Hôm nay,  

Giải Đất Hứa: Bethlehem Bình An Cho Người Thiện Tâm

27/12/200800:00:00(Xem: 2938)

Giải Đất Hứa: Bethlehem Bình An Cho Người Thiện Tâm
Hình ảnh tại thánh địa Bethlehem.


Lê Minh


Tường trình đặc biệt từ Jerusalem
Mở đầu: Đến Do Thái là một thử thách về an ninh, thế thái nhân tình và bối cảnh chính trị phức tạp của đất nước mới tái thành lập được đúng 60 năm. Ngoài ra, người viết  còn đối diện với thử thách của chính mình. Mục tiêu của chuyến thăm viếng như đã tường trình trong bài  lần trước, một phái đoàn dân cử  trong đó Dân Biểu Trần Thái Văn và nhiều nhà hoạt động tại California đáp lời mời của Tổ chức “The Jewish Federation”  đã thăm viếng Do Thái như một  chuyến đi học hỏi về đất nước họ.  Chương trình được sắp đặt kéo dài hơn từ 7 giờ sáng kéo dài đến 9, 10 giờ đêm mỗi ngày. Về đến khách sạn, than xác rã rời, ai cũng tìm trong giấc ngủ vùi cho đến ngày kế tiếp. Tìm một khoảng trống  để viết tường trình là một vấn đề. Tuy nhiên, trong ngày Noel, người viết dành dành thì giờ đặc biệt để tường trình về Bethlehem, nơi Chúa Jesus đã sinh ra tại đây hơn 2000 năm và thoáng qua bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị của vùng này.
Đêm đông lạnh lẽo chúa sinh ra đời, chúa sinh ra đời năm trong hang đá nơi máng lừa, bài hát đêm Giáng sinh đã nằm sâu ký ức nhiều người. Chúng tôi đang đứng trước nơi chốn linh thiêng của hàng triệu người Công giáo và du khách đã viếng thăm hàng năm. 
Từ thành phố cổ Jerusalem, đáp chuyến xe bus, mất khoảng nửa giờ lái xe, xuôi về Nam đến biên giới giữa Do Thái và  lãnh thổ thuộc quyền  kiểm soát người Palestine, chúng tôi tạm chia tay với người hướng dẫn và nhân viên an ninh cho đoàn là người gốc Do Thái, không được vượt qua biên giới cùng chúng tôi để sang thăm viếng Bethlehem. 
Trước khi qua hàng rào biên giới, anh đã dặn dò chúng tôi hết sức cẩn thận  cho chuyến đị, lúc nào cũng đi cùng đoàn, luôn mang theo sổ thông hành Hoa Kỳ trong người và không đi ra khỏi vùng đất được hướng dẫn.
Qua cửa kiểm soát để bước vào lãnh thổ Palestine.  Người hướng dẫn Palestine đón chúng tôi ở cuối cổng. Ông chia đoàn  thành 4 nhóm, lấy taxi đưa chúng tôi đến thăm viếng nơi chúa Jesus sinh ra đời. Mọi người lặng lẽ bước vào xe.
Đoạn đường dài 6 cây số đến Bethlehem, mỗi người mang theo một nỗi niềm riêng, một chút lo lắng về sự an toàn cho mọi người. Phần vì chúng tôi mang thẻ thông hành Hoa Kỳ, một phần trong đoàn có nhiều viên chức dân cử, phần nữa không có nhân viên an ninh đi theo như những ngày di chuyển trong đất Do Thái.
Chúng tôi đã được nghe thuyết trình về tình hình an ninh về  2 khu vực do người Palestime kiểm soát, một ở giải đất Gaza, phía cận Nam Do Thái, giáp ranh giới Ai Cập, kiểm soát  bởi nhóm dân quân Hamas, thường xuyên gây xáo trộn cho Do Thái qua các vụ pháo kích, bắn hỏa tiễn từ giải đất Gaza.
