Hôm nay,  

Trật Tự Mới - Sau Khủng Bố

13/08/200500:00:00(Xem: 6042)
Đằng sau những tin sôi nổi về Iraq - hay lẩm cẩm về xã hội Mỹ - là những chuyển động lớn trong quan hệ toàn cầu….

Henry Kissinger lại vừa lên tiếng.
Theo truyền thống của nhân vật, vẫn một sản phẩm được bán dưới hai nhãn hiệu, ở hai nơi. Ngày 12 tháng Tám, ông viết cho tờ The Australian một bài bình luận dưới tựa đề "Rối ren hơn Việt Nam - Và nguy hiểm hơn" (Messier than Vietnam and more dangerous). Hơn nửa ngày sau - vì Úc Đại Lợi đón mặt trời trước Hoa Kỳ - bài viết tái xuất hiện trên tờ Washington Post, với tựa đề khác: "Những bài học cho một chiến lược triệt thoái".
Ai chứ nếu là Kissinger mà nói đến Việt Nam hay triệt thoái (người viết long trọng tránh chữ "tháo chạy"!) thì dư luận phải coi chừng. "Rối ren" chỉ là một rủi ro nhỏ, bi thảm mới là một thực tế lớn. Nhân vật này có tài đánh hơi và đón bắt thời cuộc bằng cả hai tay khi thấy một số dư luận Mỹ xôn xao về những xung đột gia tăng tại Iraq và sự tái xuất hiện của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Ông mua sẵn cho mình một giấy bảo hiểm bên cánh tả, phe phản chiến và chủ hòa.
Trong khi dư luận thế giới tìm hiểu lời vàng ý ngọc của Kissinger trên tờ The Australian thì tại Hoa Kỳ, Tổng thống George W. Bush xuất hiện ngoài trang trại Crawford cùng Phó Tổng thống Dick Cheney và toàn ban tham mưu về an ninh và đối ngoại. Ông tuyên bố trong cuộc họp báo: "triệt thoái sớm là đưa ra một dấu hiệu nguy hiểm cho kẻ thù…"
Đối với dư luận Mỹ, trận chiến chống Thánh chiến của Hồi giáo cực đoan đang bước vào khúc quanh, tương tự như trong cuộc chiến Việt Nam vào năm 1967-1968, khi tình hình xoay chiều. Thắng bại là tùy cách trình bày sự việc của truyền thông và thống kê hàng ngày về tổn thất nhân mạng cho binh lính Mỹ. Thắng bại là tùy cảm quan của dân Mỹ.
Người ta thường châm biếm tính hời hợt nông cạn của quảng đại quần chúng Mỹ. Một truyện đố vui có thể minh họa điều ấy: người biết nói ba thứ tiếng thì được gọi là trilingual, hai thứ tiếng là bilingual. Người chỉ biết nói một thứ tiếng được gọi là gì" Là người Mỹ!
Một thí dụ khác, thực tế hơn, có thể được thấy hàng ngày trên hệ thống truyền hình.
Người Mỹ biết rất nhiều về những gì đang xảy ra, kể cả loại tin giật gân vô hại cho vận mệnh thế giới - các vụ xử án những nhân vật nổi danh là tiêu biểu - nhưng lại hiểu rất ít về nguyên nhân hay hậu quả của các vấn đề lớn trên toàn cầu - nạn tàn sát tại Sudan, hành quân tại vùng Hạ Sahara, bất ổn tại Nam Mỹ, trò bắt bí nguyên tử của Bắc Hàn hay Iran, v.v…
Nếu có một sắc dân kém cỏi về địa dư hay lịch sử của thế giới nằm ngoài xứ sở thì đó là dân Mỹ. Họ sống trong một quốc gia quá rộng lớn phức tạp tới nỗi khỏi cần quan tâm đến vận mệnh thế giới. Cái gì cũng có thể biết mà chẳng hiểu gì cả, vì vậy mới dễ có phản ứng bồng bột, dễ xúc động lao vào thiên hạ sự vì những lý tưởng cao đẹp rồi hốt hoảng rút lui, để lại thảm kịch cho người khác. Rồi không hiểu vì sao thiên hạ không ưa nước Mỹ.
Nhưng, lãnh đạo Mỹ thực ra không đến hời hợt như vậy.

