Hôm nay,  

Nhà Văn Trần Văn Giang Phát Hành 2 Tuyển Tập Mới

28/12/200900:00:00(Xem: 2829)

Nhà Văn Trần Văn Giang Phát Hành 2 Tuyển Tập Mới

Bìa 2 tác phẩm của tác giả Trần Văn Giang.


QUẬN CAM (VB)-- Nhà văn Trần Văn Giang hôm 24-12-2009 đã phát hành một lúc 2 cuốn sách:
Cuốn số 1: Tựa đề “Đất lạ” gồm 31 bài, dầy 300 trang ghi lại các khó khăn của ngưòi Việt tị nạn CS đang sống trên đất tạm dung.
Cuốn số 2: Tựa đề “Ruột Đau Chín Chiều” gồm 35 bài cũng dầy 300 trang, ghi lại những cảm nghĩ của một người tị nạn CS sống ở hải ngoại nhìn về hiện tình đất nước Việt Nam.
Tại tiệm sách, gía mỗi cuốn là US$13.00  + Cước phí US$3.00 (Hoa Kỳ , Canada).
Tác giả Trần Văn Giang nhiều năm qua đã nổi tiếng vê thể văn bút ký, tùy bút... và trong khi ghi nhận về tình hình quê nhà, quê người vẫn giữa được cách nói hóm hỉnh của người Bắc di cư trưởng thành ở Sài Gòn trước 1975. Ngòi bút của Trần Văn Giang tuy là châm biếm nhẹ nhàng các hiện tượng xã hội, nhưng mang đâỳ các nỗi đau riêng tư của một nhà trí thức nhìn về một quê hương không có gì là tự do và nhân quyền.
Chúng ta có thể thấy tấm lòng của tác giả Trần Văn Giang hiển hiện qua trích lời tựa như sau.
*
1-  Lời tựa cuốn “Đất Lạ”
Không có sự sợ hãi, kinh hoàng nào hơn sự sợ hãi, kinh hoàng của một đứa trẻ bị lạc mẹ trong viễn ảnh sẽ không bao giờ thấy lại người mẹ hiền.  Kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, người dân Việt Nam tị nạn cộng sản trôi dạt trên các vùng đất lạ trên thế giới cũng mang cái tâm trạng kinh hoàng này; nhưng trong một hoàn cảnh mà không gian và trạng huống có kích thước rộng lớn, thê thảm hơn rất nhiều...
Đất lạ thật ra đối với người dân Việt tị nạn CS chỉ là một phần của sự kinh hoàng. Mỗi ngày, mỗi giờ người dân Việt tị nạn ở hải ngoại còn phải chập chững, lúng túng đối phó với hàng trăm vấn đề hoàn toàn xa lạ với mình như: ngôn ngữ, người bản xứ, văn hóa, khí hậu, địa thế, thực phẩm, nghề nghiệp, liên hệ tình cảm… 
Những bài viết trong tập ký sự này ghi lại nhiều hoàn cảnh và cách hành xử - tốt cũng có, xấu cũng có…  của những người con tị nạn CS bị lạc mất mẹ Việt Nam. 
Tác giả,  đã bắt đầu vào tuổi lục tuần, xin mạn phép được cống hiến đọc gỉa những quan sát, phân tích và nhận xét (đôi khi rất chủ quan, phiến diện) các vấn đề khó khăn của cuộc sống hàng ngày với mục đích không phải để dậy đời mà can đảm thẳng thắn nói lên những cái đáng lẽ chỉ nên giữ kín ở đáy lòng để hy vọng sẽ đóng góp một chút ý kiến xây dựng, một ít luận bàn phần lớn dựa theo tâm lý thông thường; cũng để hy vọng là những người con tị nạn, đồng thuyền, sẽ cùng nhau gìn giữ lại những cái gì tốt để sống và nhìn lại những sai sót của chính mình và của  những người chung quanh để tránh không phải lập lại những cái đáng tiếc, ngoài ý muốn… 
Đây là những lời vắn tắt và mạo muội, và xin để cho các bài viết trong các trang kế tiếp có cơ hội trình bày cái hoài bão thầm kín và sâu xa của người viết….
Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm và thời giờ cho cuốn sách nhỏ bé này.
“Hãy cố yêu người mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua…”
(Bài không tên số 5 – Vũ Thành An)
Thân mến,
Trần Văn Giang
(Orange County - Tháng Giêng năm 2010)
2- Lời tựa cuốn “Ruột Đau Chín Chiều”
“Chiều chiều ra đúng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều…”
(Ca dao)
Tôi sinh ra tại miền Bắc Việt Nam.  Năm 1954, gia đình tôi đã vội vã di cư vào Nam, bỏ lại tất cả tài sản, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên, ông bà.  Cả gia đình gồm cha mẹ và 4 con thơ chỉ có đem theo vỏn vẹn một cái va-li quần áo cũ; Rồi lại một lần nữa, năm 1975, chính bản thân tôi lại phải bỏ lại bố mẹ, anh em, tương lai… vượt biển đến Phi luật tân với duy nhất một bộ quần áo đang mặc trên người – Cả hai lần “chạy lấy người” cũng chỉ vì một lý do: không chấp nhận cộng sản / không thể sống dưới chế độ cộng sản. 
Hôm nay, đã vào tuổi lục tuần, khi tóc đã bắt đầu điểm muối tiêu, tôi vẫn thường hay đứng ở sân sau nhà mỗi chiều chiều, nhìn về quê hương Việt Nam xa xôi để ôn lại các kỷ niệm đầy nước mắt của quá khứ; rồi nhìn vào hoàn cảnh tị nạn cộng sản, nhìn vào hiện trạng của quê hương mà không khỏi bùi ngùi, nuối tiếc, oán hận và mơ ước…