Riêng Bethlehem nằm trong khu giải đất West Bank,  thuộc quyền quản trị của nhóm Fatah (PLO, theo cố lãnh tụ Jasser Arafat), tương đối ôn hòa và đã có thoả hiệp hòa bình với Do Thái. Nhóm Fatah đã kiểm soát một phần giải đất West Bank trong đó có vùng Bethlehem từ 1995.
Trước khi đi, chúng tôi được đưa đến xem trung tâm kiển soát đường biên giới giữa đôi bên trên giải đất West Bank. Những địa điểm có đông cư dân,  Do Thái đã dựng những bức tường đúc bằng xi măng cốt sắt cao hơn 40 feet. Những chỗ còn lại là những hàng rào sắt dầy kín, gắn hệ  thống báo động bén nhậy khi có người  định xâm nhập, va chạm vào hàng rào.
So với hệ thống hàng rào  biên giới giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ trong tiểu bang California chúng tôi đã có dịp thăm viếng, hệ thống phòng thủ, kiểm soát của quân đội Do Thái chặt chẽ, tối tân và hữu hiện hơn nhiều.
Ngoài ra, quân đội Do thái còn đặt nhiều hệ thống máy thu hình có thể thu hình được khoảng 10 cây số. Hệ thống này do một đội ngũ hoàn toàn là nữ quân nhân trong tuổi quân dịch, tuổi từ 18 đến hơn 20 kiểm soát chặt chẽ ngày đêm, phát hiện được mọi biến động xẩy ra tại biên giới. Quân đội Do Thái sẵn sàng ứng biến với mọi tình thế trong giây lát.
Tuy không còn bắn phá, đặt chất nổ như  vùng Gaza, nhưng tại giải đất West Bank vẫn còn sự  tranh chấp  ngấm ngầm giữa nhóm Hamas và Fatah. Hơn  nữa  người dân ở đây  quá nghèo, không công ăn việc làm, du khách có thể bị bắt cóc làm tiền, nhất là du khách mang  quốc tịch Hoa Kỳ dễ làm mồi cho bọn khủng bố và bọn bất hảo.
Chúng tôi được trấn an về tình hình an ninh khu vực khá khả quan. Ngược  lại một người  Palestine quen tại Jerusalem cho biết, sư an ninh tại giải đất  West Bank chỉ có tích cách tạm thời, nền  hoà bình hiện nay chỉ thể hiện trên mặt nước, phía dưới còn nhiều sóng động, tình hình chính trị có thể biến động bất cứ giờ phút nào.
Ông Rami Nassalad, đại diện cho người Palestine chúng tôi đã gặp tại Jerusalem, cho rằng Do Thái đã vây quanh họ, cung cấp đất cho họ trong giải pháp da beo, chia để trị, từ vùng này qua vùng khác vẫn phải qua các trạm kiểm soát của quân đội Do Thái.
Những hàng rào cản, những bức tường chia cắt đất đai của họ cao vời vợi là những hình ảnh  chướng mắt của người dân Palestine  nhìn thấy mỗi ngày qua lại trên  giải đất mà họ đã sống hơn 20 thế kỷ qua là nột nỗi sỉ nhục mất nước, mất đất của họ.


Người Palestine có đất để sống, nhưng khó có thể dựng nước trở  thành một quốc  gia có thể tự phát triển, tự mình lớn mạnh được. Nếu một mai có giải pháp hòa  bình cho vùng Gaza, địa hình đất Do Thái vẫn chia đôi phần West bank và Gaza, Người ta chưa hình tượng ra giải pháp giao thông  ổn thỏa nối liền hai vùng giữa West Bank và Gaza  của người  Palestine như thế nào để không phải đi ngang qua đất Do Thái. 
