Hôm nay,  

Bến Cũ Hạnh Ngộ Lần Thứ 6, Khóa 9B72 Thủ Đức & Đồng Đế

19/07/201200:00:00(Xem: 8944)
Năm 1972, trong bối cảnh sôi động của một Mùa Hè Đỏ Lửa, một buổi lễ mãn khóa của khóa Tống Lê Chân 9B72, cho hơn một ngàn SVSQ, đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, giữa tiếng kèn trống rộn rã, và trong tiếng loa rền vang lời quân lệnh. Các Tân Sĩ Quan của ngày ấy, đã qùy xuống, đã cất cao lời thề, và đã đứng lên trong tư thế sẵn sàng xuất quân, trong tiếng reo hò vang dậy tại Vũ Đình Trường của quân trường Thủ Đức năm xưa.

Năm 2012, bốn mươi năm sau, trong một không gian rất nhỏ hơn, các đại diện Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) khóa 9B72, đã diễn lại một phần của khía cạnh hào hùng đó.

"Qùy xuống!" Các SVSQ qùy xuống, và Các SVSQ cùng cất cao lời thề.

-"Xin thề", thề trung thành với Tổ Quốc Việt Nam!

-"Xin thề", thề bảo toàn danh dự của Sĩ Quan Quân Lực VNCH!

-"Xin thề", thề hoàn thành trách nhiệm bảo quốc an dân!

"Đứng lên, các Tân Sĩ Quan!"

Các Tân Sĩ Quan đứng lên, giữa tiếng hoan hô vang dậy của các bạn đồng khóa cùng thân hữu và gia đình, trong buổi Bến Cũ Hạnh Ngộ, với chủ đề "40 Năm Vẫn Khoác Chiến Y", tối Thứ Bảy, ngày 14 tháng 7, năm 2012, tại Orange County. Đây là một nét đặc thù của chương trình.
khoa_9_-_72_thu_-duc_-_dong_de___2____77_of_249_
Hình ảnh Bến Cũ Hạnh Ngộ.
PHẦN NGHI LỄ

Buổi Hạnh Ngộ bắt đầu với lời tuyên bố khai mạc của SVSQ Lương Công Kh ôi, là SV Trưởng Ban Tổ Chức. Sau đó là lễ rước 3 quốc quân kỳ, gồm các quốc kỳ VNCH, Mỹ quốc, và quân kỳ Quân Lực VNCH, vào vị trí hành lễ. Lễ chào các quốc và quân kỳ đã diễn ra rất trang nghiêm, dưới sự đìều động của SVSQ Trưởng Ban Nghi Lễ Nguyễn Thanh Bình. Và ngay sau đó, là lễ truy điệu các SVSQ đồng đội đã không còn có mặt với các bạn, với hương, với hoa và với tấm lòng tha thiết của tất cả SVSQ hiện diện.

Sau bài diễn văn khai mạc của Ban Tổ Chức, Niên Trưởng Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu phát biểu lời đáp từ. Ông nói buổi hạnh ngộ nói lên tình đoàn kết và là một niềm hãnh diện cho các SVSQ, đã từng mặc bộ quân phục Quân Lực VNCH, đã từng một thời tung hoành trận mạc, nay họp mặt để hàn huyên và không quên nhắc đến những đồng đội thương phế binh của khóa. Theo ông, các SVSQ có quyền tự hào là đã đem xương máu để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, và có quyền cất cao lời đòi trả lại "những gì của Việt Nam cho đất nước Việt Nam."

Buổi Hạnh Ngộ được sự góp mặt của các Niên Trưởng cùng qúy phu nhân, và sự hiện diện của các hội đoàn, như các Hội Thủ Đức Bắc Cali, San Diego, Orange County và Hội H.O Houston Texas.

VĂN NGHỆ

Chương trình văn nghệ với chủ đề "Bốn Mươi Năm Vẫn Khoác Chiến Y", gồm 17 bài hát về lính, do Trưởng Ban Văn Nghệ, kiêm M.C của chương trình, là SVSQ Lưu Hoàng Bách soạn lời dẫn , cùng nữ M.C, bà Nguyễn Thu Vinh,(phu nhân của SVSQ Nguyễn Tấn Vinh), dẫn dắt chương trình.

