Hôm nay,  

Tản Mạn Về Câu Chuyện Triết Học Của Tôi

29/01/201100:00:00(Xem: 4336)
Tản Mạn Về Câu Chuyện Triết Học Của Tôi

Đoàn Thanh Liêm
(Bài viết cho độc giả vào dịp Xuân Tân Mão 2011)
Hồi năm 1948-49, lúc còn đang theo học cỡ lớp 6 lớp 7 bậc Trung học ở xứ đạo Cát Đàm tại miền quê trong tỉnh Thái bình, tôi được một thầy dòng là Hồ Sỹ Thuyên nhận thấy tôi có khả năng học hành tiến bộ, nên đã gửi cho một bức thư ngắn khích lệ tôi cố gắng theo đuổi việc học, dù lúc đó cuộc chiến tranh đang tàn phá nhiều nơi tại miền Bắc Việt nam. Tôi vẫn còn nhớ thầy Thuyên viết trong thư có một câu như sau : “…Em nên cố gắng học tập, nhất là về môn ngoại ngữ, để sau này có thể tiến công vào thành trì triết học.” Mấy chữ “Thành trì triết học” này, tôi không bao giờ mà lại có thể quên được.
Lúc đó tôi còn ở tuổi 14 -15, mới tập tễnh ở năm đầu cấp trung học, lại giữa thời loạn lạc tản cư, nên tôi chỉ biết ghi nhận lời khuyến khích của một vị huynh trưởng như thế, và tiếp tục theo đuổi việc học tập của mình.
Vào năm 1950, tôi đọc báo xuất bản ở Hanoi, thì thấy có đăng đầu bài thi môn triết học trong kỳ thi Tú tài phần hai đại khái như sau : “ Vai trò của Tiềm thức đối với sáng tác của người thi sĩ”. Mẩu tin này càng kích thích óc tò mò của tôi về cái môn học, mà sau này khi bước lên đến lớp Đệ nhất để thi bằng Tú tài, thì tôi sẽ được học đến.
Năm 1950 -52, lúc tôi ở nhà với mẹ và theo học ở làng Hành Thiện, thì có dịp quen biết nhiều với anh Phạm Trác Lạc là bà con với anh Phạm Hữu Trác đều là bạn đồng hương với tôi cả. Anh Lạc lớn hơn tôi 5-6 tuổi, anh vừa học xong mấy năm Triết học tại một chủng viện thuộc giáo phận Thái bình, cùng lớp với người sau này rất nổi tiếng ở Canada, đó là linh mục Trần Tam Tỉnh. Hồi đó, anh Lạc đi dậy học tại một trường tiểu học tại làng Hạ Miêu lân cận, và ở trọ gần nhà tôi. Vì thế chúng tôi hay gặp gỡ nhau, và có nhiều dịp chuyện trò trao đổi về nhiều đề tài văn chương, lịch sử, thời sự chính trị…Anh Lạc hay kể cho tôi nghe về mấy triết gia nổi tiếng của thế giới như Socrate, Platon, Kant v.v… Tôi say mê theo dõi các chuyện anh kể, mặc dầu hồi đó tôi mới còn học ở lớp 9 lớp 10, thì vẫn chưa được học về môn triết học.
* Bài học khai tâm về Triết học
Năm 1952, tôi ra Hanoi theo học lớp Đệ nhị tại Trường Chu Văn An. Và năm 1953, sau khi thi đậu Tú tài phần một, thì được lên học lớp Đệ nhất ban Tóan. Lúc đó, tôi mới bắt đầu được học môn Triết học do Thầy Nguyễn Ngọc Cư giảng dậy. Thầy Cư rất tận tâm chỉ dẫn rành mạch cho chúng tôi về những khúc mắc trong môn học mới mẻ này. Vì là ban Toán, nên lớp chúng tôi chỉ học có phần Luận lý học (Logique), chứ không có học môn Tâm lý như ở ban Sinh ngữ. Đúng ra, chúng tôi được thầy Cư dậy thật kỹ lưỡng cho cái môn “Phương pháp luận của Khoa học” (Methodologie des Sciences).