Cửa khẩu West Bank giữa Do Thái  và West Bank là khu vực bận rộn nhất, hàng ngày có khoảng hơn 15,000 dân Palestine qua Do Thái để làm việc trong các hãng xưởng gần biên giới. Từ sáng sớm, họ đã sắp hàng lũ lượt để qua  Do Thái dưới sự kiểm soát an ninh thật chặt chẽ của cảnh sát.
Hệ thống kiểm soát, cũng nhưng cơ sở kiểm soát thật tối tân, kiên cố để có thể chống lại được những trường hợp đặt bom trong người tư sát trước  đám đông thường thấy ở Iraq trên báo chí.
Chính quyền địa phương cho biết để cho người Paletine vào đất Do Thái không thể tránh được. Kỹ nghệ  tân tiến của  họ cần nhiều nhân công lao động. Quan trọng hơn, họ cần giúp cho người Paletine công việc cũng là cách giúp cho họ tạm thoát được cảnh bần cùng sinh đạo tặc, giảm bớt đi sự bất mãn có thể  biến họ trở  thành những tay khủng bố bất đắc dĩ. 
Lên xe taxi xong, chúng tôi ai cũng tò mò nhìn ra cửa xe để quan sát khung cảng bên ngoài. Tôi có cảm tưởng như đang lạc vào thành phố Tijuana sát biên giới California,  vào khoảng thời gian người Việt  mới định cư tại Hoa Kỳ trong những năm sau 1975.
Nhà cửa hai bên đường chật chội, nghèo nàn sơ  xác sau nhiều năm chiến tranh, nhiều căn nhà đổ vỡ chưa kịp tu bổ, sát cạnh những túp lều sơ sài mới dựng lên. Sơn xanh, đỏ, đủ mầu vẽ đầy tường nhà dọc đường đi. Thành phố sống tự do gần như vô chính phủ.
Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy dấu hiệu mừng Giáng sinh ẩn hiện trên mốt số nhà chúng tôi đi qua. Đại đa số người  Do Thái và  khối Á Rập, không có thông lệ ăn mừng Giáng Sinh. Sau nhiều ngày thăm viếng Do Thái, tôi cảm nhậm được vấn đề tôn sùng đạo của mỗi sắc tộc trên giải đất nhỏ bé này là một trong những nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn từ ngàn xưa, làm cho sự hiềm khích tôn giáo, đất đai, chủng tộc  hiện hữu khó có thể giải quyết  ổn thỏa.
Vào thế kỷ thứ 4, những người theo đạo Công giáo xác định lại vị trí hang Bethlehem hơn 2000 năm trước, đã xây cất thành một nhà thờ đá cổ (The Church of the Nativity). Với thời gian và sự ảnh hưởng chính trị của từng thời kỳ cai trị của người Á Rập, ngôi giáo đường này đã bị tàn phá nhiều lần. Đây là ngôi nhà thờ duy nhất sót còn lại trong vùng Bethehem.
Ngày nay, Bethlehem đã trở thành một thành phố nhỏ với khoảng 60,000 di dân đầy phức tạp. Trước đây có khoảng 80% dân số theo đạo  công giáo, hiện nay chỉ còn lại 12%. Phần lớn người Công giáo đã bỏ đi hết vì chiến tranh tương tàn giữa các sắc dân bản  xứ với nhau, giữa người Do Thái, Palestine , Á Rập trong một nơi chốn phần lớn là người  theo Hồi giáo và Do Thái Giáo cực đoan.
Vào thăm viếng nhà thờ, du khách phải chui qua một cửa thật thấp. Người  xưa khi cất cất nhà thờ, họ có dụng ý  làm  cửa thấp để mọi người phải cúi đầu chui qua như là một  hình thức tôn kính thượng đế.
Tòa nhà chính là một phòng khá rộng với hai hang cột trụ bằng đá cẩm thách mầu ngà vẫn còn dấu vết cháy, còn đứng vững sau nhiều thế kỷ. Thời gian chúng đến, nhà thờ đang sủa soạn đón mừng lễ Chúa Giáng sinh, nhiều phái đoàn hành hương đã đến chật cả nhà thờ. Khách sạn trong vùng không còn một phòng trống.
