Hôm nay,  

Tưởng Niệm Tháng Tư Đen Black April Tại UCLA

01/05/201200:00:00(Xem: 8010)
Ngày 26 tháng Tư năm 2012 vào lúc 6:30 chiều, Liên Đoàn Sinh Viên Việt Nam tại đại học UCLA đã cử hành một buổi lễ kỷ niệm ngày 30-4-1975, mất miền Nam vào tay Cộng Sản 37 năm trước. Buổi lễ đã được tổ chức khá long trọng và cảm động với tất cả nghi thức như chào Quốc Kỳ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa với ban đồng ca là các sinh viên trong ban Awechords; và cảm động nhất là tất cả các em sinh viên đều trong trang phục mầu đen để tang cho ngày Black April.

Nhóm Awechords được thành lập vào năm 2006, là một nhóm Liên Á Châu Acapella tại University of California tại Los Angeles, ban đầu được biết với tên "Nhip Am" là ban hợp xướng cho Đêm Văn Hóa Việt Nam. Sau đó Awechords đã trở thành ban đa dân tộc, bao gồm cả các sinh viên Nam Hàn, Trung Hoa, và những người không nguồn gốc Á Châu. Tất cả đã kết hợp lại thành ban hợp xướng Awechords vào năm 2010.

sv_ucla_tuong_niem_30_thang_4__1__nho

Các diễn giả: (từ trái sang phải) Bà BS Saeromi Kim, các anh Thụy Châu, Phạm Gia Đại, và Jonathan Trần.
Buổi lễ kỷ niệm Black April ngày 26-04-2012 đã quy tụ được gần hai trăm sinh viên, hiện đang theo học tại trường đại học UCLA cùng quan khách và gia đình.
Liên Đoàn Sinh Viên Việt Nam (The Vietnamese Student Union: VSU) được thành lập năm 1977, là tiếng nói chính thức của tất cả sinh viên Việt Nam tại đại học UCLA, nhằm cổ vũ cho sự phát triển và bảo tồn văn hoá, giáo dục, chính trị và xã hội cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Mục tiêu của VSU là phục vụ cộng đồng trong khuôn viên đại học và cả bên ngoài trường học, trong những chương trình có giá trị hầu giúp cho sinh viên nhận biết và phát triển tài năng kinh nghiệm của mình để trở thành những người lãnh đạo trong tương lai và giúp cho VSU tăng trưởng và củng cố chỗ đứng của mình trong cộng đồng.

Ban tổ chức của ngày 26-04-2012 bao gồm anh Diệu Huynh (chủ tịch), cô Tammy Mac (phối trí viên truyền thông và MC), Jack Ly (phối trí viên về ngân quỹ), An Bùi (phối trí viên về thực phẩm), Franklin Bùi (phối trí viên về địa điểm), Jesse Cao (phối trí viên kỹ thuật), Tom Bùi, Bryan Lương, và Danson Lee (phối trí viên dã ngoại), và David Trinh, Serena Le (tình nguyện viên).

Các diễn giả được mời gồm có các anh Châu Thụy, một cựu thuyền nhân, một kỹ sư và nhà phác thảo chữ (caligraphy) tài ba, Jonathan Trần, một program nanager của SEARAC, Phạm Gia Đại, một cựu tù nhân chính trị, và bà bác sỹ tâm lý trị liệu Saeromi Kim thuộc Chương Trình Tư Vấn và Tâm Lý Trị Liệu của đại học UCLA

Các diễn giả đề cập đến nguồn gốc di dân của mình, những cố gắng của bản thân để có được một mảnh bằng ngõ hầu vươn lên trong cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, và sự hội nhập của mình vào giòng chính như thế nào; về cuộc chiến tranh Quốc-Cộng 1954-1975, những thảm họa mà Cộng Sản đã đưa lại cho đất nước Việt Nam kể cả hàng triệu người đã bị tù đầy sau khi Saigon sụp đổ, và những tâm lý bất thường đã xẩy ra cho một số người Việt di dân sang Hoa Kỳ.

sv_ucla_tuong_niem_30_thang_4_nho

Quan khách mời và các sinh viên chụp chung một tấm ảnh lưu niệm.
Theo VSU, trong những năm đầu của thập niên 1970, một làn sóng di tản từ Cambodia, Laos và Việt Nam đến Hoa Kỳ vì nạn diệt chủng, vì những xáo trộn chính trị trong những vùng đất này và vì cuộc chiến tranh tại miền Nam Việt Nam. Tổng số 1,146,650 người Đông Nam Á đã được tái định cư tại Mỹ trong những năm 1975-2002. Theo kiểm kê của Census 2002 ước lượng dân số trong cộng đồng đã lên tới khoảng 2 triệu người trên toàn quốc

Sau khi các diễn giả thuyết trình xong, VSU trình chiếu một tài liệu nhỏ Internship Video 10 phút phỏng vấn một số người Việt đến tỵ nạn ở Hoa Kỳ vào tháng 4-1975 lúc miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản hay là những thuyền nhân vượt biển đã đến được bến bờ Tự Do sau ngày Saigon sụp đổ, và những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam

Một cuộc mạn đàm ngắn giữa các nhóm trong cử tọa về cuộc đổi đời của mình từ Việt Nam sang Mỹ và ý thức của tuổi trẻ về những thử thách trong tương lai và mối liên hệ trong gia đình giữa nhiều thế hệ. Các bạn sinh viên trẻ cũng ý thức được vì sự áp bức bất công trong xã hội Cộng Sản nên cha mẹ các em đã phải bỏ nước ra đi và đó là lý do các em có mặt trên đất Mỹ hiện nay

Giáo sư Quyên Di tóm tắt lại các cuộc mạn đàm và buổi lễ đã được tiếp nối và kết thúc với mọi người quây quần thành một vòng tròn trong màn Đốt Nến Cho Ngày Black April để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân, các đồng bào, và các chiến sỹ VNCH đã thiệt mạng và hy sinh trong cuộc chiến Quốc-Cộng đã kéo dài hơn hai thập niên 37 năm trước

Buổi lễ tối ngày 26-04-2012 diễn ra trong vòng ba tiếng đồng hồ, tuy ngắn ngủi nhưng đã nói lên được tấm lòng đáng trân trọng của các em sinh viên Việt Nam trẻ trong lứa tuổi hai mươi, các em đều sinh ra sau ngày Saigon sụp đổ tại miền Nam VN, hay sinh ra và lớn lên trên đất nước tự do Hoa Kỳ, nhưng vẫn nhớ về quê hương và mong ước cho quê hương mình sớm được hưởng tự do dân chủ và có một đời sống xứng đáng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phạm G. Đại

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.