Hồi đó, chỉ mới có một vài cuốn sách giáo khoa về triết học bằng tiếng Việt do linh mục Cao Văn Luận ở Huế biên sọan, nên để tìm hiểu thêm, thì tôi phải kiếm sách viết bằng tiếng Pháp để đọc. Vì tôi ở trọ chung với các anh Phan Sĩ Khôi, Nguyễn Ngọc Đĩnh học ban sinh ngữ, nên các anh có nhiều sách tiếng Pháp. Tôi say mê với các sách giáo khoa về Triết học của các tác giả Foulquie, Challaye và Cuvillier. Và nhất là cuốn sách của Foulquie dậy riêng về cách viết bài luận văn triết học (Dissertation philosophique). Nhờ tham khảo nhiều như vậy, mà tôi mới vỡ ra được nhiều cái hay, cái quyến rũ trong môn học mới lạ này.
Tôi rất tâm đắc với cái lối giảng của thầy Cư, khi thầy nhấn mạnh đến quá trình “ba bước để đạt tới sự hiểu biết khoa học : đó là Quan sát hiện tượng xảy ra, Đặt Giả thuyết về nguyên nhân của hiện tương đó, Kiểm chứng xem giả thuyết đó có chính xác hay không”. Rồi sau đó mới có thể đi tới một Kết luận chắc chắn được. Thầy còn minh họa bằng tấm gương thận trọng và kiên trì của nhà bác học Claude Bernard là người khai sáng ra nền nếp nghiên cứu y khoa hiện đại khởi sự vào giữa thế kỷ XIX ở Pháp. Gần đây, thì tôi lại được dịp biết đến công trình nghiên cứu rất sâu sắc của vị đại sư của thế kỷ XX, đó là Giáo sư Karl Popper dậy môn Luận lý và Triết lý của Khoa học tại trường Đại học nổi danh là London School of Economics.
Môn triết học đòi hỏi người học trò phải vận dụng cái khả năng trí tuệ để tìm hiểu, cả về chiều sâu của vũ trụ tâm linh của bản thân mỗi cá nhân, cũng như cả về những sự kỳ diệu trong xã hội loài người. Đúng như tên gọi của nó, trong ngôn ngữ Âu Mỹ, chữ Philosophy xuất phát từ tiếng Hy lạp gồm 2 chữ Phil và Sophia có nghĩa là “Yêu thích sự Khôn ngoan” ( Love of Wisdom). Và từ mấy ngàn năm nay, ở Đông phương cũng như ở Tây phương, con người đã xây dựng được cả một kho tàng đồ sộ về triết học, với bao nhiêu là sự đóng góp của các nhà tư tưởng kiệt xuất của nhân loại.
Có thể nói ngắn gọn rằng : Triết học giúp chúng ta có được một chân trời luôn mãi rộng mở, một viễn tượng tòan cầu, một tầm nhìn vũ trụ (an ever widening horizon, a global perspective, a cosmic vision). Nhờ đó mà nhân lọai chúng ta mỗi ngày một tiến bộ hơn mãi.
Vào miền Nam, thì tôi theo học Trường Luật, chứ lại không học ở Văn khoa là nơi có dậy về môn Triết học Tây phương và Triết học Đông phương. Tuy vậy, cũng có một vài lần tôi theo anh bạn Nguyễn Ngọc Diễm tới nghe giáo sư Pierre Ansart người Pháp dậy vế Triết học cho lớp Dự bị văn khoa Pháp (Propedeutique). Ông giáo sư này nói thao thao bất tuyệt với một sự bình tĩnh tự tin hiếm có, tôi nghe mà phục sát đất.
