Hôm nay,  

Các Cây Vợt Gốc Việt Trong Giải Bóng Bàn Hoa Kỳ 2006

21/12/200500:00:00(Xem: 5748)
Las Vegas (Trần Củng Sơn)- Hàng năm vào giữa tháng 12 hàng trăm đấu thủ bóng bàn từ các thành phố Hoa Kỳ quy tụ về Convention Center của thành phố Las Vegas để tranh chức vô địch bóng bàn nước Mỹ. Trong những cây vợt tham dự dĩ nhiên có mặt các đồng hương gốc Việt, và có một vài đấu thủ trở nên quen thuộc với giải này như Nguyễn Đình Khoa, Bành Ai Thu, Michell Đỗ…

Năm nay Nguyễn Khoa không tham dự vì bận việc làm và sự vắng mặt của anh đã làm ít đi một số khán giả đến từ San Jose và cũng thiếu đi một số trận đấu đầy hào hứng giữa Nguyễn Khoa và các cây vợt hàng đầu của nước Mỹ. Khoa có cú giựt xóay bên phải- forehand, rất dũng mãnh và tư thế xoay người trong tư thế này rất đẹp gây nên những tràng pháo tay rộn ràng từ người xem.

Các đấu thủ bóng bàn đa số là gốc Tàu đến từ Trung quốc, sau khi nhập quốc tịch Mỹ thì họ được tham gia giải bóng bàn Hoa Kỳ, một ít là gốc Au châu và gốc Việt thì chỉ có vài người cho nên khi Nguyễn Khoa đụng với các đấu thủ khác thì khán giả đa số có vẻ ủng hộ anh nhiều hơn. Mặc dù có mặt trong phái đòan dự Olympic 2000 và 2004, từng đọat giải vô địch Bắc Mỹ 2000 và được xếp hạng cao điểm nhất vào năm 1996 nhưng Nguyễn Khoa chưa bao giờ đọat được chức vô địch Mỹ quốc, anh có một đôi lần vào chung kết nhưng chiếc cúp kia lại không có duyên với anh. Và với số tuổi gần bốn mươi thì coi như sự nghiệp bóng bàn đã bắt đầu hòan tất.

Người thứ nhì là Bành Ai Thu, Tawny Banh, vẫn là cây vợt nữ số hai của nước Mỹ trong những năm gần đây, đã từng tham dự Olympic 2000, 2004. Sinh trưởng Bạc Liêu, vượt biển sang Mỹ, cô gái Việt gốc Hoa này đam mê bóng bàn và trở thành đấu thủ hạt giống của đòan bóng bàn Mỹ quốc. Giải năm nay, Bành Thu phong độ sút kém, vì trước đó cô bị té đau chân nên không linh họat khi giao đấu và giấc mơ đọat chức vô địch đơn nữ 2006 tan tành sau khi cô thua cây vợt xếp hạng dưới cô là Nan Li và đành chấp nhận hạng 4.

Và cây vợt Jasna Reed đọat chức vô địch sau khi hạ Yao Xi Huang trận chung kết. Jasna từng vô địch 15 năm liền ở nước Yusgolavia, huy chương đồng đôi nữ Olympic 1988.

Về phía nam thì cây vợt gốc Yusgolavia tên là Ilija Lupulesku từng 4 lần vô địch nước này, huy chương bạc đôi nam Olympic 1988 với cú líp trái vững chắc đã hạ Mark Hazinski để đọat cúp vô địch Mỹ quốc 2006.

Đấu thủ Trần Công Đệ- con trai của bác sỹ Trần Công Luyện- San Jose đã đọat giải dành cho lứa tuổi 30 trở lên. Anh đang là bác sỹ hành nghề tại New York.

Từ Nam Cali ngòai Bành Thu còn có Ngô Bảo Lộc và Lê Tuấn (cũng là bác sỹ hành nghề tại Pomona) là những cây vợt có hạng của giải.

Đấu thủ Michell Đỗ từng vô địch lứa tuổi dưới 21 nhiều lần, có mặt trong phái đòan dự Olympic 2000 Sydney, lo học hành, thiếu tập dợt cho nên điểm xếp hạng xuống và không tạo được thành tích đáng kể.

Nhìn chung giải bóng bàn Hoa Kỳ 2006, mặc dù tổ chức vào cuối năm 2005, các cây vợt gốc Việt đã dần dần vắng bóng và thiếu đi những thế hệ tiếp nối. Bóng bàn Việt Nam đã lừng danh thập niên 50 với Mai Văn Hòa, vô địch Á châu 1953, vô địch tòan đội Á châu năm 1957 từng hạ Nhật Bản với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết.

Nhìn về trong nước, giải Đông Nam Á -SEA Games, tổ chức năm 2005 tại Phi Luật Tân các cây vợt Singapore gốc Trung quốc đã bá chủ và những tấm huy chương bóng bàn vẫn còn xa vời đối với các đấu thủ Việt Nam trong các giải quốc tế.

Cách đây mấy năm, một cây vợt từng là vô địch Hungary đã cho tấm hình chụp Mai Văn Hòa đứng trên bục cao nhất sau lưng là lá cờ vàng ba sọc đỏ kéo lên trong khi đó đấu thủ Nhật Bản cùng lá cờ hình mặt trời của họ thấp hơn vì đứng hạng nhì. Tấm hình này đã đăng trên một tờ báo bóng bàn của Mỹ (USA Table Tennis) và người viết đã thất lạc. Quý vị có thể liên lạc tờ báo này để có tấm hình lịch sử, một quá khứ oai hùng của nền thể thao Việt Nam Cộng Hòa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.