Hôm nay,  

Hoa Thịnh Ðốn: Nhớ Huế, Mùa Hoa Ðào 2011

05/04/201100:00:00(Xem: 5551)

Hoa Thịnh Ðốn: Nhớ Huế, Mùa Hoa Ðào 2011

nho_hue_nho_hue_2-large-contentHình ảnh Ngày Nhớ Huế, từ vùng Hoa Thịnh Ðốn.

Tuyết Mai

Có không biết bao nhiều câu thơ, dòng nhạc ca tụng Huế, “Huế đẹp, Huế thơ, Huế mơ, Huế mộng, Huế yêu kiều diễm lệ, hàm tiếu và thanh tân…” dù tản mát chân trời gốc bể nào, Huế với biết bao kỹ niệm êm đềm dấu yêu với Sông Hương, Núi Ngự… vẫn mãi mãi trong tâm tư người dân xứ Huế. Khoảng bảy trăm đồng hương đất Thần Kinh thơ mộng từ nhiều nơi ở Hoa Kỳ và thế giới đã nô nức về dự ngày “Nhớ Huế Mùa Hoa Ðào 2011”. Chương trình gồm ba ngày, 2 Tháng 4, du thuyền trên sông Potomac ở DC. Ngày 3 Tháng 4, Ðại Hội vào lúc 12 giờ trưa ngày 3 Tháng 4, 2011 tại Fairview Park Marirot Hotel ở Falls Church , VA. , và 4 Tháng Tư du ngoạn Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn và tiệc chia tay ở Nhà Hàng Harvest Moon lúc 7 giờ chiều. 

Ðây là lần đồng hương Huế có dịp gặp lại, sau “Nhớ Huế năm 2005”. Khung cảnh thật nhộn nhịp vui tươi, nhưng cũng rất thiết tha, trang trọng và cảm động. Trên sân khấu có hình ảnh con đường tình sử NguyễnTrường Tộ với Trường Quốc Học và Trường Ðồng Khánh, là hai nơi đã đào tạo biết bao nhân tài cho nước Việt. Trong khung cảnh ấm cúng thân thương này, nhiều đồng hương Huế cảm thấy như đang trở về Huế, trở về mái trường xưa, gặp lại bạn bè cũ, một thời mi tao răng rứa …của ba bốn mươi năm trước.

Mặc dầu đã đến giờ khai mạc, hai MC Tăng Quốc Ái và Tôn Nữ Trang Thanh kêu gọi nhiều lần, xin quan khách ổn định chỗ ngồi, chuẩn bị trang nghiêm làm lễ chào Quốc Kỳ, nhưng niềm vui hội ngộ tràn trào sau bao năm xa cách, đã quyến rũ đồng hương Huế tiếp tục chụp hình lưu niệm, tiếp tục bắt mặt mừng, cười nói xôn xao, thăm hỏi, nhắc nhớ những kỹ niệm dấu yêu, những làng xưa quê cũ còn in sâu trong ký ức.

Lễ chào quốc kỳ vô cùng trang nghiêm, bên trái sân khấu là những cựu học sinh trường Quốc Học, bên phải là các cựu nữ sinh trường Ðồng Khánh trong đồng phục áo dài màu hoa đào. Sau đó khoảng hơn ba mươi cựu học sinh Quốc Học và cựu học sinh Ðồng Khánh bước lên sân khấu. Ðứng giữa, Bà Võ Thị Nguyệt, Trưởng Ban Tổ Chức có vài lời chào mừng quan khách. Bà cho biết ngày “Nhờ Huế năm 2005” chỉ có khoảng bốn trăm ngừơi tham dự, như “Nhớ Huế 2011” năm nay, con số người tham dự lên gần gắp đôi, khoảng bảy trăm người, vé bán đắc như tôm tươi. 

Nói về hai trường Quốc Học và Ðồng Khánh bà Nguyệt hãnh diện “Nhắc đến trừơng xưa, đa số chúng ta là những cựu học sinh của hai trừơng Quốc Học và Ðồng Khánh, đến bây giờ chúng ta vẫn còn hãnh diện là học trò của hai ngôi trường thân yêu đó, nơi mà chúng ta đã được rèn luyện, được hưởng một nền giáo dục thật nhân bản và khai phóng. Ra trường rồi, những học trò đó nếu không phải là trai anh hùng, gái thuyền quyên thì cũng là những người nhân đức, hiểu biết, nghĩa khí trong mọi ngành nghề, được mọi người qúy mến, nể vì.”