Mỗi bài hát, được cẩn thận chọn lựa, đều có lời giới thiệu và dẫn nhập, nêu lên bối cảnh lịch sử và lý do của bài hát. Xuyên suốt chương trình, qua các bản hợp ca, song ca, tam ca hay đơn ca, các SVSQ khóa 9B Thủ Đức và Đồng Đế đã tận dụng chính nhân sự của khóa để hát lên tâm tình của người lính; lại được sự tiếp tay tuyệt vời của các phu nhân, chính nhờ điểm đó nên đã tạo cho chương trình văn nghệ một sắc thái rất lính, rất đặc thù, rất khác biệt với các buổi họp mặt khác. Lời ca tiếng hát của các SVSQ, không trao chuốt, không gọt giũa, nhưng đơn giản, tha thiết, nồng ấm, nhẹ nhàng, cũng như tình của người lính VNCH, thắm thiết nồng nàn, đối với Tổ Quốc Việt Nam, đối với gia đình, đối với người yêu, người vợ, và nhất là đối với bạn đồng đội.

Bài hát mở đầu chương trình, do toàn thể SVSQ hợp ca, là bài Lục Quân Việt Nam, với "đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn", đã mang lại một khí thế dập dồn hùng tráng cho tâm tình nồng ấm, nhưng cũng có chút ngạo nghễ, của người lính.

Nhưng liên khúc ba bài hát kế tiếp, là các bài Biệt Kinh Kỳ, Buồn Chi Em, và Một Người Đi, do ba SVSQ Trần Diệm Sơn, Trần văn Tây và Nguyễn Ngọc Toàn, cùng trình bày, đã vẽ lên vài nét chấm phá của tâm tư người trai trẻ vào năm 1972, khi họ "bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh, xếp bút nghiên theo tiếng gọi lên đường". Ngược dòng thời gian vào năm ấy, khi lệnh tổng động viên được ban hành để đối phó với sự bị xâm lăng và tấn công vào miền Nam của Cộng Sản miền Bắc, các chàng trai trẻ của khoá 9B72 đã đáp lời sông núi, giã từ gia đình, giã từ người yêu, lên đường nhập ngũ. Họ đã trình diện tại các Trung TâmTuyển Mộ và Nhập Ngũ 1,2,3, và 4, để trở thành người lính thực thụ cầm súng bảo vệ lãnh thổ giang sơn, giữ gìn từng tấc đất quê hương.

"Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu". Bài hợp ca kế tiếp là bài Quân Trường Vang Tiếng Gọi, là ba tháng quân trường, tại Quân Trường Huấn Luyện Quang Trung, để rèn luyện cơ bản quân sự cho người lính. Tại đây, những ca khúc quân hành hùng tráng đã theo chân người lính mới vang vọng khắp quân trường. Những buổi trưa hè nắng cháy da người, ra bãi thực tập tác xạ, đoạn đường chiến binh, di hành giã trại, chiến thuật các đội hình..., đều ghi laị nét hào hùng của các chàng trai trẻ đã khoác áo kaki, bắt đầu đời quân ngũ. Cũng tại nơi đây, tình đồng đội đã nở hoa, bên những giao thông hào những ngày phạt dã chiến, hoặc những buổi cơm nhà bàn, tuy đơn sơ nhưng đậm tình huynh đệ chi binh. SVSQ Lương Công Khôi đơn ca bản nhạc kế tiếp, bài hát Ba Tháng Quân Trường, vì đối với các SVSQ, đời sống ở quân trường tuy mệt nhoài nhưng là nhửng hình ảnh êm đềm và tươi đẹp nhất của đời quân ngũ.

Nhạc phẩm Vườn Tao Ngộ, do hai phu nhân của hai SVSQ Hồ Sĩ Liêm và Nguyển Tấn Vinh song ca, nói lên tâm sự tha thiết nhớ thương của người yêu bé nhỏ, của người vợ hiền, trông đợi giờ phút gặp lại người thương tại quân trường. Họ bây giờ không còn là những thư sinh ốm yếu của ngày nào, mà họ đã trở thành những chàng trai trẻ rắn rỏi phong sương, quân phục kaki gọn gàng, đầu tóc cắt ngắn, tay đan trong tay người yêu, trong ngày Chủ Nhật tiếp tân tại vườn Tao Ngộ.