Những dấu hiệu của một trật tự mới

Chúng ta bắt đầu đi vào chuyện, vào một trật tự mới của thế giới sau những xúc động ồn ào về cuộc chiến chống khủng bố.
Vài thí dụ sau đây có thể minh diễn điều ấy.
Truyền thông Mỹ không nói gì về một truyện rất lạ tại Âu châu từ mươi ngày qua. Hôm 31 tháng Bảy, ba em nhỏ người Nga bị dân Ba Lan hành hung tại thủ đô Warsaw của Ba Lan. Các em là con cái của nhân viên ngoại giao Nga tại Ba Lan. Ngày mùng năm tháng Tám đến lượt một người Nga làm việc trong sứ quán Ba Lan tại Moscow bị đánh. Ngày mùng bẩy, một nhân viên ngoại giao Ba Lan tại Moscow bị hai người Nga đánh tập thể, rất chuyên nghiệp - lặng thinh mà hữu hiệu. Hai ngày sau, một nhà ngoại giao Ba Lan khác bị hành hung…
Xưa kia, thời Liên bang Xô viết, ai đụng vào giới chức ngoại giao ở Moscow vì sẽ được KGB thăm hỏi tận tình. Tại thủ đô Warsaw cũng vậy, mật vụ Ba Lan không tha những ai hành hung nhân viên ngoại giao Liên xô. Ngày nay, chuyện ấy đang thành cơm bữa mà dư luận Mỹ không biết nên không hiểu ra những thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước nguyên là anh em xã hội chủ nghĩa.
Và vì vậy không để ý tới một chuyện ly kỳ khác: Hôm mùng 10, chính quyền Azerbaijan vừa tố cáo Ba Lan đã huấn luyện một nhóm thanh niên Azerbaijan về kỹ thuật biểu tình nhằm thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ, như đã từng xảy ra tại Georgia rồi Ukraine. Dư luận Mỹ chỉ mơ hồ biết là nhiều tổ chức Hoa Kỳ có kín đáo yểm trợ phong trào dân chủ tại Đông Âu và các nước phiên trấn của Liên bang Nga, trong vùng ảnh hưởng của Liên xô cũ. Lần này, Ba Lan bị tố cáo là thi hành việc ấy - cho Mỹ! Ba Lan liên thủ với Hoa Kỳ để tấn công Liên bang Nga và các chư hầu của Moscow mà không là chuyện lạ hay sao"
Trong khi ấy, dư luận Mỹ cũng không theo dõi một cuộc tranh luận trên chính trường Ba Lan: lợi hại của việc yểm trợ Hoa Kỳ tại Iraq. Giới lãnh đạo muốn đáp ứng yêu cầu của Mỹ, nhưng gặp nhiều khó khăn bên trong mà lãnh đạo quân sự hay ngoại giao Mỹ không thông cảm và dư luận Mỹ không biết, mà cũng chẳng cần biết.
Vì không biết và chẳng cần biết, dư luận Hoa Kỳ không theo dõi một tin rất lạ khác tại Evian, cách đây hơn một tháng, hai ngày trước khi Luân Đôn bị khủng bố tấn công.
Tại hội nghị cấp bộ trưởng của năm nước Âu châu triệu tập ở thành phố Evian, Tổng trưởng Nội vụ Pháp Nicolas Sarkozy đã đưa ra hai ý kiến cách mạng. Đồng ý với các nước kia, Pháp sẽ trục xuất các phần tử Hồi giáo quá khích, và quan trọng hơn cả, Pháp không nên chỉ liên kết với Đức để lãnh đạo Liên hiệp Âu châu.
Sarkozy có triển vọng lên làm Tổng thống Pháp và nổi tiếng là được lòng dân hơn Tổng thống Chirac rất xa - và không chống Mỹ như đương kim Thủ tướng Dominique de Villepin.
Ông Sarkozy đề nghị là 25 nước Âu châu nên có một đầu máy hướng dẫn - một cỗ máy - gồm năm quốc gia, trong đó có những nước xưa kia là đối thủ của Pháp như Anh quốc, hoặc kẻ thù như Ba Lan.
Pháp là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông nhất mà dám lấy quyết định - và đã thi hành việc trục xuất các phần tử Hồi giáo quá khích. Lãnh đạo một đảng theo de Gaulle, Sarkozy đề nghị một điều có thể làm de Gaulle nổi giận: kiến trúc Âu châu không nên dựa trên hai trụ Pháp-Đức như de Gaulle chủ trương ngày xưa mà phải mở rộng ra các nước khác, kể cả các nước lớn trong khối Đông Âu cũ. Ba Lan là một tiêu biểu. Đối với dư luận Mỹ, những sự việc ấy không đáng chú ý bằng tin cô giáo tằng tịu với nam sinh và lãnh chín tháng tù!