Bà Nguyệt nói tiếp, “Huế, miền đất cằn cỗi không đủ sản xuất để nuôi những người con của Huế, thế nhưng Huế đã sinh ra không biết bao nhiêu người đã làm rạng rỡ cho Huế. Nhớ Huế, vọng cố hương, xa quê hương, thương nhớ trường xưa bạn cũ, xa Huế ba mươi mấy năm qua, ai trong chúng ta mà không âm thầm khóc tiếc nuối. Nhớ Huế là nhớ nhà, nhớ phượng vỹ và dòng sông Hương êm đềm với những sáng mù sương, nhớ đền đài lăng tẩm, nhớ lụt lội, nhớ tiếng mưa rơi trên tàu lá chuốí đong đưa ngoài khung cửa, hay nhớ tiếng ve sầu râm rang trong những chiều hè nắng gắt, nhớ tiếng trống tan trường và áo trắng tung bay trong những chiều lộng gíó, hay những buổi chiều đẹp trời đạp xe lên núi Ngự Bình ngồi ngắm bóng chiều đang tắt dần sau núi và nói chuyện tâm tình vẩn vơ.” 

“Thử tưởng tượng chúng ta đang chèo thuyền thả trôi theo dòng nước, ngắm nhìn ánh tà dương phản chiếu lấp lánh trên sông, tâm hồn ta nhẹ nhàng và thanh thản biết bao. Chúng ta không tách rời Huế ra khỏi cuộc đời của chúng ta được. Dù chúng ta làm gì, đi đâu, ở đâu chăng nữa,và nhất là tiếng nói Huế, âm hưởng đó đã là người Huế rồi. Không ai có thể quên được những hình ảnh của Huế, giọng nói Huế, những điều đó, những người đó chính là chúng ta đang ở đây. Họ là Huế và Huế là họ”.

Sau đó các cựu học sinh của hai trường Quốc Học và Ðồng Khánh, đồng ca bản “Thương Về Xứ Huế” của Minh Kỳ. Lời ca, tiếng nhạc êm dịu, tha thiết, đã gợi nhớ biết bao kỹ niệm luyến thương, yêu dấu ở quê nhà, đã gợi cho hằng trăm người thương về cố hương, nhớ về cảnh cũ, trường xưa, bồi hồi xúc động đến ứa lệ. Sau đó là tiệc trưa để mọi người có thì giờ hàn huyên, tâm sự, tiếp tục chụp hình lưu niệm. Hai màn ảnh lớn hai bên sân khấu chiếu nhiều phong cảnh Huế và cổ nhạc Huế thật đậm tình quê hương, vô cùng thơ mộng. 

Chương trình được tiếp tục với phần giới thiệu đồng hương tham dự do Kỹ sư Ngô Nẫm và Bà Xuân Lan Trưởng Ban Văn Nghệ phụ trách. Ðược biết có nhiều đồng hương từ nhiều nơi xa xôi trên thế giới về như từ Úc, Pháp, Canada, Ðức và từ hơn ba mười tiểu bang ở Hoa Kỳ về tham dự, trong đó có phái đoàn với hằng trăm người từ California, kế đến Florida, Texas…

Chương trình ca nhạc được tiếp nối với Hiếu Tâm, Hiếu Thuận, song ca bản “Trở Về Huế” của Văn Phụng. Ông Hoàng Trọng Hàn nói về những kỷ niệm Huế, về hai mái trường Quốc Học và Ðồng Khánh. Ông đọc lại những vần thơ trử tình, nhắc lại những địa danh gấm hoa của Huế như Gia Hội, Vỹ Dạ, An Cựu, Dốc Nam Giao, Bến Vân Lâu, Chợ Ðông Ba...còn ghi đậm trong tâm tư ngừơi dân xứ Huế tha hương. 

Với giọng ca độc đáo, cao vút, Ca sĩ Ngọc Hạ đưa khán giả về thăm lại Cố đô Huế qua những nhạc phẩm bất hủ như “Ai Ra Xứ Huế”, “Tiếng Sông Hương”, “Mưa Trên Phố Huế”…Nhóm đồng hương Huế ở Nam Cali thật đẹp với vũ khúc “Bài Thơ Huế” của Lê Mộng Nguyên. Ca sĩ Nguyên Khang tiếp tục chương trình với “Khúc Thụy Du”, “Xin Còn Gọi Tên Nhau”…Xuân Thưởng ngâm thơ “Giọng Huế” đệm bởi tiếng sáo Vũ Phương. Thái Ninh trong nhạc phẩm "Tiếng Nước Tôi”. 

Phần đặt biệt trong chương trình là hoạt cảnh “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, Chị Nguyệt Thu phụ trách, do nhiều đồng hương Huế từ nhiều tiểu ban như Cali, Texas, Florida… họp diễn. Mặc dầu các chị chỉ tập dợt trong một thời gian ngắn lúc về đây gặp nhau, nhưng đã dàn dựng cờ xí, trang phục rất quy mô, công phu, trình diễn rất sống động. Qua tài giới thiệu của chị Nguyệt Thu, vừa dí dỏm, vừa cảm động, khán giả theo dõi màn hoạt cảnh một cách say mê, thích thú và vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. 

