Hôm nay,  

Hrw: Vn Đang Giam 400 Tù Lương Tâm

16/01/200900:00:00(Xem: 2222)
HRW: VN Đang Giam 400 Tù Lương Tâm
Hội Quan sát Nhân Quyền HRW cho biết hôm Thứ Năm 15-1-2009 rằng nhà nứơc CSVN tiếp tục đàn áp những nhà tranh đấu cho dân chủ, theo bản tin đaì VOA. Đặc biệt, bản tin cho biết CSVN vẫn đang giam 400 tù nhân lương tâm. Bản tin như sau.
Tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch vừa phổ biến bản phúc trình về tình trạng nhân quyền trong năm 2008, trong đó Human Rights Watch cho rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp những người tích cực tranh đấu cho dân chủ, nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền, những người bầy tỏ quan điểm bất đồng chính kiến trên internet và thành viên của các tổ chức tôn giáo không trực thuộc nhà nước.
Theo bản phúc trình, tình trạng xã hội bất ổn đã gia tăng trong năm 2008 khi hàng ngàn công nhân tham gia các vụ đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Một phong trào không chính thức trên khắp nước đòi quyền lợi về đất đai cũng gia tăng khi hàng ngàn nông dân kéo nhau tới Hà Nội và Thành Phố Sài Gòn, công khai khiếu kiện việc tịch thu đất đai và tệ nạn tham nhũng tại địa phương.
Cũng theo bản phúc trình, tín đồ Phật Giáo thuộc sắc tộc thiểu số Khmer trong vùng Đồng Bằng Cửu Long và tín đồ Thiên Chúa Giáo người Thượng trên vùng Tây Nguyên cũng đã phản kháng chuyện tịch thu đất đai và ngược đãi tôn giáo.
Bản phúc trình cho rằng năm 2008 còn chứng kiến những vụ đàn áp mạnh mẽ nhất nhắm vào tín đồ Công Giáo tại Việt Nam kể từ nhiều thập niên nay giữa lúc nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách ngăn chặn những buổi cầu nguyện tập thể tại Hà Nội đòi chính quyền trao trả lại những tài sản của Giáo Hội bị chính quyền tịch thâu.
Theo bản phúc trình, hơn 400 tù nhân chính trị và tôn giáo vẫn còn bị giam giữ trong những điều kiện vô cùng cực khổ. Chính phủ đã dùng những luật lệ về an ninh để giam giữ các thành phần thuộc các chính đảng đối lập, liên đoàn lao công độc lập, các tổ chức truyền thông và tôn giáo không trực thuộc nhà nước.
Bản phúc trình nêu ra chuyện chính phủ áp dụng luật số 44 để bắt giam mà không cần xét xử những thành phần bất đồng chính kiến như trường hợp nữ luật sư Bùi Kim Thành bị bắt hồi tháng 3 chỉ vì bênh vực các nạn nhân bị tịch thu ruộng đất, 3 thành viên của đảng Việt Tân bị bắt hồi tháng 5 vì dự tính rải truyền đơn về các hoạt động của đảng và ông Lương Văn Sinh bị bắt hồi tháng 9 vì cho đăng bài và hình ảnh các vụ phản kháng của nông dân trên internet.

Bản phúc trình của Human Rights Watch còn cho hay trong năm 2008 chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ ngành truyền thông, áp dụng luật hình đối với những người phổ biến trên internet những quan điểm chống đối chính phủ, gây phương hại tới an ninh quốc gia.
Bản phúc trình cũng đề cập tới tình trạng các tổ chức tôn giáo không đăng ký với chính quyền tiếp tục bị ngược đãi, trong đó các nhà lãnh đạo bị gây phiền nhiễu hoặc bị giam cầm.
Phúc trình nêu ra trường hợp của Hòa Thượng Thích Quảng Độ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ nhiều thập niên nay vẫn hoặc bị bắt giữ hoặc bị quản thúc chỉ vì công khai chống đối các chính sách của chính phủ.
Bản phúc trình của Human Rights Watch cho hay chính phủ trong năm 2008 vẫm cấm đoán việc thành lập các chính đảng và các nghiệp đoàn lao động độc lập cũng như các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền.
Bản phúc trình của Human Rights Watch cho hay trong năm 2008, phụ nữ Việt Nam vẫn còn là nạn nhân của những vụ buôn người đưa đi làm đĩ điếm, của những vụ kết hôn gian lận và bị đưa đi làm người giúp việc tại các vùng đất khác trong Châu Á.
Theo bản phúc trình, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục nồng ấm với chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hồi tháng 8 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hoa Kỳ đã nêu ra những quan ngại trước việc Việt Nam bắt giữ các nhà báo và đàn áp tín đồ Công Giáo, nhưng nhìn nhận quyền tự do tôn giáo tiếp tục được cải thiện.
Tháng 5, Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo kêu gọi chính phủ của Tổng thống Bush đưa Việt nam trở lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì những vi phạm quyền tự do tôn giáo của chính phủ Việt Nam.
Hoa Kỳ, trước đây liệt kê Việt Nam vào danh sách này năm 2004, đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách vài ngày trước khi Tổng Thống Bush viếng thăm Hà Nội hồi tháng 11 năm 2006.
Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam sẽ được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra duyệt xét lại vào tháng 5 năm 2009 theo thể thức duyệt xét định kỳ đối với tất cả các nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.