Thời đó, tôi cư ngụ tại cư xá sinh viên tại đường Nguyễn Thông có tên là Câu lạc bộ Phục Hưng. Cơ sở này do các linh mục Dòng Đa minh phụ trách. Tại đây có hai linh mục người Pháp mà chuyên dậy về Triết học, đó là các cha Alexis Cras và Bernard Pineau. Tại thư viện ở đây, thì có rất nhiều sách báo tiếng Pháp, nên sinh viên tụi tôi mặc sức mà tham khảo. Cũng tại thư viện này, cha Pineau còn mở các lớp dậy Triết học cho các bạn học thi Tú tài Pháp, nên chúng tôi còn có dịp nghe ông giảng bài với lối nói thật khúc chiết, rành rọt hấp dẫn. Lâu lâu, lại có các vị giáo sư khách ở bên Pháp sang diễn thuyết tại đây, hay tại trụ sở của hội Alliance Francaise, nên lớp sinh viên chúng tôi cũng được học hỏi thêm rất nhiều.
*Học thầy chẳng tầy học bạn.
Thời gian còn là sinh viên, thì tôi lại quen nhiều với anh Nguyễn Văn Trung mới du học từ bên Âu châu trở về. Anh Trung lúc đó đang dậy môn Triết học tại trường Chu Văn An Saigon. Anh có chiếc xe gắn máy và hay chở tôi đi chỗ này chỗ nọ. Chúng tôi có nhiều dịp chuyện trò trao đổi với nhau, anh bạn lại cho tôi mượn một số sách để đọc thêm. Nhờ vậy mà qua anh Trung, tôi lại học hỏi thêm được rất nhiều về chuyện triết học hiện sinh lúc đó đang rất thịnh hành ở Âu châu. Đặc biệt là các triết gia nổi danh như Jean Paul Sartre, Albert Camus lại hay dùng hình thức văn học thật là hấp dẫn như tiểu thuyết, kịch nghệ để trình bày suy nghĩ, tư tưởng của mình, nên quần chúng dễ tiếp thu thưởng ngoạn, hơn là cái lối viết sách trang nghiêm, cô đọng trong luận thuyết của các triết gia cổ điển trước đây.
Tôi rất tâm đắc với cái lối nhìn phóng khoáng của triết học hiện sinh, đặt trọng tâm vào sự tự do lựa chọn của mỗi cá nhân con người cho cuộc sống tại thế của mình. Cụ thể như Sartre đã nêu ra tính chất căn bản của cuộc sống, đó là “một dự phóng” (un projet) của mỗi con người chủ động lan tỏa ra giữa lòng xã hội, với đồng loại trong vũ trụ nhân sinh
Sartre còn viết một câu bất hủ, nguyên văn tiếng Pháp : “L’existence precede l’essence” (Hiện sinh có trước bản tính con người). Còn Camus thì định nghĩa : “L’homme est ce qu’il fait” (Con người là do hành động của họ mà ra). Và tôi cũng rất nhớ câu đối thoại trong tác phẩm của văn hào người Nga được giải Nobel về văn chương là Boris Pasternak trong cuốn Doctor Zhivago, câu đó như sau : “Cuộc sống của bạn là ở trong những người khác” (Votre vie, c’est dans les autres).
Sau này, tôi cũng quen biết với anh Lý Chánh Trung dậy Triết học ở Đại học Văn khoa. Và tôi cũng quen biết gần gũi cả với khá nhiều vị giáo sư nổi danh khác nữa cũng dậy Triết học như các linh mục Bửu Dưỡng, Trần Văn Hiến Minh, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Ngọc Lan... Còn riêng anh bạn Hoàng Sĩ Quý cùng học ở Chu Văn An Hanoi trước năm 1954 với tôi, thì khi vào Nam lại đi tu làm linh mục Dòng Tên và chuyên nghiên cứu về Triết học Ấn độ từ bên Pháp về nữa.