Bài hợp ca kế tiếp là bài Thủ Đức Hành Khúc, vì khẩu hiệu "Cư An Tư Nguy" hay là "Civic Pacem Parabelum", có nghĩa là "Muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh", đã được ghi trên huy hiệu của Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Được thành lập vào tháng mười năm 1951, trường Thủ Đức đã trưởng thành trong khói lửa, đã đào tạo trên tám mươi ngàn Sĩ Quan ưu tú cho Quân Lực VNCH. Cũng tại đây, các SVSQ được dạy những buổi thực tập hành quân đêm, những bài học chiến thuật trên đồi Tăng Nhân Phú, đồi Bác Sĩ Tín, đồi mẹ bồng con, và những buổi học tác xạ trên thao trường nắng cháy, đều là những hành trang cần thiết cho người trai trẻ miền Nam VN trên con đường bảo vệ lý tưởng Tự Do và hạnh phúc dân tộc.


Các SVSQ cùng hợp ca bài Xuất Quân, là bài hát kế tiếp chương trình. Sau ba tháng học quân sự tại quân trường Quang Trung, và sáu tháng rèn luyện tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Đồng Đế, các SVSQ giờ đây sẵn sàng dự lễ ra trường. Như đã trình bày ở phần đầu bài viết này, nói về buổi lễ mãn khóa 9B72 Tống Lê Chân vào năm 1972, tối nay, trong bối cảnh nhỏ hơn, hai SVSQ Mai Tấn Phát và Lưu Hoàng Bách, điều động các bạn SVSQ, để diễn lại cái khí thế hào hùng của năm xưa khi họ cất cao lời thề với Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm, trong ngày lễ mãn khoá.

Liên khúc hai bài hát kế tiếp, bài Người Về Đơn Vị Mới và Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, với phần trình bày của hai SVSQ Trần Diệm Sơn và Lê Duy Thiện, đã nói lên ngã rẽ của các SVSQ. Sau khi rời Quân Trường thân yêu, chia tay mỗi đứa một nơi, anh ra địa đầu hỏa tuyến, tôi về Đồng Tháp sình lầy. Các SVSQ tung cánh về mọi nẻo đường đất nước, và dấu giầy của người lính VNCH đã in khắp bốn vùng chiến thuật.Họ bất chấp những hiểm nguy, lăn mình vào lửa đạn, viết nên những trang sử anh dũng và oai hùng cho quân sử và cho dân tộc Việt, vì Quê Hương, Tổ Quốc và Dân Tộc bây giờ là đối tượng của tình thương bao la trong lòng người lính VNCH. Họ đã quên thân mình, hy sinh cuộc đời mình cho nhiệm vụ duy nhất của người lính là chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc và đem an lành lại cho muôn dân. "Áo nhà binh thương lính, lính thương quê..."

Bài hợp ca do các phu nhân SVSQ trình bày, bài hát Có Những Người Anh, để trả lời câu hỏi, "những người Lính mà chúng tôi chưa biết tên, các Anh là ai?" Các Anh là những người Lính hiên ngang oai hùng, đã gánh vác gian nan của dân tộc và hiểm nguy của đât nước, để chúng tôi, những người em gái hậu phương sống một đời sống hạnh phúc tự do no ấm. Các Anh là nguồn thơ vô song, là tiếng ca vang vọng cõi lòng để chúng tôi được cất cao tiếng ca hòa bình trong những ngày mùa rộn rã.
khoa_9_-_72_thu_-duc_-_dong_de___2____67_of_249_
Hình ảnh Bến Cũ Hạnh Ngộ.
Bài hát kế tiếp, Chúng Mình Ba Đứa, do ba SVSQ trình bày, Đỗ Rô, Lương Công Khôi và Nguyễn Trọng Thái, nói lên sự đa dạng và đa hiệu của Quân Lực VNCH khi mỗi SVSQ về một binh chủng, một đơn vị để phục vụ. Những người lính VNCH, họ có thể là những anh hùng Không Quân, bay vào vùng lửa đạn để yểm trợ, tiếp tế các binh chủng bạn; họ có thể là những người lính Hải Quân, tuần dương bảo vệ bờ biển quốc gia và bảo quốc an dân trên vùng sông ngòi ngang dọc; họ có thể là những người lính Bộ Binh của các Sư Đoàn 1, 2, 3, vùng địa đầu giới tuyến, hay Sư Đoàn biên phòng Biệt Động Quân đèo heo hút gió. Họ có thể là những Sư Đoàn Trừ Bị Chiến Lược như Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh Chiến Đấu, hoặc Quân Cảnh, hoặc tiểu đoàn địa phương hay nghĩa quân.Tuy đa dạng, nhưng tất cả các quân binh chủng chỉ là Một Sức Mạnh của quân lực VNCH.