Địa điểm nơi chúa sinh ra nằm trên một gác lửng trong nhà thờ. Người người nối đôi nhau leo cầu thang chật hẹp, để được ngưỡng mộ nơi chúa ra đời. Chiếc máng cỏ, đàn súc vật và hình ảnh thiên thần báo hiệu Chúa sinh ra đời trong tâm thức mọi người không thấy hiện hữu ở đây này. Du khách hơi bỡ ngỡ khi nhìn thấy địa điểm nơi chúa sinh ra mang hình tượng như cái lò sưởi làm bằng đá cẩm thạch trắng sám. Dưới sàn, một lỗ trống có kính che đậy để du khách có thể nhìn sâu xuống lòng  đất để mường tượng được nơi hang đá chúa hài đồng đã sinh ra.  Phía trên tường vẽ lại hình chúa hài đồng và ông thánh Guise và Đức Mẹ Maria.
Lần theo lối đi,  chúng tôi được xem lại  di tích lịch sử tôn giáo qua nhiều thời đại, những bức tranh, hình tượng Mẹ Maria bế Chúa  hài đồng, chúa bị đóng đinh, các thánh vẽ từ nhiều thế kỷ và những dấu vết lịch sử của thời La Mã trị vì để lại.
Ra nhà thờ Bethlehem lúc xế chiều, trời mùa đông bắt đầu tối sớm, tiếng chuông ngân nga phá tan bầu trời tĩnh mịch đầy huyền thoại của hang Bethlehem.
Nhìn qua phía trái nhà thờ cách một con đường, ngôi giáo đường  của người Hồi giáo sừng sững ngạo nghễ. Tiếng kinh Koran cho buổi cầu nguyện chiều tối, rền rền phát ra từ loa phóng thanh, che lấp tiếng chuông nhà thờ đang ngân nga trong bóng chiều.
Đêm Giáng sinh đã an bình trôi qua trên giải đất West Bank, không biến động xẩy ra trong đêm thánh lễ Bethlehem. Mặt khác trên giải đất Gaza, loạn quân Hamas đã pháo kích  khoảng 80 đạn súng cối  và hỏa tiễn vào một làng Do Thái sát biên giới. Chính quyền địa phương Do Thái đã trả đũa một cách mạnh bạo và người ta tiên đoán Do Thái sẽ đưa quân qua vùng này để dẹp loạn.
Tôi thầm nghĩ có bao nhiêu giải đất an bình, nhưng vì con người, Chúa Cha trên trời đã chọn giải đất của người theo Do Thái giáo và Hồi giáo để giáng sinh" Lịch sử cho thấy mảnh đất nhỏ bé, khô cằn này đã không yên bình từ nhiều thế kỷ và kéo dài cho đến ngày nay.  (Còn tiếp) 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Chùa Bát Nhã số 4171 W 1St Santa Ana nơi đặt trụ sở Văn Phòng Thường Trực Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng tổ chức tang lễ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, GHPGVNTN; Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK, Chứng Minh Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã viên tịch vào lúc 6 giờ 50 phút sáng Thứ Năm, 25 Tháng Giêng (nhằm ngày Rằm Tháng Chạp năm Quý Mão), tại California, Hoa Kỳ, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.
“Welcome Corps”, một truyền thống cao đẹp của đất nước Hoa Kỳ. Hành động cao cả này đã được thể hiện một cách rất rõ ràng và cụ thể, khi những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến HK vào những ngày cuối tháng Tư, 1975. Họ đã được đón nhận bằng những vòng tay nhân ái và lòng bao dung của người dân Mỹ. Chỉ trong thời gian 6 tháng ngắn ngủi mà hơn 130 ngàn người tị nạn Việt, Miên, Lào đã được định cư một cách tốt đẹp và hoàn hảo ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Tôi may mắn được tham dự vào tiến trình cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo đó, nên còn nhớ rất rõ từng chi tiết, từng cử chỉ và từng hành động mà mình đã chứng kiến trong thời điểm nói trên.