Qua sự quen biết gần gũi thân tình lâu năm với giới giáo sư này, mà tôi cũng tiếp thu được nhiều sự hiểu biết hơn nữa về triết học, mặc dầu tôi không có chủ tâm theo học môn này như các bạn học tại Đại học văn khoa thời đó. Thật là đúng như dân gian vẫn thường nói : “Học thầy không tầy học bạn” là như vậy đó.
*Triết học của Luật pháp.

Sau khi tốt nghiệp từ trường Luật năm 1958, tôi đi làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp cho Quốc hội Việt nam thời Đệ nhất cộng hòa. Việc của tôi chủ yếu là sưu tầm nghiên cứu về các vấn đề pháp luật cho văn phòng Quốc hội, nên phải dành hầu hết thời gian vào việc phân tích các văn bản luật pháp và góp ý kiến cho các vị dân biểu về những dự án và dự thảo luật được đệ trình cho Quốc hội cứu xét. Tôi làm việc dưới quyền của Ông Lê Vân Nham là người đã tốt nghiệp khóa đầu tiên của Đại học Luật khoa Hanoi vào giữa thập niên 1930, cùng lớp với các luật sư Vũ Văn Hiền, Vũ Văn Huyền, Phan Anh...Ông Nham lại là em ruột của bà Khái Hưng là nhà văn trụ cột của nhóm Tự Lực Văn Đoàn hồi trước 1945. Nhờ mấy năm làm công việc nghiên cứu luật pháp như vậy, mà tôi đã có dịp trau dồi nghiệp vụ chuyên môn của mình rất nhiều. Điển hình như trong việc soản thảo một dự luật nào, thì cần phải nắm vững cái tinh thần của luật đó được đặt trên cơ sở của tư tưởng nào, triết học nào, quan điểm luân lý nào…
Năm 1960 - 61, tôi được cơ quan cử đi du học tu nghiệp tại văn phòng Quốc hội Mỹ tại thủ đô Washington DC. Tại đây, tôi được tập sự tại cơ sở “Tư liệu Lập pháp” (Legislative Reference Service LRS) thuộc Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress LOC), dưới sự chỉ dẫn của các chuyên viên phân tích luật pháp (legal analyst) vào loại hàng đầu của nước Mỹ thời đó.
Đồng thời, vào buổi chiều tối tôi cũng theo học tại trường Luật của Đại học George Washington University. Tại đây, tôi theo học hai lớp về “Soạn thảo Lập pháp” (Legislative Drafting) và về “Án lệ Lập pháp” (Cases on Legislation). Trong lớp học thứ hai này, sinh viên phải nghiên cứu khá nhiều về các phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ trong các vụ án liên quan đến lãnh vực Lập pháp.
Các cuộc tranh luận giữa các vị Thẩm phán trước Tối cao Pháp viện đều rất hào hứng sôi nổi, dựa trên cơ sở lý luận chặt chẽ về các khía cạnh chính trị, cũng như triết học của luật pháp, và đều được ghi chép lại trong các bản phán quyết chung cuộc của Tòa án Tối cao này.
Sau khi ở Mỹ về vào năm 1961, thì đến năm sau 1962, tôi phải đi trình diện để gia nhập khóa 13 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Và sau khi mãn khóa, thì tôi được cử về làm việc tại Phòng Pháp chế và Tố tụng của Bộ Quốc phòng, bắt đầu từ năm 1963. Công việc tại đây, tuy không đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu như tại Quốc hội, nhưng cũng phù hợp với khả năng chuyên môn về luật pháp của tôi. Tại đây, tôi có dịp được tham khảo nhiều nơi các phán quyết của Tòa án Hành chánh và nhất là của Tham Chính Viện, với các kết luận của giáo sư Nguyễn Độ là thầy dậy của tôi năm xưa tại trương Luật về môn Luật Hành chánh và Hình luật.