Bước qua Á châu, một số giới chức Nam Hàn cho rằng việc Tổng thống Bush chỉ định ông John Bolton làm Đại sứ tại Liên hiệp quốc là một lời cảnh cáo rất mạnh cho cả Bình Nhưỡng lẫn Hán Thành.
John Bolton có chủ trương cứng rắn với Bình Nhưỡng và muốn đưa hồ sơ võ khí nguyên tử của Bắc Hàn cộng sản ra diễn đàn Liên hiệp quốc. Với cương vị Đại sứ tại Liên hiệp quốc, dù được bổ nhiệm khi Quốc hội mãn khóa, Bolton sẽ không nhượng bộ và gây sức ép rất mạnh trên chủ trương hòa hoãn của Nam Hàn.
Trong khi một số Nghị sĩ Dân chủ cố trì hoãn quyết định phê chuẩn Đại sứ Bolton vì những quyền lợi cục bộ của đảng, thì các nước khác đang tìm cách ứng xử với tình hình mới và những nhân sự mới trong bộ máy an ninh và ngoại giao của Hoa Kỳ. Đại sứ Mỹ tại Nam Hàn ngày nay là cựu đại sứ tại Nga, một nhà kiến trúc cho kế hoạch phát triển Minh ước NATO về hướng Đông, mở đầu cho việc tấn công vào vùng ảnh hưởng cố hữu của Liên xô trước đây.
Mười lăm năm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện thế giới đã hoàn toàn đổi thay qua vài "tin vặt" nói trên, mà dư luận Hoa Kỳ không biết và không cần biết vì quá chú ý vào các vấn đề của mình.

