Hôm nay,  

Nói Chuyện Với Andrew Lam, Nhà Văn Giữa 2 Nền Văn Hóa

30/03/201100:00:00(Xem: 5663)

Nói Chuyện Với Andrew Lam, Nhà Văn Giữa 2 Nền Văn Hóa

andrew_lam_linh_phong_thuy-large-contentTừ trái: nhà báo Linh Nguyễn, nhà phê bình Đặng Phú Phong, nhà văn Trịnh Thanh Thủỵ

Từ trái: GS Kim Ngân, GS Lê Chính Long, GS Đỗ Lệ Hương.andrew_lam_ngan_long_huong-large-content

Nói chuyện xong, Andrew Lâm vừa mặc áo vừa đưa tay chào, để chạy kịp ra phi trường.andrew_lam_3_26_2011__40_-large-content

andrew_lam_3_26_2011__25_-large-contentHình ảnh trong buổi nói chuyện.

WESTMINSTER (VB) -- Buổi nói chuyện của nhà văn Andrew Lam tại Viện Việt Học đã cho thấy một số suy nghĩ điển hình của một thế hệ trẻ gốc Việt tại Hoa Kỳ, những cảm nhận và trải nghiệm về hội nhập và va chạm giữa các nền văn hóa dị biệt, và một hướng đi riêng của từng người trẻ -- bước vào một thế giới mới, khác nhiều với thế giới của ba mẹ họ.

Buổi nói chuyện đã thu hút nhiều giới quan tâm - nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, những người quan tâm về văn hóa Việt, cả những người muốn tìm hiểu về kinh nghiệm viết văn bằng tiếng Anh. Trong đó có một phụ nữ cho biết đã láí xe cả trăm dặm tới Quận Cam, dẫn theo cậu con trai vị thành niên vì muốn con mình có cơ duyên nghe chuyện Andrew Lâm.

Phần đầu chương trình là vấn đáp bằng tiếng Anh - có lẽ vì nhiều người trong hội trường Việt Học nghĩ rằng Andrew Lâm không nói được tiếng Việt. Và phần sau, vấn đáp bằng tiếng Việt, theo yêu cầu của người chủ tọa là Giáo Sư Lê Chính Long (mặc dù, chính Giáó Sư Long là người mở đầu bằng cách đọc bài giới thiệu bằng tiếng Anh, trong đó Giáó Sư cho biết ông và Andrew Lâm là xuất thân cùng trường UC Berkeley, và Giaó Sư quen cả hai họ nội ngoại của nhà văn họ Lâm).

Thực ra, Andrew Lâm không phải là người xa lạ trong văn giớị Một số bài viết của anh đã được dịch trên Hợp Lưu, Da Màu... trong những nỗ lực giới thiệu văn chương của tuổi trẻ Việt ở Mỹ.

Anh cũng không xa lạ trong giới đạị học: trong tháng trước, nghĩa là chỉ trong vòng có 4 tuần lễ, Andrew Lâm đi nói chuyện 18 lần ở các đại học, theo lời mời của các giới quan tâm về văn chương Mỹ (gốc Á).

Người MC của chương trình là GS Kim Ngân, mở đầu bằng cách nói rằng cuộc nói chuyện còn tập trung vào sự hàì hòa giữa hai nền văn hóa, "Sự Đối Mặt Giữa Đông và Tây" - nhan đề cuốn "East Eats West", một trong 2 cuốn sách của Andrew Lâm giới thiệu nơi Viện Việt Học. Cuốn kia là "Perfurme Dreams."

Hài hòa, hay hội nhập, hay xung khắc, hay bỏ bớt cái này để nhặt thêm cái kiả Cậu bé Andrew Lâm vào Mỹ năm 11 tuổi, học trường Mỹ với vốn liếng tiếng Anh kém cỏi... đã trải qua nhiều va chạm văn hóa dị biệt. Những xung khắc văn hóa đó, còn được anh kể rằng, ba mẹ muốn anh phảỉ học nghề bác sĩ, nhưng anh đã chuyển sang học văn chương. Và anh không ân hận gì. Cả gia đình anh, trong đó thân phụ anh là Tướng Lâm Quang Thi nổi tiếng là nghiêm khắc, sau này đã tự hào về anh.

