Hôm nay,  

Bệnh Nhân Sắc Tộc Ít Để Ý Chăm Sóc Sức Khỏe Cuối Đời

31/03/200700:00:00(Xem: 2590)

- New America Media, Tin tức, Viji Sundaram, ngày 26 tháng Ba, 2007

Chú thích của Nhà xuất bản: Một báo cáo mới về chăm sóc sức khỏe cuối đời có ý kiến rằng các bệnh nhân sắc tộc không tận dụng những dịch vụ có sẵn. Viji Sundaram, một biên tập viên về Y Tế của NAM tìm hiểu lý do tại sao. Bản báo cáo được xuất bản do Sáng Hội Chăm Sóc Sức Khỏe California (California HealthCare Foundation) là nơi đã tài trợ các giải thưởng toàn quốc đầu tiên của NAM.

Los Angeles, CA. – Mark Nguyễn (không phải tên thật) nói rằng ông ta không bao giờ mơ ước đưa người mẹ bị bệnh của ông ra khỏi ngôi nhà vốn thân thuộc của bà tại miền Nam California để vào một nhà dưỡng lão, hoặc cả đến ghi danh vào chương trình chăm sóc sức khỏe cuối đời tại nhà, dù cho bệnh trạng của bà đã nguy kịch. Theo văn hoá Việt Nam của ông ta, đó không phải là cách làm như vậy.

 Nói về bà mẹ 68 tuổi đã đau khổ trong cơn bệnh triền mien từ ba năm qua, bao gồm ung thư gan, nhiễm trùng máu và tim lớn, Ô. Nguyễn nói: “ Đối với mẹ tôi, việc đó coi như là một sự ruồng bỏ. Vào bệnh viện, hay gia nhập một chương trình chăm sóc sức khỏe cuối đời sẽ là điều cuối cùng mà bà muốn.”

Cảm nghĩ của Ô. Nguyễn và mẹ của ông về việc chăm sóc sức khỏe cuối đời cũng cùng một ý với một báo cáo công bố ngày 16 tháng Ba do Sáng Hội Chăm Sóc Sức Khỏe California (California HealthCare Foundation) là một cơ sở từ thiện đang tìm cách cải thiện hệ thống cung cấp chăm sóc sức khỏe của tiểu bang. Báo cáo có tên là “Những Yếu Tố Chủng Tộc, Văn Hoá Và Sắc Dân Có ảnh Hưởng Đến Phẩm Chất Chăm Sóc Sức Khỏe Cuối Đời ở California” (“Racial, Cultural and Ethnic Factors Affecting the Quality of End-of-Life Care in California,”); báo cáo khảo sát nguyên nhân và mô hình của cái chết và chết dần trong các cộng đồng sắc tộc khác nhau . 

Khám phá này rất quan trọng vì số người đang chết dần vì các bệnh kinh niên kéo dài đang tăng nhanh; bà  Judy Citko, giám đốc điều hành của Liên Hiệp California Chăm Sóc Sức Khỏe Từ Thiện (California Coalition for Compassionate Care) đã nói như vậy

Theo báo cáo nói trên, di dân Á châu cũng như Mỹ gốc La tinh, Mỹ gốc Phi châu và các sắc dân thiểu số khác, thường sống mà không có bất cứ loại chăm sóc y tế nào, xem ra như sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cuối đời và chăm sóc nhằm giảm nhẹ đau khổ cho họ ít ơn người da trắng.

Chương trình Medicare và phần lớn các công ty bảo hiểm tư thường đòi hỏi bệnh nhân phải được chẩn đoán chỉ còn sống được trong vòng 6 tháng hoặc ít hơn mới đủ tiêu chuẩn hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cuối đời. Bà Susan Keller, giám đốc điều hành Mạng Lưới Cộng Đồng Về Các Kỹ Thuật Thích Hợp có trụ sở tại Santa Rosa (Santa Rosa-based Community Network for Appropriate Technologies),  vốn đang cố giúp cho hành trình đi đến cái chết được dễ chịu hơn, bà nói chương trình này được chấp thuận khi bác sĩ xác nhận rằng bệnh nhân sắp chết, chỉ cho giai đoạn cuối cuộc đời.