Nói chung, thì sau nhiều năm làm việc và suy nghĩ, tôi đã nắm bắt được một số điều căn bản trong lãnh vực “triết học của luật pháp”, “triết học về chính trị” (political philosophy), mà cũng vì đó mà tôi bị chánh quyền cộng sản bắt giữ vào năm 1990 như được trình bày chi tiết sau đây.
*Tai nạn nghề nghiệp : Tôi bị xử án tù 12 năm chỉ vì Bản văn “Năm Điểm Thỏa thuận Căn Bản”.
Đầu năm 1990, tôi có viết một bản văn chưa đến 300 chữ nhan đề là “Năm Điểm Thỏa Thuận Căn Bản”, mới chỉ phổ biến trong một số bạn bè. Ấy thế, mà vào cuối Tháng Tư, tôi bị công an bắt giữ, và đến năm 1992, thì tôi bị Tòa án ở Saigon xử phạt 12 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội”. (Toàn bản văn sẽ được ghi trong Bản Phụ lục đính kèm bài viết này)
Chủ ý của tôi khi viết bản văn này là góp phần vào việc soạn thảo một bản Hiến pháp sau này. Có thể coi đó là cái guideline cho việc thảo luận về một số điểm chính yếu của Hiến pháp. Cụ thể nó gồm mấy điều cốt lõi sau đây:
1/ Nhà nước thế tục (Etat laic), không áp đặt một quốc giáo, hay một giáo điều nào.
2/ Quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa.
3/ Tôn trọng Nhân quyền
4/ Nhà nước chỉ đóng vai trò làm Trọng tài trong lãnh vực kinh tế.
5/ Lệnh khoan hồng đại xá về trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn còn trách nhiệm dân sự.
Bản văn này là suy nghĩ đúc kết của tôi sau bao nhiêu năm nghiền ngẫm, suy tư về phương hướng xây dựng đất nước dựa theo kinh nghiệm thực tế thâu lượm được của các nền dân chủ tiến bộ trong thế giới hiện đại. Ấy thế mà giới lãnh đạo cộng sản vì quá hốt hoảng với sự sụp đổ tại Đông Âu từ cuối năm 1989, nên đã phát động một chiến dịch đàn áp quy mô, bắt giữ rất nhiều người, kể cả các cán bộ đảng viên cộng sản kỳ cựu như các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng. Về số người thân thiết với tôi, thì có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đều bị áp dụng “lệnh quản chế hay chỉ định nơi cư trú” (house arrest).
Trước sự đàn áp tàn bạo đó, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, cũng như các nhân vật trong chính giới và trí thức văn nghệ sĩ tại Mỹ đã can thiệp, làm áp lực với chánh quyền Hanoi để trả tự do cho tôi ra khỏi nhà tù cộng sản ở Việt nam. Và kết quả là tôi đã được cùng với gia đình qua định cư tại nước Mỹ từ năm 1996.
Thành ra, đối với tôi đây rõ rệt chỉ là cái tai nạn nghề nghiệp xảy ra cho một người vốn có niềm say mê miệt mài với cái môn “triết học của luật pháp” vậy thôi.
*Chuyện triết học sau năm 1975 tại miền Nam Việt nam.
Sau năm 1975, thì chính quyền cộng sản đã cho dẹp bỏ hết mọi chương trình giảng dậy về môn triết học tại cấp trung học, cũng như đại học. Mà thay vào đó là môn học “Triết học Marx Lenin”, tức là chỉ dậy duy nhất có một thứ giáo điều của đảng cộng sản, dựa trên nền tảng của thuyết Duy vật lịch sử và Duy vật biện chứng. Sự xóa bỏ môn triết học như vậy rõ ràng là một bước lùi tai hại trong việc trau dồi trí tuệ cho các thế hệ tương lai của đất nước.