Ngoài phần trình diễn rất xuất sắc của hai ca sĩ nổi tiếng Ngọc Hạ và Nguyên Khang, chương trình văn nghệ của “Nhớ Huế” rất phong phú, lôi cuốn khán giả với bài đồng ca của nhóm đồng hương Huế ở Florida trong đồng phục áo dài tím, qua nhạc phẩm “Hát Cho Quê Hương”, và màn vũ “Ðời Nở Hoa” do nhóm đồng hương Huế Nam Cali, rất xinh tươi. 

Cuối cùng Cựu Trung Tướng Lữ Lan, đại diện cho Ban Tổ Chức cảm tạ những người nhiệt tâm đóng góp và đồng hương tham dự ngày “Nhớ Huế Mùa Hoa Ðào 2011”. Ông nói " Hẹn hò Nhớ Huế thì bao giờ và ở đâu cũng sôi nổi, hào hứng, do bởi tình tự Sông Hưnơg, Núi Ngự lúc nào cũng đậm đà thấm thiết. Ðặc biệt sự thành tựu hôm nay hoàn toàn do nhiệt tình hưởng hứng của bằng hữu bốn phương, lặn lội về đây từ mịt mù xa tắp tận Úc Châu, Châu Âu cũng như toàn lục địa địa Bắc Mỹ.

Hơn bảy trăm quan khách từ khắp nơi đã mang theo về đây bấy nhiêu trái tim đầy ắp kỷ niệm. Kỷ niệm của một thời niên thiếu, mỗi sáng cắp sách đến trường, mỗi chiều qua về bến đò Thừa Phủ. Ðến tuổi dậy thì lại ruổi rong xe đạp qua Cầu Trường Tiền theo đàn cò trắng tóc thề gió bay. Ròng rã suốt mười một tháng, Ban tổ chức đã vận dụng năng khiếu sáng tạo hầu cống hiến cho bằng hữu và quan khách những nét đặc thù đa dạng của một nền văn hóa cổ truyền, từng được Liên Hiệp Quốc chọn vào di sản văn hóa thế giới”. 

“Ban tổ chức liên tiếp nhận được sự hợp tác của nhiều tài năng đơn lẻ và từ các câu lạc bộ văn nghệ Canada, California, Florida, Houston…cũng như các tiểu bang phụ cận Thủ đô HTÐ, góp phần diễn xuất cùng các danh ca thời đại, kết thành chương trình văn nghệ thật quy mô, chủ đề “Nhớ Huế Mùa Hoa Ðào 2011”.

“Với cuộc du thuyền trên Sông Potomac, BTC kỳ vọng mời quý khách mở hành trình về miền viễn mộng xa xưa, hòng lắng nghe tiềng ve sầu mùa Hạ, nhớ làn nước biếc sông Hương, ngắm rặng Hoa Ðào thơ mộng ven bờ, để tưởng nhớ đến màu phượng vỹ đỏ chói sân trường, báo hiệu Hè về, nhắc nhở ta những ân tình thuở học trò còn ghi lại trong tập lưu niệm, trao nhau khi chia tay ra trường.“

“Ngày mai đây đến lượt chúng ta vẫy chào tạm biệt xa nhau với phút bâng khuâng kẻ ở người đi khi tuổi đã về chiều, dẫu rằng tất cả chúng ta cùng chung mang dòng máu đa cảm của người sinh ra từ Núi Ngự Sông Hương, từng biết rằng niềm vui hội ngộ hay nỗi buồn xa cách cũng chỉ là những thi vị dễ thương của cuộc đời. Một lần nữa BTC xin chân thành đa tạ tấm thịnh tình của tất cả quan khách cũng như những nghệ sĩ, tài tử đã cùng nhau nhập cuộc hôm nay với con tim trìu mến, với tâm hồn nghệ sĩ, đã để lại đây những khúc ca, điệu hò vượt thời gian và cùng nhau đem về bao kỷ niệm êm đềm về cuộc hội ngộ.” 

Chương trình được chấm dứt vào lúc 6:30 chiều, mọi người ra về trong niềm vui chứa chan, được gặp lại bạn bè thân thương cùng trường, cùng quê trong một chiều Xuân thật êm đẹp, đã để lại trong tâm tư mọi người một kỷ niệm êm đềm, khó quên. Ai cũng mong được gặp lại nhau trong một ngày “Nhớ Huế” không xa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.