Bà Keller nói: chăm sóc để giảm bớt đau khổ là từ ngữ để chỉ sự chăm sóc nhằm làm nhẹ các triệu chứng và cải thiện cuộc sống hơn là nhằm cứu chữa bệnh. Việc chăm sóc bắt đầu từ khi bệnh nhân biết mình bị bệnh nặng, và giúp cho bệnh nhân bớt đau đớn và làm cho hành trình đi đến cõi chết được dễ chiụ hơn.

Bác sĩ  Mark D. Smith, chủ tịch và trưởng ngành điều hành của CHCF nói khi công bố các khám phá của bản báo cáo trong hội nghị ba ngày của các Ký Giả Hiệp Hội Chăm Sóc Sức Khỏe (Association of Health Care Journalists): “Có tình trạng thiếu điều trị đau nhức thường thấy nơi những người cao niên, người nghèo và người sắc tộc thiểu số.Và ông còn nói: “Vì có nhiều người thuộc sắc tộc khác nhau trong cư dân California già đi, nên việc bảo đảm phẩm chất chăm sóc sức khỏe cuối đời cho mọi người càng mang một  ý nghĩa to lớn hơn nữa.”

 Chẳng hạn trong năm 2004, trong số những người chết tại viện chăm sóc sức khỏe cuối đời, chỉ có 4 phần trăm là người Mỹ gốc Á châu, 6 phần trăm là người Mỹ gốc Phi châu và 15 phần trăm là người La tinh . Đa số áp đảo 74 phần trăm là người da trắng . Theo lời bà Sandy Chen Stokes, sáng lập viên và chủ tịch Liên Minh Chăm Sóc Từ Thiện Mỹ Gốc Hoa (Chinese American Coalition for Compassionate Care), có độ 20 phần trăm cư dân San Francisco là người Trung hoa, nhưng chỉ có 3 phần trăm cộng đồng tìm đến chăm sóc sức khỏe cuối đời .

Ô. Smith tin rằng nếu ô. Nguyễn và những người khác né tránh việc chăm sóc sức khỏe cuối đời mà được thuyết phục rằng những người thân của mình có thể được thoải mái, họ sẽ thấy thích chấp nhận lối chăm sóc sức khỏe cuối đời hơn.

Ông ta nói rằng: “Nếu chúng ta có thể bằng cách nào đó giới thiệu việc chăm sóc sức khỏe cuối đời như là được một cái gì đó chứ không phải là từ bỏ một cái gì đó, thì sẽ có cơ may để  những  cộng đồng thiểu số chấp nhận nó.“

Bà La Vera Crawley, tác giả chính của bản báo cáo và là một nhà sinh đức học tại Đại học Stanford chuyên nghiên cứu những khác biệt về văn hoá trong thái độ đối với việc chăm sóc cuối đời nói: một cái chết “tốt lành” chịu ảnh hưởng lớn của các khác biệt kinh tế xã hội. Một cuộc nghiên cứu cho thấy người có lợi tức cao và dễ tiếp cận với điều trị hơn thì thường hay tiếp cận chăm sóc sức khỏe nhiều hơn là người lợi tức thấp . Còn có những khác biệt văn hoá ảnh hưởng đến con người nữa.     

Sarah Yi, 30 tuổi, một sinh viên gốc Hàn quốc không thể tiếp cận chăm sóc sức khỏe cuối đời cho người mẹ bị bệnh ung thư vì bà không có tiền mua bảo hiểm sức khỏe. Ở tuổi 58, mẹ của Yi còn quá trẻ để được hưởng trợ cấp y tế Medicare. Yi nói: nhưng dù mẹ anh có bảo hiểm đi nữa thì cũng khó cho con cái tự mình hỏi mẹ muốn loại chăm sóc sức khỏe cuối đời nào vì sợ mẹ mình có cảm nghĩ là con cái mình đã buông xuôi mọi hy vọng mẹ bình phục và “đang dự tính cho điều không thể tránh được.”