Những bài viết trong quyển sách này là một góp nhặt nho nhỏ, qua thời gian, ghi lại những bùi ngùi, nuối tiếc, oán hận và mơ ước…  này.  
Mong rằng quí vị đọc giả tìm thấy ở đây, qua lời văn mộc mạc, thực tế - nói như thế nào viết ra y như vậy! - một chút ít gì gọi là “tương lân” trong suốt giai đoạn oan trái của bản thân, biến chuyển tang thương của đất nước và rồi cùng nhau hy vọng:
“Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này…”
(Quân tử cố cùng – Nguyễn Công Trứ)
Riêng đối với kinh nghiệm sống với chủ nghĩa cộng sản, theo tôi, qua thời gian, đã có một chân lý rõ rệt như ban ngày là:
Chính sách cộng sản là một tai họa vô tiền khoáng hậu đã xẩy đến cho nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm lập quốc. 
Nói về tai họa cộng sản không thì có cơ man nào kể cho hết.  Tôi thấy không có gì cụ thể và đích thực hơn là đọc lại những nhận xét của chính con người cộng sản. 
Sau đây mời quí vị đọc giả đọc một nhận định mà tôi có lẽ chỉ dùng nó để thay cho lời tựa của quyển sách này là đủ rồi.  Đó lời nói của ông Boris Yeltsin, cựu đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Liên sô, cựu Tổng thống của Cộng hòa Liên sô (sau khi Liên bang Sô viết giải thể đảng cộng sản Liên sô) mà tôi xin mượn ở đây như là một bằng chứng sống:
(nguyên văn)
“Our country has not been lucky.  Indeed, it was decided to carry out this Marxist experiment on us – fate pushed us is precisely this direction.  Instead of some country in Africa, they began this experiment with us.  In the end we proved that there is no place for this idea.  It simply pushed us off the path the world’s civilized countries have taken.  This is reflected today, when 40 percent of the people are living below the poverty level and, moreover, in constant humiliation when they receive produce upon presentation on ration cards.  This is a constant humiliation, a reminder every hour that you are a slave in this country.”
Boris Yeltsin
(In a speech to a meeting of Democratic Russia, June 1, 1991)
tạm lược dịch
“Đất nước của chúng ta thật kém may mắn.  Thực ra, đất nước này đã thử nghiệm thuyết cộng sản – và định mệnh đã đưa đẩy đất nước chúng ta vào đúng cái chiều hướng (oan nghiệt) này.  Đáng lẽ ra thuyết cộng sản phải được dùng cho các quốc gia (kém mở mang) ở Phi châu ("), thì (ngược lại) nó lại được đem áp dụng cho đất nước của chúng ta.  Đến ngày hôm nay, chúng ta đã chứng minh rõ ràng là đất nước chúng ta không bao giờ nên có cái lý thuyết (cộng sản tai hại) này.  Thuyết cộng sản đã đẩy chúng ta ra ngoài con đường tiến hóa mà các quốc gia văn minh trên thế giới đang đi.   Ngày hôm nay nhìn lại, khi 40 phần trăm dân chúng (Liên sô) đang sống ở  mức độ bần cùng, hơn thế nữa, hàng ngày họ đã phải ngửa tay xin nhận tem phiếu (của đảng và nhà nước) cho tất cả các vật dụng (và thực phẩm) trong sự nhục nhã triền miên.  Sự nhục nhã vô cùng tận này, nhắc nhở cho chúng ta biết từng giờ từng phút: chúng ta là những nô lệ trong chính đất nước của chúng ta.”
 Boris Yeltsin
(Trích trong diễn văn đọc tại một buổi “mít tinh” của Cộng hòa Liên sô vào ngày 1 tháng 6 năm 1991).
Bây giờ chúng ta chỉ thay thế hai chữ “our country,” hay hai chữ “this country,” bằng  hai chữ “Việt Nam” thì còn có gì thích đáng hơn!  Sự mô tả và so sánh phải đúng đến 100 phần trăm.
Thân mến,
Trần văn Giang
(Orange County - Tháng Giêng năm 2010)
*
Trường hợp độc giả quan tâm xin mời liên lạc:
Tran Van Giang
P.O. Box 2811
Orange, CA 92869 - USA
Tel: 714.288.0826
hoặc :
Email: tranvangiang17@yahoo.com
Tòa soạn Việt Báo chúc mừng nhà văn Trần Văn Giang đã phát hành 2 tuyển tập được nhiều nhà phê bình trứớc giờ vẫn chờ đợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.