Chủ Nhật ngày 4 tháng 2 vừa qua, Trường Việt Ngữ Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam (TTVHVN) đã tổ chức Lễ Tất Niên và đón Mừng Xuân mới Giáp Thìn tại hội trường của trường Trung Học Warner Middle School trên đường Newland, Westminster...
Từ nhiều năm qua, mỗi khi Tết đến, các viên chức thành phố, tiểu bang và liên bang người Việt, người Mỹ đều giữ tục lệ đến thăm các tòa soạn và các công ty truyền thông để gửi lời chúc Tết đến độc giả, khán thính giả người Việt. Trong chuyến viếng thăm chúc Tết của hội đồng thành phố Garden Grove đến tòa soạn Việt Báo, phó thị trưởng thành phố Cindy Ngoc Tran đã gửi lời chúc mừng năm mới Giáp Thìn tốt đẹp, an vui đến độc giả Việt Báo, đồng thời tỏ lòng tri ân đến cộng đồng truyền thông Việt. Phái đoàn đi cùng bà còn có Ủy Viên Giáo Dục GGUSD Joe Đỗ Vinh và Dina Nguyễn, nghị viên Stephanie Klopfenstein, Tổng quản trị thành phố Lisa Kim và Kristy Thái, chuyên viên truyền thông báo chí của thành phố.
Bước vào tuần cuối cùng của đợt ghi danh mở rộng, Covered California tiếp tục chứng kiến số lượng ghi danh tăng vọt. Tính đến ngày 20 tháng 1, hơn 243,000 người dân California mới ghi danh bảo hiểm cho năm 2024, tăng 13% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Hơn 1.5 triệu thành viên ghi danh với Covered California đã gia hạn chương trình bảo hiểm của họ.
Đêm Diễn của Nghệ sĩ Lừng Danh Nhậm Hiền Tề, Tám Ngày Buffet với Tôm Hùm Kiểu Hồng Kông và Ưu Đãi “Win Some Dim Sum” là Những Chương Trình Nổi Bật Đón Tết tại Sòng Bài Lớn Nhất Miền Nam California. Yaamava’ Resort & Casino at San Manuel đang chuẩn bị cho một năm 2024 thật tuyệt vời, và chúng tôi rất hào hứng để chia sẻ niềm phấn khởi này tới quý khách hàng thân thiết của mình. Thời khắc chúng ta chuyển sang năm mới Giáp Thìn, biểu tượng của sự may mắn, an khang và thịnh vượng, Yaamava’ sẽ là địa điểm lý tưởng cho các sự kiện giải trí hấp dẫn cũng như những chương trình ưu đãi cho người chơi suốt cả năm.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi muốn chia sẻ những điểm mới về phúc lợi xã hội vào năm 2024. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, Phúc lợi Hưu Trí An Sinh Xã hội, Thu Nhập An Sinh Bổ Sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách quý vị có thể liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay
Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này.
Tại ngã tư góc đường First và Harbor vào sáng Thư thứ Sáu ngày 26 tháng 1 năm 2024, Hội Đồng Thành Phố Santa Ana đã long trọng làm lễ khánh thành bức tường “Little Saigon Monument,” Tường “Little Saigon Monument” có dòng chữ “Little Saigon - City of Santa Ana” ở giữa và biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ ở góc trái.
Sáng Thứ Bảy ngày 27 tháng 1 năm 2024 vừa qua, Hội Đồng thành Phố Westminster đã làm lễ khánh thành Ba con đường có thêm tên bằng tiếng Việt đó là Ba con đường: Đường Moran có hàng chữ phía dưới là Đường Tự Do, Đường Bishop có hàng chữ dưới là Đường Nguyễn Trãi, Đường Weststate, có hàng chữ dưới là Đường Lê Lợi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.