Tôi có coi giáo trình về môn triết học Marx Lenin của các em cháu trong gia đình ở cả bậc trung học và đại học, thì tôi thấy đây rõ rệt đây chỉ là một thứ cưỡng ép, nhồi nhét thật là tàn bạo vào trí tuệ non nớt của nhiều thế hệ trẻ ở nước ta. Cái chính sách ngu dân đó thật là tai hại, tội nghiệp cho bao nhiêu thế hệ thanh niên của đất nước chúng ta.
Cốt yếu của môn triết học hiện vẫn được giảng dậy tại các trường học trên thế giới ngày nay, đó là giúp cho học sinh, sinh viên có được cái đầu óc biết phân tích, lý luận và phê phán các sự việc trên đời, tập luyện được cái phương pháp tìm kiếm, khám phá thêm mãi về cuộc sống, về nhân sinh quan, về vũ trụ quan. Môn triết học cung cấp cho con người cái bản đồ, cái kim chỉ nam để mỗi người tùy nghi sử dụng trong cuộc hành trình của mình nhằm tìm hiểu được những điều kỳ diệu mới mẻ trong cuộc sống sát cánh với mọi người khác. Chứ môn học này không hề nhằm áp đặt riêng một thứ giáo điều nào, một trường phái triết học nào, như người cộng sản chỉ biết mù quáng tôn vinh cái giáo điều độc tôn Marxist Leninist như là một thứ tôn giáo bắt buộc mọi người công dân phải rắp mắt tuân theo.
Vì thế, tôi rất cảm phục đối với anh giáo sư Lý Chánh Trung, khi anh đã có can đảm viết một bài báo được đăng trên báo Tuổi Trẻ ở Saigon vào năm 1988, đại ý nói rằng: “Môn Triết học Marx Lenin là cái môn chẳng ai muốn dậy, mà cũng chẳng ai muốn học”.
Nhân tiện, tôi cũng xin ghi lại một chuyện khác nữa. Đó là vào năm 1983-84, nhân dịp kỷ niệm “ 40 năm ngày công bố bản Đề cương Văn hóa của Đảng cộng sản” do ông Trường Chinh là tác giả, chính ông này có viết một bài khá chi tiết được đăng tải trong nhiều tạp chí của đảng. Đọc xong bài này, tôi thật bực mình khó chịu với quan điểm thật là ngang ngược, bất chấp của một nhà lãnh đạo có tên tuổi trong nước từ bao lâu nay. Ông Trường Chinh đã nặng lời chỉ trích bác bỏ tất cả mọi quan điểm triết học đương thời trên thế giới, kể cả những lý thuyết mới về cấu trúc (Structuralisme), về Hiện tượng luận(Phenomenologie), về Triết học Hiện sinh… Tôi đã đem bài báo đến gặp anh Lý Chánh Trung lúc đó còn làm Đại biểu Quốc hội, và than phiền với anh là: “Anh coi đó, đến lúc này mà ông lý thuyết gia kỳ cựu của đảng cộng sản vẫn còn có thái độ cao ngạo như thế này, thì làm sao mà đất nước ta lại có thể khấm khá được cơ chứ" Anh là một giáo sư triết học, lại là một đại diện dân cử, thì anh tính sao đây"” Bị tôi dồn hỏi như vậy, anh Trung chỉ còn biết lắc đầu, ngao ngán. Tôi hiểu anh vẫn còn ngần ngại với cái nạn “Há miệng mắc quai” giữa lúc người cộng sản còn đang rất hung hãn, sắt máu tàn bạo.