Andrew Lâm cùng gia đình sang Mỹ năm 1975, đã về thăm Việt Nam 12 lần, đã đi hàng chục nước khác nhau hoặc để du lịch, hoặc trong nhiệm vụ nhà báọ Điều ít người biết, rằng Andrew Lâm là cháu của nhạc sĩ Tô Hải, một người viết blog nổi tiếng ở VN với các đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền.

Duyên khởi chuyện Andrew Lâm nói chuyện ở Viện Việt Học là do Giáo Sư Đỗ Lệ Hương, từng quan tâm về giáó dục tuổi trẻ Việt ở Mỹ, đã đọc sách Andrew Lâm và đã nhìn thấy nhu cầu rằng thế hệ trẻ gốc Việt nên đọc sách Andrew Lâm. GS Lệ Hương cho biết, buổi nói chuyện của Andrew Lâm còn được hỗ trợ bởi Poets & Writers, Inc. xuyên qua một cấp khoản nhận được từ hội bất vụ lợi James Irvine Foundation.

Andrew Lâm đã đọc trích đoạn từ 2 tác phẩm của anh. Và sau đó là phần hỏi đáp. Nhiều mẩu chuyện lý thú được nêu rạ

Andrew Lam kể về một bà ngoại, quan tâm về ông ngoạị đã quá cố chôn cất ở quê nhà từ lâu, và rồi chuyện thờ cúng thì, “không biết làm sao hương hồn có thể bay xuyên qua đại dương” để dự các lễ cúng.

Hay là chuyện Andrew Lam từ chỗ tiếng Anh bập bẹ, cho tới khi thông thạo và biết nói để cho bọn nhóc Mỹ phảỉ bật cườị

Hay là khi Andrew Lam kể là, truyền thống Việt Nam đã làm cậu bé không dám nhìn thẳng vào mắt thầy cô trong trường, nhưng vị giaó viên Hoa Kỳ trong lớp 6 đã dạy cậu bé Andrew Lam là phaỉ nhìn thẳng vào mắt thầy cô, vì không có gì phải giấu giếm... Vậy mà mất tới một năm, cậu bé Andrew Lam mới nhìn thẳng vào mắt thầy cô trong trường.

Không chỉ là chuyện hôäi nhập năm xưa mới vào Mỹ, những dị biệt văn hóa vẫn đang ảnh hưởng tới toàn xã hội qua nhiều hình thức, theo lời Andrew Lam. Thí dụ, anh nói rằng ở Việt Nam, bây giờ cái gì “cũng được làm, nhưng không được viết, còn ở Mỹ thì cái gì cũng được viết, nhưng không được phép làm.” Andrew Lam dẫn ra rằng, ở VN chuyện xấu xa gì trong xã hội cũng có thể làm mà thoát tội, nhưng hễ viết ra là có thể bị ghép tội chống phá chế độ. Còn taị Mỹ, như trường hợp nhà văn Vladimir Nabokov viết cuốn tiểu thuyết Lolita, trong đó một nhà văn trung niên đã yêu thương và làm tình với một cô bé 12 tuổi; nghĩa là viết thì OK, nhưng nếu làm thiệt ngoaì đời, là tòa án Mỹ sẽ phạt 30 năm tù liền.

Mở đầu vấn đáp là nhà văn Trịnh Thanh Thủy, hỏi bằng tiếng Anh, cũng thắc mắc về nỗi lo các con sẽ "lost identity" (căn cước đánh mất). Andrew Lam trả lời, cũng bằng Anh ngữ, rằng không nên nghĩ là đánh mất, mà nên nghĩ là phong phú hơn; rằng biên giới văn hóa linh động hơn là những gì người ta tưởng. Andrew Lâm kể rằng, khi học Yoga mới thấy rằng những người dạy không phải là các đaọ sĩ râu dài Ấn Độ, mà lạị là các thầy cô Mỹ trắng. Anh nói rằng, cũng như "phở," món ăn truyền thống việt Nam, đã vượt qua những hàng biên giới văn hóa, cũng như nhiều người Mỹ đã biết tới Phật Giáo qua Thiền Sư Nhất Hạnh...

Nhà phê bình Đặng Phú Phong và nhà báo Linh Nguyễn cũng nêu ý kiến về “căn cước văn hóa của giới trẻ.”

