-sĩ đã vô cùng chuyên-nghiệp trong tiếng nhạc, lời ca, phong-cách trình-diễn và nhất là thể-hiện được cái TÌNH NGƯỜI; tôi cảm thấy mình được an-ủi rất nhiều như đang sống trong trong một gia-đình ấm cúng được sự chăm sóc tận-tình của những người thân yêu. Cầu chúc sức khỏe đến tất-cả và rất mong mỏi cho lần gặp tới cùng gia-đình Chân-Quê”.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin mượn lại một ít lời thơ của anh Lâm-Nguyễn hầu nói lên tâm-tình của các bệnh-nhân Việt trong Nursing Home với gia-đình Chân-Quê:

“CHÂN ai nhẹ bước đến đây
QUÊ mùa nhưng lại mang đầy yêu thương…
Đường xa chẳng quản-ngại gì
Dâng đời tiếng hát tình-thương vẹn toàn
Tình thơ gởi đến đôi hàng
Chúc “CHÂN-QUÊ” được muôn ngàn hồng-ân”.
Diamond Bích-Ngọc (ghi-nhận – mùa Thu 2012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tết Giáp Thìn năm nay, theo dương lịch, nhằm ngày thứ Bảy 10/2. Cuối tuần qua có những sinh hoạt văn hóa châu Á tại các thành phố San Francisco, San Jose, Oakland ở miền bắc California, là những nơi có đông người Việt sinh sống. Sau mưa giông kéo dài đã có nắng lên nên từ đêm giao thừa và trong hai ngày đầu năm nhộn nhịp với sinh hoạt đón Tết...
Năm nay Mồng một tết Giáp Thìn là ngày 10 tháng Hai dương lịch. Trong nền văn hoá Việt Nam, rồng chiếm một vị trí đặc biệt , bởi vì theo truyền thuyết thì chúng ta là con cháu của tiên nữ Âu cơ và Lạc Long Quân, chúa tể loài rồng. Với một người mẹ tiên, dân tộc ta là một dân tộc có nhiều ước mơ. Chúng ta mơ ước gì? Chúng ta mơ ước tự do––tự do trong tư tưởng và trong cuộc sống. Vì tổ tiên ta là rồng, chúng ta là những con người tràn đầy sức mạnh và nhiệt khí. Vậy chúng ta dùng sức mạnh trong nhiệt huyết của mình để làm gì? Để cam chắc nền tự do cho chúng ta và cho mọi người khác.
QUẬN CAM (VB-Phan Tấn Hải/Nguyễn Thanh Huy) – Cư dân Việt tại Quận Cam đã đón Tết Giáp Thìn 2024 tưng bừng, đông như chưa bao giờ đông như thế. Đường phố trong khu vực Little Saigon liên tục kẹt xe từ một tuần trước giao thừa, như dường người Việt từ khắp thế giới rủ nhau tới Quận Cam mừng Tết 2024. Khí hậu thời tiết cũng chiều lòng người: một tuần trước Tết Nguyên Đán là mưa xối xả, và 3 ngày trước giao thừa là nắng ấm suốt ngày: may mắn, Diễn Hành Tết ngày mùng một, và cả 2 Hội Tết trong các ngày Thứ Bảy 10/2 (mùng một) và Chủ Nhật 11/2/2024 (mùng hai) đều thành công vang dội...
Trong buổi họp báo 8 tháng 2 2024 của EMS, một số ứng cử viên quan trọng cho chức vụ thượng nghị sĩ liên bang đại diện California có dịp trình bày thông điệp bầu cử của mình.