Dịp này, anh Trung có thuật lại cho tôi rằng hồi năm 1976, khi anh ra Hanoi tham dự phiên họp của Quốc hội, thì ông Trường Chinh lúc đó là Chủ tịch Ban Thường vụ có cho mời anh đến để trao đổi chuyện trò xã giao. Ông nói với anh Trung : “Tôi được biết đồng chí chuyên dậy về môn Triết học ở miền Nam trước đây, vậy tôi xin mời đồng chí khi nào rảnh rỗi thì đến trao đổi với tôi về vấn đề này…” Anh Trung cũng ậm ừ vậy thôi, chứ sau đó thì anh cũng chẳng có dịp nào khác nữa mà trao đổi thảo luận riêng tư với ông ấy. Vì thực tế là ông ấy đâu có mời anh đến gặp gỡ sau lần đó nữa đâu. Mà bản thân anh Trung, thì cũng không bao giờ chủ động mà tự ý tìm đến gặp ông Trường Chinh vốn là người nổi tiếng rất ư cứng rắn, giáo điều trong số các lãnh tụ cao cấp của đảng cộng sản thời ấy.
Mà cho cả đến lúc này vào năm 2010, thì con em chúng ta ở các trường học vẫn còn phải cắn răng mà “tụng niệm cái thứ giáo điều Marx Lenin đã trở thành xơ cứng, lỗi thời và vô bổ đó”. Thật là nỗi cay đắng xót xa, nhục nhằn cho cả một dân tộc đã có lịch sử 4000 năm văn hiến.
Bài viết đến đây kể đã khá dài rồi, tôi xin tạm ngưng bút ở đây. Và xin hẹn sẽ có dịp tiếp tục cuộc trao đổi về đề tài này với bạn đọc vào dịp “Ra Giêng ngày rộng tháng dài” trong năm 2011 nhé./
California Tháng Mười Hai 2010
Đoàn Thanh Liêm

Ý kiến bạn đọc
30/01/201117:01:30
Khách
Cam on luat gia Doan Thanh Liem da chap but, cho chung chau, la gioi hau sinh co them duoc kien thuc ve triethoc, ve cach lam luat cua mien Nam tu do truoc day.
Buoc sang nam moi Tan Mao, kinh chuc luat gia luon an khang, minh man , de cong hien cho doc gia Viet bao xa gan nhung bai viet that ly thu, that bo ich cho dau oc.
Kinh thu,
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng Chủ Nhật 18-2-2024 nhằm Mùng 9 Tết Giáp Thìn, tại Tượng Đài Quang Trung trên đường Euclid thành phố Garden Grove, Nam Cali, nhiều đồng hương đến dự buổi lễ kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung Xuân Kỷ Dậu 1789, do Hội Tây Sơn Bình Định thực hiện...
Hội Ái hữu trường Bưởi-Chu Văn An, Nam California tổ chức tiệc mừng Tân Xuân Giáp Thìn vào lúc 10:30 sáng thứ bảy ngày 17/2/2024 (mùng 8 Tết âm lịch), tại nhà hàng Diamond Seafood 1, thành phố Garden Grove...
WASHINGTON — Hôm nay, Dân biểu liên bang Michelle Steel (CA-45) và Lou Correa (CA-46) đã giới thiệu một nghị quyết lưỡng đảng công nhận những đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho Hoa Kỳ. Quận Cam, California là quê hương của Little Saigon và gần 190,000 người Mỹ gốc Việt, biến đây trở thành cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất trên thế giới bên ngoài Việt Nam.
ĐẠI NHẠC HỘI BẦU CỬ Rock The Vote Chủ Nhật ngày 18 tháng 2/2024 từ 12 giờ trưa tới 5 giờ chiều tại QT Golden Marketplace & Food Court 9772 Garden Grove Blvd., Garden Grove CA 92844 tổ chức bởi TNS Janet Nguyễn Vào cửa tự do - thức ăn trưa miễn phí.