  Trong khi vừa mới cúng giỗ đầu cho người mẹ quá vãng, Yi đã nói: “trong các cộng đồng di dân chú trọng vào gia đình thì nói về trình tự chết dần, dù là trước khi xẩy ra chuyện, cũng sẽ làm cho người bệnh co cảm giác là chúng ta đang lấy đi sức lực của họ. Chúng ta thử nghĩ tại sao lại rước người lạ vào khi mẹ mình đang chết dần.”

Bản báo cáo CHCF cũng như các báo cáo chăm sóc sức khỏe cuối đời trước đây đều cho thấy những nhóm thiểu số như người Mỹ gốc Phi châu đều muốn cố tranh đấu khi cái chết đến gần kề.

 Có đôi khi câu trả lời thật đơn giản. Tìm kiếm ngân quỹ cho chăm sóc cuối đời và giảm nhẹ đau khổ và các dịch vụ y tế cuối đời khác là một tiến trình phức tạp và có thể lẫn lộn. Keller nói rằng mọi chuyện càng tệ hơn nữa vì sự truyền đạt khó khăn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế.

Bà nói: “Đây là sự hiểu biết về vấn đề sức khỏe. Bệnh nhân gật đầu làm như họ hiểu người ta nói gì, thực sự họ không hiểu gì cả. Vì vậy bệnh nhân không hưởng được những lợi ích trong cộng đồng.”

Thiếu sự nhạy cảm về văn hoá, các cơ quan chăm sóc sức khỏe còn làm vấn đề càng thêm phức tạp.

Keller đã nói như vậy tại Quận hạt Sonoma là nơi mà 20 phần trăm cư dân là người La tinh, “trong các cơ quan giúp người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer không có người nào nói được tiếng Tây ban nha.”

Bà  nói: Hiệp hội Alzheimer Bắc California (The Northern California Alzheimer's Association) chỉ có một giáo viên cộng đồng nói tiếng Tây ban nha làm việc bán thời gian.

Kate O’Malley, giới chức cao cấp về chương trình của CHCF công nhận: “Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại xứ này đầy dẫy những bất công. Có quá nhiều sự phối hợp để thoả mãn nhu càu của bệnh nhân. Quá nhiều sự chăm sóc sức khỏe không nhạy cảm và không bao giờ có trách nhiệm.”

Cristina Briano, một cư dân tại Santa Rosa và là di dân từ Ecuador, đã trải qua năm năm trong thập niên 1990 để chăm sóc cho người cha bị bệnh Alzheimer tàn phá. Vào lúc ông sắp chết trong năm ’98, thì mẹ của Briano, nay đã 91 tuổi bắt đầu suy yếu. Briano nhanh chóng tự mình tìm hiểu trên mạng Internet các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cuối đời và giúp mẹ tiếp cận các dịch vụ đó. Chương trình Medicare cho phép mẹ cô gia nhập chương trình chăm sóc sức khỏe cuối đời tại nhà .

Briano nói: “Nếu mẹ bị buộc phải vào nhà dưỡng lão thì mẹ không thể qua được quá hai ngày .

Nó sẽ lấy đi linh hồn và nhân phẩm của mình . Chương trình chăm sóc sức khỏe cuối đời tại nhà thì rẻ hơn nhiều . Tôi may mắn biết tiếng Anh . Nhiều người cao niên La tinh và sắc tộc không có được thông tin này và vì vậy họ phải chịu đau khổ .”

(Việt Báo trân trọng cảm ơn dịch giả Julian Do, co-director của New America Media, đã gửi bản dịch này.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.