Bài hát hợp ca Cô Gái Việt, do các phu nhân SVSQ trình bày, nói lên sự có mặt rất cần thiết của người Phụ Nữ Việt Nam trong bôí cảnh chiến tranh của đất nước. Họ góp tay tạo dựng một hậu phương vững chắc làm an lòng các chiến sĩ nơi tuyến đầu lửa đạn. Người Phụ Nữ Việt Nam dịu dàng đằm thắm nhưng dũng cảm bền gan, khổ cực gian nguy nhưng vẫn hiên ngang chịu đựng, hoặc uy nghi chỉnh tề trong bộ quân phục Nữ Quân Nhân, hoặc thướt tha trong tà áo dài, nhưng họ đều là những người quán xuyến tề gia, góp sức đồng tâm tô thắm giang sơn VN.

Ba bài hát kế tiếp, Tâm Sự Người Lính Trẻ, với SVSQ Trấn văn Tây, Biển Mặn với SVSQ Nguyễn Đức Thành, và Nó Và Tôi, với SVSQ Nguyễn văn Vinh, nói lên một nét rất đời của người lính, đó là viết thư tình cho người em gái ở phương xa, vì tình yêu là một phần đời của người lính. Một phần đời khác là băng rừng vượt suối hành quân vào những vùng khốc liệt của cuộc chiến để chiến đấu dũng cảm chặn bước chân địch quân. Máu của người lính VNCH đã đổ xuống chiến trường, xương thịt đã vùi sâu trong lòng đất Mẹ. Đó cũng là khi nhận được thư của người bạn Nó, lại là thư báo tử của đồng đội mình.

Bài hát hợp ca, Thề Không Phản Bội Quê Hương, do các SVSQ và các phu nhân trình bày, nói lên tấm lòng đối với Quê Hương trước sau như một, dù Đồng Minh Hoa Kỳ đã quay lưng với VN, dù Sài Gòn bị cưỡng chiếm, dù người lính VNCH bị hy sinh, bị vào tù cải tạo, hoặc bị lưu lạc nơi quê người. Họ vẫn tìm đến với nhau, họ vẫn chống Cộng Sản dưới mọi hình thức, họ vẫn khoác chiến y, và sẵn sàng lên đường cho tiếng gọi của non sông.

Hai bài hát kế tiếp, một bài tù ca, Sai Gòn Vui Khi Các Anh Về, với SVSQ Trương văn Tám, vì "Saì Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời", nhưng, tôi hứa tôi sẽ trở về, để đòi lại quê hương đã mất. Bài kế tiếp là bài hát cho người Thương Binh VNCH, Giữa Quê Người Tôi Viết Tên Anh, với SVSQ Lưu Hoàng Bách. Họ là những người đồng đội năm nào mà anh em không bao giờ quên họ. Họ đang lê kiếp sống nhọc nhằn, lầm than và nghèo khổ ngay trên quê hương mình. "Người ta có thể mang tôi ra khỏi Quân Đội, nhưng họ không thể mang quân đội ra khỏi tôi!"

Và hai bài hát chót của chương trình là bài Việt Nam Tôi Đâu? và Anh Là Ai?, của nhạc sĩ Việt Khang, với SVSQ Ngô Hóa và Nguyễn Thanh Bình, nói lên một sự thật đang xảy ra cho Quê Hương VN, là VN thật sự còn hay đã mất vào tay Trung quốc? Và Tổ Quốc đang lâm nguy, nên thế hệ trẻ đang theo gót cha anh, đứng lên dành lại đất nước.