HỘI CHỢ Y TẾ hoàn toàn miễn phí tổ chức bởi Senator Janet Nguyễn ngày 17 tháng 2/2024 từ 9 giờ sáng tới 2 giờ chiều tại Concorde Career College 12952 Euclid St, Garden Grove CA 92840 Nhãn khoa, Y khoa, Nha Khoa và nhiều nữa Hoàn toàn miễn phí
Vào năm 2021, Clever Care Health Plan Inc. (sau đây gọi là "Clever Care") đã đưa ra thị trường một Chương Trình Medicare Advantage được xây dựng dựa trên các dịch vụ nhạy cảm về văn hóa, với thiết kế nhằm duy trì các giá trị văn hóa của những người thụ hưởng chưa được phục vụ đầy đủ, bằng ngôn ngữ ưa thích của họ. Được thành lập bởi Myong Lee và Hiệp Phạm, Clever Care đã kết nối và duy trì thành công một cộng đồng chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, kết hợp y học phương Tây với chăm sóc sức khỏe phương Đông thông qua các dịch vụ toàn diện bằng ngôn ngữ mà người thụ hưởng sử dụng. Dưới sự lãnh đạo của Myong, Clever Care đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể về số lượng hội viên trong kỳ Ghi Danh Hàng Năm (AEP) vừa qua, và hiện đang được dự đoán là một trong 5 chương trình phát triển hàng đầu tại các quận hạt cốt lõi ở Miền Nam California. Chương trình này đã đạt mức tăng trưởng 112% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đang phục vụ hơn 22,000 hội viên.
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng đối với nhiều cộng đồng châu Á; cho dù là bạn ăn Tết với cộng đồng người Việt, Tết với người Trung Quốc, hay Seollal với cộng đồng người Hàn Quốc. Tết năm nay là năm Giáp Thìn - năm con rồng – là năm đặc biệt may mắn, nhất là với các gia đình mong chờ một năm may mắn, thành công, và những cơ hội mới. Năm nay, khi tôi suy ngẫm về kỳ nghỉ lễ và đặt ra những dự định cho cả năm; tôi đã chuẩn bị cho sự thành công của mình bằng cách hoàn thành và nộp Đơn Xin Hỗ Trợ Tài Chính Cho Sinh Viên Từ Liên Bang (không tính phí) (FAFSA) 2024-25 trước thời hạn ưu tiên ngày 2 tháng 4.
Khi nghĩ tới con số khoảng 2,000 sòng bài trên toàn nước Mỹ, gồm cả những sòng bài ở Las Vegas và New Jersey, quý vị sẽ hình dung ra được sự cạnh tranh căng thẳng tới mức nào. Và Pechanga Resort Casino, nằm ngay ngoài Temecula, Calif. lại vừa mới được mang tên sòng bài #1 ngoài Las Vegas bởi độc giả tạp chí Newsweek. Tờ báo phát hành toàn quốc này đã mời độc giả xếp hạng những sòng bài 'top 10' 'ngoài Vegas' của mình trong một cuộc thăm dò ý kiến 'online'. Cuộc tranh đua bao gồm cả những cơ sở đánh bài tại các vùng lâu đời như Reno, Nev., Miền Nam, Đông Nam, Tây Bắc Thái Bình Dương cùng những cơ sở khác ở Nam Cali. Kết thúc thời gian bầu chọn dài-nguyên-một-tháng, Pechanga đã là kẻ chiến thắng sau cùng.
Ngày 16 tháng Hai, 2024 – Năm Giáp Thìn đã đến! Để đảm bảo trái cây họ cam quýt mà quý vị tặng người thân trong dịp Tết Nguyên đán này là hiện thân của phúc lộc, may mắn và thịnh vượng, Chương Trình Phòng Chống Sâu Bệnh & Dịch Bệnh Gây Hại Giống Cây Cam Quýt (CPDPP) đề nghị các biện pháp thực hành tốt nhất sau đây để bảo vệ giống cây cam quýt quý hóa của California trong nhiều năm tới.
Hội Chợ Tết lần thứ 42 Với chủ đề “Long Vân Hội Ngộ” do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tưng bừng trong ba ngày từ thứ Sáu ngày 9 đến Chủ Nhật ngày 11 tháng 1 năm 2024 tại OC Fair & Event Center hàng chục ngàn người tham dự.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.