Trong khi đó, một khán giả nói rằng không có gì tuyệt vời hơn là tiếng Việt, và đề nghị Andrew Lam nên luyện thêm để viết văn bằng Việt ngữ, sẽ làm phong phú cho văn học Việt.

Tuy nhiên, Andrew Lam trả lời rằng anh không còn bao nhiêu thì giờ để luyện viết văn bằng tiếng Việt, vì anh không thích viết sáo ngữ truyền thống hay phải lặp laị dòng văn chương cũ, kiểu như “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoàì đường rụng nhiều...” Cho nên, nếu phảỉ viết bằng tiếng Việt, anh lạị phải tự khám phá kiểu viết riêng của mình, cũng như anh đã tự khám phá kiểu viết Anh ngữ riêng của anh.

Có 2 khán giả hỏi về tiến trình viết văn, và cả hai đều nói rằng họ có đam mê viết văn bằng tiếng Anh.

Andrew Lam trả lời rằng phải mất nhiều công phu, nhiều năm để tìm bút pháp riêng; trong trường hợp của anh, cơ may đi nhiều quốc gia trên thế giới đã cho anh những cảm xúc độc đaó, những cảm thông phong phú với mọi thành phần, và từ đó tìm riêng cho anh một lối viết riêng để trình bày thế giới dưới mắt nhìn của anh.

Andrew Lam khuyên rằng, trong khi luyện ngòi bút, nên tìm quen với các mạng lưới hỗ trợ những người cùng đam mê viết văn, và thành phố nào ở Hoa Kỳ cũng có các mạng lưới tương trợ hay giúp đỡ người mới viết cả.

Khi được hỏi về anh có thể viết gì để giúp cho phong trào dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, Andrew Lam nói rằng anh thấy là khó viết, vì tự cộng đồng mình ở đây cũng có vấn đề, “buồn cho cộng đồng vì chuyện chửi nhau, chụp mũ nhau nhiều quá... trong khi tuổi trẻ trong nước thì không biết nhiều về chính trị.”

Andrew Lam kể là từng gặp giới trẻ trong nước, được các em nói là bây giờ trong nước tựï do lắm, muốn làm gì cũng được, thì Andrew Lam nói nhưng “em có viết được là ghét Bác Hồ hay không, em có viết về đòi hỏi đa nguyên đa đảng được không"” thì người trong nước im lặng. Andrew Lam nói, “Cần cho tuổi trẻ biết thế naò là tự do thật... Ở VN tuổi trẻ có tự do đi quậy, nhưng không được phát biểu ý kiến.”

Giáo Sư Đỗ Thị Lệ Hương chỉ tay vào đồng hồ trên tường, rằng 5 giờ là phải chở Andrew Lam ra phi trường, về lại San Franciscọ Tuy nhiên, nhiều khán giả đã nài nỉ thêm vài câu hỏị

Một khán giả hỏi, “Andrew Lam có hãnh diện là người Việt Nam không, và khi có con có muốn con mình hãnh diện là người gốc Việt"”

Nhàvăn Andrew Lam nói, anh hãnh diện là người, những gì tốt thì hãnh diện và những gì xấu thì bỏ.... Còn con thì chưa có, nên không nghĩ gì về xa hơn.

Một khán giả nói rằng nên viết cho thế giới biết rằng Tàu Cộng đang lấn chiếm Biển Đông của VN, Andrew Lam đáp rằng đó là chuyện của cả cộng đồng, rằng ai cũng khuyên con đi học bác sĩ, trong khi cộng đồng lẽ ra nên bắt chước dân Do Thái để khuyến khích con trở thành nhà văn hay nhà đaọ diễn làm phim, và qua tác phẩm truyện hay phim mới thuyết phục cho cả thế giới bênh vực mình được.

Độc giả quan tâm, có thể vào xem http://newamericamedia.org, nơi Andrew Lam là chủ bút. Anh cũng có blog riêng, và có một trang trên mạng Facebook.

Độc giả có thể vào mạng Amazon.com để tìm mua các sách của anh, với từ khóa để tìm là “Andrew Lam.”

Nếu quan tâm về Việt Học, độc giả có thể tìm thêm ở:

15355 Brookhurst Street #222, Westminster, CA 92683

WEB: www.viethoc.org

Tel: (714) 775-2050

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.