Hôm nay,  

Người Việt Và Nem, Phở Ở Châu Phi

23/02/201200:00:00(Xem: 8454)
Người Việt Và Nem, Phở Ở Châu Phi

buivanphu_20120215_nguoivietchauphi_h01_thanhpho-large-contentĐại lộ dẫn vào trung tâm thành phố Abidjan (ảnh Bùi Văn Phú).

Bùi Văn Phú

[Đây là bài thứ nhì trong ba bài về chuyến du lịch Ghana và Côte d’Ivoire của tác giả với những gặp gỡ, tiếp xúc đầy bất ngờ và thích thú. Đơn vị tiền trong bài là franc dùng tại các nước nói tiếng Pháp ở miền tây châu Phi, 1USD = 500 franc CFA]
Rong chơi Abidjan tôi đi qua một rạp xi-nê mang tên quen thuộc như ở Sài Gòn: Rex. Vào một quán có bàn ngoài hiên bên cạnh, gọi li cà-phê sữa nóng, ăn bánh croa-săng quyệt bơ và mứt trái cây. Ngày ở quê nhà, con nhà nghèo nên tôi chẳng có cơ hội vào những quán ở trung tâm thành phố uống cà-phê, ăn sáng mà chỉ đi dạo chơi lề đường, ăn bò bía trước bưu điện hay vào Khai Trí đọc cọp sách. Sau bao năm xa cách quê nhà hôm nay nhìn quanh đây sao giống như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do năm nào. Abidjan được gọi là Petit Paris của miền tây châu Phi. Có lẽ đúng. Cũng như Sài Gòn từng được gọi như thế của miền Viễn Đông.
Thành phố nhiều bóng cây xanh, bin-đinh cao tầng với kiến trúc tân kì. Gần toà nhà kim tự tháp có ngân hàng CitiBank bên cạnh những cửa hàng quần áo, túi xách, mỹ phẩm. Đông người qua lại trên phố, âu phục có, trang phục địa phương cũng có, nhiều người mặc áo trắng dài, đội nón trắng theo phong tục Hồi giáo. Phụ nữ váy dài như tu-nic hay quấn sà-rông mầu sắc rực rỡ, đẹp mắt. Giữa buổi sáng của một ngày trong tuần nhưng tôi thấy nơi đây mang vẻ tưng bừng, nhộn nhịp lạ thường. Hay tại hai năm qua sống ở một tỉnh nhỏ hiu quạnh, thiếu điện nước, nay có dịp du lịch thành phố lớn nên cho tôi cảm nhận như thế?

buivanphu_20120215_nguoivietchauphi_h02_khubuonban-large-contentKhu buôn bán bên đường (ảnh Bùi Văn Phú).

Uống cà-phê xong, qua bưu điện mua bưu thiếp gửi cho bạn bè phương xa. Mở xem niên giám điện thoại tìm tên người Việt. Họ Nguyễn có 5. Họ Trần 4 và Phạm 3. Không ai họ Bùi. Tìm nhà hàng bán thức ăn Việt có dăm bảy cái, tên Việt cũng có mà tên Pháp cũng có. Tôi ghi địa chỉ vài tiệm ở khu Plateau để dễ tìm đến khi đói.
Sau khi viết thư, gửi bưu thiếp xong, tiếp tục lang thang. Trời nắng nóng nhưng nhờ đường phố nhiều cây xanh bóng mát nên tôi thư thả đi bộ được lâu.
Boulevard de la République tràn ngập người đứng đón xe buýt vì đang là giờ tan sở giấc trưa. Nhìn những chuyến xe táp vào bến liên tục tôi thấy hệ thống chuyên chở công cộng ở đây rất hữu hiệu. Cứ đôi ba phút một chuyến, xe nào cũng đông khách đứng ngồi chen chúc. Bên đường nhảy múa sắc mầu của trang phục. Trong đời, ngoại trừ vài lần xem diễn hành dịp lễ hội ở Togo, có lẽ tôi chưa bao giờ thấy đường phố ở đâu rực rỡ đẹp như nơi đây. Những thiếu nữ, những thanh niên mặc y phục mang đặc tính địa phương nhiều mầu sặc sỡ, nổi bật.

buivanphu_20120215_nguoivietchauphi_h03_denthohoigiao-large-contentĐền thờ hồi giáo ở Abidjan (ảnh Bùi Văn Phú).

Tôi ghé vào một trạm xe, đưa địa chỉ hỏi thăm tìm đường đến nhà hàng Le Dalat, 12 Rue Paris-Village. Một thanh niên chỉ hướng cho biết cũng gần đây, có thể đi bộ.
Theo lời chỉ đường, vào lại khu thương mại chính. Đi ngang Trung tâm Văn hoá Pháp thấy nhiều biểu ngữ, bích chương quảng bá cho thảo luận, diễn kịch, chiếu phim về Victor Hugo nhân dịp kỉ niệm 100 năm húy nhật đại văn hào Pháp. Tôi ghé xem có gì lạ nhưng đang giờ nghỉ trưa nên trung tâm đóng cửa.
Ngoài sân nhiều người ngồi bên bậc thang và ghế dài trên sân cỏ ăn trưa. Tìm bóng mát dưới một tàn cây để dừng chân, dò lại địa chỉ nhà hàng. Hỏi một người xem còn cách bao xa, anh cho biết cũng gần thôi.