Có một phần phát biểu cảm tưởng của bà Phạm thị Minh Tuyết, tức là bà quả phụ SVSQ Nguyễn Khôi. Bà ca ngợi hình ảnh hào hùng của người lính VNCH trong lòng người dân VN. Họ rất đáng được tri ân, được vinh danh vì lòng kiên cường bất khuất. Họ là những chiến sĩ vị quốc vong thân, lưu danh chiến sử qua các chiến trận Mậu Thân 1968, chiến dịch Hạ Lào và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Họ là những đồng đội còn tìm về nhau để thắt chặt tình huynh đệ chi binh nơi hải ngoại, để mặc niệm người đã khuất, và để cầu nguyện cho những Đêm Hội Ngộ ngay trên Quê Hương khi vắng bóng Cộng Sản.

LỜI KẾT

Tấm lòng ta đã có với nhau bốn mươi năm trước. Chúng ta vẫn còn nhau bốn mươi năm sau. Tóc có thêm mầu sương gió, da có thêm nếp nhăn của thời gian, nhưng tấm lòng SVSQ 9B72 với nhau vẫn không phai lạt. Tình yêu Quê Hương cũng thế, luôn mãi không nhạt phai trong lòng người con dân Việt Nam, luôn mãi thôi thúc việc đáp lời sông núi, vì từ muôn đời, Quê Hương Việt Nam vẫn còn đó, vẫn đang đứng sừng sững và ngạo nghễ bên bờ Thái Bình Dương.