Bên cạnh công việc chính trên hãng, mỗi cuối tuần tôi thêm nghề “gõ đầu trẻ”, trở thành cô giáo của trường Việt Ngữ Suối Mở ở thành phố Offenbach, gần thành phố Frankfurt, Đức. Trường do Hội Văn Hóa Việt Nam 2000 thành lập năm 2000. Thật là một tình cờ lý thú, tách tên Offenbach thành hai phần, theo nghĩa tiếng Đức: Offen là mở, Bach là suối. Thế là trường Việt Ngữ được kèm theo chữ Suối Mở. Bên dòng suối tươi mát, có ngôi trường mở rộng cánh cửa đón tiếp những người đến với nhau trong tình thân ái, những người yêu ngôn ngữ Việt, yêu văn hóa Việt...
Từ trong cánh gà trên sân khấu của ngôi chùa lớn ở Montreal, hai con lân vàng và đỏ đang vươn mình dài, lấy đà nhẩy lên thật cao để với chiếc gói đỏ, món tiền thưởng lên đến cả ngàn dollars canadiens, do những nhà hảo tâm cúng dường cho nhà chùa, được treo trên một cây tre cao như một thách thức, xem đội lân nào sẽ cuỗm được món tiền ấy; rốt cuộc thì bất kể đội nào thắng, số tiền thưởng ấy cũng sẽ được trao cho nhà chùa, đây chỉ là một trong những màn đột phá ngoạn mục thu hút sự tham gia đông đảo của những người đi chùa, ngoài ra cũng là màn văn nghệ đặc sắc cho những kẻ thích cá độ hơn thua thử vận vào ngày đầu năm...
Lễ Niệm Hương khai mạc Hội Chợ Tết Sinh Viên tại Orange County, California ngày Thứ Bảy, 10 tháng 2 năm 2024, tức ngày Mồng Một Tết năm Giáp Thìn..
Thiền Viện Sùng Nghiêm vào trưa hôm Thứ Sáu ngày 9/2/2024 đã có buổi họp mặt nhỏ để chung sức sửa soạn giao thừa, đón Tết nguyên đán. Trong ngày cuối năm để chuẩn bị dọn sạch thân tâm để bước qua một năm rất mới, Dân biểu tiểu bang Trí Tạ đã ghé thăm để có lời chúc Tết công đồng.
Những ngày giáp Tết, Việt Báo hân hạnh tiếp đón Thượng nghị sĩ Thomas Umberg và Dân biểu Lou Correa trong một buổi viếng thăm ngắn nhưng đầy thân tình. Trong dịp này Thượng nghị sĩ Thomas Umberg có vài lời chúc Tết nguyên văn như sau: “Chúc Mừng Năm Mới! Cảm ơn các bạn đã cho tôi cơ hội trở lại Little Saigon để hòa nhập vào cộng động người Việt đầy sinh động và luôn hướng về đất mẹ Việt Nam của các bạn. Thật là vinh dự cho tôi được chia sẻ với các bạn về công việc của tôi tại Thượng viện Tiểu bang về các vấn đề như giáo dục, sự an toàn công cộng, an sinh xã hội và nhiều vấn đề khác. Thay mặt Thượng viện Tiểu bang California, xin chúc các bạn và toàn thể quý vị một năm mới nhiều hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.”
Ở tuổi 90, Tết đến Xuân về suy gẫm bài kệ “CáoTật Thị Chúng ”của thiền sư Mãn Giác qua bản dịch của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tôi thấy thấm thía vô cùng về triết lý nhân sinh. Chúng ta thường vui khi Xuân về hoa nở, buồn khi Đông đến tuyết lạnh rơi rơi. Nhưng quên rằng Đông là mùa ẩn tàng sức sống cho một ngày Xuân bừng dậy: “Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu đến ngát mùi hương”. 90 năm trong cuộc đời thăng trầm chìm nổi, gân xương mòn mỏi, cảm thương cho những ai vẫn mong đợi một điều không thật đó là trẻ mãi không già, sống hoài không chết. Già bệnh không hẹn với ai vẫn mà cứ đến, từ đó bao ưu bi, khổ não kết hợp gió bụi thời gian làm cho chúng ta da nhăn, tóc bạc thuận chiều theo triết lý duyên sinh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.