Rời trung tâm văn hoá, đi vài chục bước thấy một nhà hàng Việt, nhưng không phải tiệm đang muốn đến. Tên Kim Hoa thật to trên bảng hiệu đập vào mắt. Dưới là tủ kính bày nhiều chậu hoa che khuất phía trong. Vì đã đói nên tôi vào tiệm này thay vì tiếp tục đi tìm nhà hàng Le Dalat.
Bước vào trong. Người đàn ông đang ngồi ở quầy bán rượu ra đón đưa tôi vào một bàn. Lối trang trí vừa mang vẻ Việt Nam, mấy búp bê thiếu nữ đội nón lá; vừa vẻ Nhật, những chậu bonsai và vừa có nét Trung Hoa là tranh sơn thuỷ. Tờ thực đơn thuần món Việt: phở, hủ tiếu, các món rau, món sào nhưng giá khá đắt so với lương tình nguyện của tôi.
Tôi gọi tô hủ tiếu, 1400F và nước đá lạnh. Quán có dăm bảy khách. Nghe những người làm việc nói tiếng Việt, tôi biết là gia đình người miền Nam.
Người hầu bàn da đen bưng ra tô hủ tiếu nóng hổi. Nước trong, bánh trắng đục lờ lờ, phiá trên có hai con tôm trắng hồng, vài miếng thịt, ít cải bắc thảo vàng, lác đác mấy cọng hành xanh trông đẹp mắt. Như thế là đầy đủ hương vị quê nhà nơi đất châu Phi xa xôi.
Ngon. Nhưng giá hơi đắt. Khi trả tiền tôi hỏi thăm và được biết tiệm mới mở được gần hai năm.
Chiều đón xe buýt qua khu Cocody. Theo sách hướng dẫn du lịch khu này có ngôi chợ nổi tiếng với nhiều trái cây nhiệt đới và những gian hàng bán đổ kỉ niệm bằng ngà, đá và đồng.

buivanphu_20120215_nguoivietchauphi_h04_tuongdong-large-contentCặp tượng đồng là đồ kỉ niệm tác giả còn giữ (ảnh Bùi Văn Phú).

Xe dừng ngay trước chợ. Vừa bước xuống tôi đã bị một đám bạn hàng lôi kéo chào mua. Biết tôi là du khách, vì da vàng, nên ai cũng muốn kéo vào quầy hàng của họ để giới thiệu những món quà kỉ niệm. Tôi không ghé ngay mà rẽ vào nơi bán trái cây, rau cải. Nhiều nhất là soài cát chín. Bên cạnh có măng cầu xiêm vỏ có gai, đu đủ vàng, roi hồng. Tôi mua bốn trái roi vì từ ngày rời Việt Nam chưa được ăn lại và một trái soài, tất cả 200F.
Trở lại nơi bán đồ kỉ niệm lại bị níu kéo bởi năm bảy người bán. Chung quanh thấp thoáng có du khách Pháp, Nhật, Đức cũng đang bị mời mua hàng. Vô số đồ kỉ niệm bày bán la liệt dưới đất, trên kệ và dọc theo hành lang. Tôi chỉ muốn mua đồ đá hay đồng ở đây vì tay nghề mỹ thuật cao hơn những nước khác. Đồ ngà voi không biết thật giả và bị cấm mang vào Mỹ nên tôi không muốn mua.
Đi mua hàng ở đây, cũng như ở các nước chung quanh, là phải biết trả giá. Nghệ thuật này tôi học được từ ngày đến Togo làm việc. Hỏi giá một vài mặt nạ gỗ và tượng đồng hợp ý, người bán hàng ra giá từ 12,000F đến 20,000F. Du khách phương Tây thường không quen mặc cả nên trả giá cao. Nhất là mua đồ kỉ niệm mà trả một nửa là coi như hớ rồi, trả một phần ba có khi vẫn còn cao.
Một tượng đồng ông lão đang chơi nhạc cụ được ra giá 15,000F. Tôi trả 3,000. Người bán phân trần làm sao có thể bán một tượng to và đẹp thế này với giá đó. 14,000, anh ta xuống giá. Tôi lắc đầu. Giá chót 13,000. Người bán hàng xuống giá một lần nữa. Bỏ đi. Anh ta kéo lại. Giá chót của anh là bao nhiêu? Tôi trả 3,500. 12,000 là giá chót, chót, chót. Anh nhấn mạnh. Bỏ đi lần nữa. Người bán hàng nắm tay kéo lại, lấy tượng đặt vào tay tôi, kèm theo một câu: 10,000 tôi bán ngay, giá này rẻ nhất chợ. Tôi nhất định từ chối rồi qua một gian hàng khác. Như thế là không thể mua được tượng với giá 3,500F.
Qua nhiều quầy hàng, mặc cả tới lui tôi mua được ít món quà kỉ niệm. Hai tượng đồng cao 30 phân là một người đàn ông săn bắn và một phụ nữ phơi ngực đội thúng ra chợ rất đặc thù châu Phi, giá 8,000F. Thêm ba sâu chuỗi bằng đá giá cũng 8,000F sau khi trả giá từ 21,000F.
© 2012, 1985 Buivanphu.wordpress.com

buivanphu_20120215_nguoivietchauphi_h05_buuanh-large-contentThành phố Abidjan nhìn từ trên cao. Bưu ảnh năm 1985.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.