Lưu Kim Chi viết
Tặng Khoá 9B72 Thủ Đức và Đồng Đế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nghĩ tới con số khoảng 2,000 sòng bài trên toàn nước Mỹ, gồm cả những sòng bài ở Las Vegas và New Jersey, quý vị sẽ hình dung ra được sự cạnh tranh căng thẳng tới mức nào. Và Pechanga Resort Casino, nằm ngay ngoài Temecula, Calif. lại vừa mới được mang tên sòng bài #1 ngoài Las Vegas bởi độc giả tạp chí Newsweek. Tờ báo phát hành toàn quốc này đã mời độc giả xếp hạng những sòng bài 'top 10' 'ngoài Vegas' của mình trong một cuộc thăm dò ý kiến 'online'. Cuộc tranh đua bao gồm cả những cơ sở đánh bài tại các vùng lâu đời như Reno, Nev., Miền Nam, Đông Nam, Tây Bắc Thái Bình Dương cùng những cơ sở khác ở Nam Cali. Kết thúc thời gian bầu chọn dài-nguyên-một-tháng, Pechanga đã là kẻ chiến thắng sau cùng.
Ngày 16 tháng Hai, 2024 – Năm Giáp Thìn đã đến! Để đảm bảo trái cây họ cam quýt mà quý vị tặng người thân trong dịp Tết Nguyên đán này là hiện thân của phúc lộc, may mắn và thịnh vượng, Chương Trình Phòng Chống Sâu Bệnh & Dịch Bệnh Gây Hại Giống Cây Cam Quýt (CPDPP) đề nghị các biện pháp thực hành tốt nhất sau đây để bảo vệ giống cây cam quýt quý hóa của California trong nhiều năm tới.
Hội Chợ Tết lần thứ 42 Với chủ đề “Long Vân Hội Ngộ” do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tưng bừng trong ba ngày từ thứ Sáu ngày 9 đến Chủ Nhật ngày 11 tháng 1 năm 2024 tại OC Fair & Event Center hàng chục ngàn người tham dự.
Trên Đại Lộ Bolsa (Đại Lộ Trần Hưng Đạo) vào sáng Thứ Bảy ngày 10 tháng 2 năm 2024 nhằm ngày Mùng Một Tết Giáp Thìn , hàng ngàn đồng hương về từ khắp nơi đã tham dự cuộc diễn hành Tết do Thành Phố Westminster tổ chức. Như quý đồng hương đã biết, Diễn Hành Tết là một truyền thống của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Little Sài Gòn, Nam California đã có hơn 20 năm qua nhằm mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc tại quê người.
Tết Giáp Thìn năm nay, theo dương lịch, nhằm ngày thứ Bảy 10/2. Cuối tuần qua có những sinh hoạt văn hóa châu Á tại các thành phố San Francisco, San Jose, Oakland ở miền bắc California, là những nơi có đông người Việt sinh sống. Sau mưa giông kéo dài đã có nắng lên nên từ đêm giao thừa và trong hai ngày đầu năm nhộn nhịp với sinh hoạt đón Tết...
Năm nay Mồng một tết Giáp Thìn là ngày 10 tháng Hai dương lịch. Trong nền văn hoá Việt Nam, rồng chiếm một vị trí đặc biệt , bởi vì theo truyền thuyết thì chúng ta là con cháu của tiên nữ Âu cơ và Lạc Long Quân, chúa tể loài rồng. Với một người mẹ tiên, dân tộc ta là một dân tộc có nhiều ước mơ. Chúng ta mơ ước gì? Chúng ta mơ ước tự do––tự do trong tư tưởng và trong cuộc sống. Vì tổ tiên ta là rồng, chúng ta là những con người tràn đầy sức mạnh và nhiệt khí. Vậy chúng ta dùng sức mạnh trong nhiệt huyết của mình để làm gì? Để cam chắc nền tự do cho chúng ta và cho mọi người khác.
QUẬN CAM (VB-Phan Tấn Hải/Nguyễn Thanh Huy) – Cư dân Việt tại Quận Cam đã đón Tết Giáp Thìn 2024 tưng bừng, đông như chưa bao giờ đông như thế. Đường phố trong khu vực Little Saigon liên tục kẹt xe từ một tuần trước giao thừa, như dường người Việt từ khắp thế giới rủ nhau tới Quận Cam mừng Tết 2024. Khí hậu thời tiết cũng chiều lòng người: một tuần trước Tết Nguyên Đán là mưa xối xả, và 3 ngày trước giao thừa là nắng ấm suốt ngày: may mắn, Diễn Hành Tết ngày mùng một, và cả 2 Hội Tết trong các ngày Thứ Bảy 10/2 (mùng một) và Chủ Nhật 11/2/2024 (mùng hai) đều thành công vang dội...
Trong buổi họp báo 8 tháng 2 2024 của EMS, một số ứng cử viên quan trọng cho chức vụ thượng nghị sĩ liên bang đại diện California có dịp trình bày thông điệp bầu cử của mình.
Bên cạnh công việc chính trên hãng, mỗi cuối tuần tôi thêm nghề “gõ đầu trẻ”, trở thành cô giáo của trường Việt Ngữ Suối Mở ở thành phố Offenbach, gần thành phố Frankfurt, Đức. Trường do Hội Văn Hóa Việt Nam 2000 thành lập năm 2000. Thật là một tình cờ lý thú, tách tên Offenbach thành hai phần, theo nghĩa tiếng Đức: Offen là mở, Bach là suối. Thế là trường Việt Ngữ được kèm theo chữ Suối Mở. Bên dòng suối tươi mát, có ngôi trường mở rộng cánh cửa đón tiếp những người đến với nhau trong tình thân ái, những người yêu ngôn ngữ Việt, yêu văn hóa Việt...
Từ trong cánh gà trên sân khấu của ngôi chùa lớn ở Montreal, hai con lân vàng và đỏ đang vươn mình dài, lấy đà nhẩy lên thật cao để với chiếc gói đỏ, món tiền thưởng lên đến cả ngàn dollars canadiens, do những nhà hảo tâm cúng dường cho nhà chùa, được treo trên một cây tre cao như một thách thức, xem đội lân nào sẽ cuỗm được món tiền ấy; rốt cuộc thì bất kể đội nào thắng, số tiền thưởng ấy cũng sẽ được trao cho nhà chùa, đây chỉ là một trong những màn đột phá ngoạn mục thu hút sự tham gia đông đảo của những người đi chùa, ngoài ra cũng là màn văn nghệ đặc sắc cho những kẻ thích cá độ hơn thua thử vận vào ngày đầu năm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.