Thế giới dưới con mắt của chính quyền Bush

Khi thắng cử vào cuối năm 2000, có lẽ ông Bush và nội các do ông thành lập chưa thấy ra nguy cơ khủng bố mệnh danh Thánh chiến. Lúc ấy, Hoa Kỳ chỉ chú ý đến hai cường quốc đang ở trên đà lên xuống. Xuống là Liên bang Nga, với những mảnh vụn còn lại của Liên xô cũ và rất nhiều vấn đề mới. Lên là Trung Quốc, với những phương tiện và tham vọng có thể chặn đứng cái thế độc bá của Hoa Kỳ tại châu Á và trên toàn cầu.
Vụ khủng bố 9-11 đã đảo lộn những ưu tiên về đối ngoại của Hoa Kỳ khiến nước Mỹ mất gần bốn năm đối phó. Ngày nay, dù cục diện Iraq vẫn còn "rối ren", chính quyền Bush trong nhiệm kỳ hai thực ra đang trở lại hồ sơ cũ. Và hiểu rất rõ rằng các cường quốc khác đều nhân chuyện khủng bố và những khó khăn nhất thời của Hoa Kỳ mà gây áp lực cản trở trật tự quốc tế do Hoa Kỳ đề ra. Các cường quốc ấy còn muốn thổi lên nhiều đám cháy để Hoa Kỳ hụt hơi chữa lửa mà khỏi gây vấn đề cho họ.
Chuyện khủng bố vì vậy trở thành một phần và một phần mà thôi của "đại thế chính trị" kiểu Mỹ, của "trật tự Hoa Kỳ" - Pax Americana - và của trò đấu tranh toàn cầu.
Người ta có thể nhìn ra điều ấy từ đầu năm nay, từ việc ông Bush thành lập nội các mới.
Kiến trúc sư của kế hoạch phát huy dân chủ để chống khủng bố toàn cầu là Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz được chuyển qua lãnh đạo một định chế tài chánh quốc tế có ảnh hưởng mạnh nhất đến kinh tế và ngoại giao của các nước đang phát triển, là Ngân hàng Thế giới. Đại sứ Thương mại Robert Zoellick dày kinh nghiệm thương thuyết và kiến thức toàn cầu được chuyển qua làm Thứ trưởng Ngoại giao, với một hồ sơ ưu tiên là Trung Quốc. Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, nhà ngoại giao lão thành có đầy hiểu biết về tình báo là John Negroponte, được triệu về cải tổ và cầm đầu tình báo quốc gia. Là người biết ngôn ngữ và đòn phép ngoại giao với các lãnh tụ Taliban lẫn Pakistan để diệt trừ al Qaeda, Đại sứ Zalmay Khalilzad từ Aghanistan được đưa qua Baghdad thay ông Negroponte. Các phe phái đối nghịch tại Iraq, Shiite và Sunnite, sẽ có một trọng tài biết việc!
Đáng chú ý hơn cả là vai trò của Cố vấn An ninh Quốc gia, một người thân tín nhất của ông Bush, là Condoleezza Rice được đưa qua làm Ngoại trưởng. Bảy tháng sau khi nhậm chức, bà đã đạt nhiều kỷ lục, di chuyển nhiều nhất, làm việc không biết mệt và hoàn toàn nắm vững quy luật "mềm nắn rắn buông" để xẵng giọng với các chế độ độc tài.
Điều mà truyền thông Mỹ ít nói đến là Condi Rice đã trực tiếp chọn người cộng sự.
Ngoài Thứ trưởng Zoellick, bà chọn toàn những nhân vật thân tín và dày dạn kinh nghiệm an ninh khi Liên xô tan rã và Chiến tranh lạnh kết thúc, như Nicholas Burns, nguyên Đại sứ Mỹ tại NATO hay Robert Joseph, nguyên cố vấn đặc biệt của Tổng thống về an ninh, bài trừ võ khí tàn sát. Ở cấp Đại sứ, khi Đại sứ Mỹ tại Moscow là Alexander Vershbow được đưa qua Hán Thành và sẽ cùng John Bolton triệt để gỡ ngòi nổ nguyên tử tại bán đảo Triều Tiên thì William Burns sẽ qua làm Đại sứ tại Nga sau khi nhuần nhuyễn nội tình nước Nga thời làm Sứ thần tại Moscow và nhiều năm trau dồi kinh nghiệm bẻ tay hai chính quyền cứng đầu nhất là Israel và Palestine.
Những đổi thay nhân sự ấy phản ảnh một chủ trương mới của chính quyền Bush.
Dư luận chỉ bắt đầu thấy rõ vài tháng sau, khi ông Bush nhân lễ kỷ niệm 50 năm Liên xô đại thắng Đức quốc xã đến thăm hai nước thù ghét Nga đến xương tủy là Latvia và Georgia, hai đồng minh mới của Mỹ. Tại đây, ông Bush công nhận Hoa Kỳ đã sai lầm khi Roosevelt toa rập với Staline để chia đôi thế giới và hy sinh các nước Đông Âu và vùng biển Baltic.
Nếu cho rằng ông Bush nông cạn và nói chẳng thông, người ta không hiểu được vì sao Liên bang Nga đã nổi điên vì phong trào cách mạng dân chủ mang đầy màu sắc rực rỡ tại Georgia, Ukraine rồi Kyrgyzstan. Và không hiểu vì sao Liên bang Nga cùng Trung Quốc đang thổi sinh khí mới vào liên minh Thượng Hải (kết hợp hai xứ Nga Hoa với bốn nước Trung Á) để chặn đà bành trướng của Hoa Kỳ.
Khi nhìn lại một vòng thế giới như vậy, chúng ta có thể mơ hồ hiểu ra vì sao Ba Lan đang trở thành mũi xung kích của Hoa Kỳ trong phong trào dân chủ vây quanh nước Nga, vì sao thường dân và giới ngoại giao Ba Lan và Nga lại bị hành hung, vì sao Azerbijan lại đả kích Ba Lan, vì sao Liên hiệp Âu châu từ nay sẽ có tiếng nói khác, chứ không chỉ còn dàn loa stereo Pháp-Đức.
Và khi nhìn một vòng thế giới như vậy, người ta phải suy đoán là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ còn trải qua nhiều sóng gió. Nếu chưa thấy thì cũng hiểu ra vì sao Bắc Kinh không đồng ý với việc Hoa Kỳ muốn đem hồ sơ nguyên tử của Iran ra trước Liên hiệp quốc. Đại sứ John Bolton là người rất bận rộn, sau khi bị bắn sẻ vào lưng ở nhà, ông sẽ ra trước trận tiền đẩy mạnh việc cải tổ Liên hiệp quốc và góp phần xây dựng một trật tự mới của đại thế chính trị toàn cầu, theo quan điểm của Hoa Kỳ.
Đặt vào bối cảnh ấy, những ồn ào tại Iraq sẽ dần dần trở thành nhiễu âm hậu trường, và dư luận sẽ có ngày ngạc nhiên trước những đổi thay lớn tại Âu châu, Trung Á và Đông Á….
Lần này, sẽ không có nhà kiến trúc Henry Kissinger. Chuyện Việt Nam có khi cũng sẽ khác!

NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.