Hôm nay,  

Khóc Cười Với Tranh Cử 2008

10/01/200800:00:00(Xem: 4793)

Tiến trình tranh cử sơ bộ tổng thống (TT) Hoa Kỳ trở nên sôi nổi và kịch tính, sau khi cử tri Iowa (Jan.3) đã giúp TNS Obama (D-IL) lên ngôi, giành tước hiệu "The Frontrunner" từ tay TNS Clinton (D-NY). 5 ngày sau đó (Jan 8), cử tri New Hampshire nhanh chóng tướt lại danh hiệu "the Frontrunner" từ tay Obama và trao lại cho TNS Clinton.  Kết quả bầu cử sơ bộ ở Iowa và New Hampshire đã làm đảo lộn mọi dự phóng, phân tích, thăm dò dư luận của giới phân tích và báo chí, cũng như đẩy các ứng cử viên vào tư thế: phải thay đổi nhanh chóng về chủ đề và đường hướng tranh cử.  Khía cạnh kịch tính của kỳ bầu cử sơ bộ Iowa và New Hampshire tạo nên một trạng thái " Lên & Xuống" dở khóc dở cười cho các ứng cử viên, đặc biệt TNS Clinton (D-NY)- ứng cử viên nữ đầu tiên và duy nhất, với tên tuổi được biết nhiều bởi vai trò cựu đệ nhất Phu Nhân. Cuộc tranh tài giữa Obama và Clinton xứng đáng để cho giới khoa học chính trị bỏ công hoàn thành một cuốn sách về cuộc tranh tài lý thú này.  Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của bài viết, chúng ta thử tìm hiểu và phân tích cuộc tranh tài Obama vs. Clinton qua khía cạnh tâm lý và nguyện vọng của cử tri trong mùa bầu cử 2008- mà được biết như:  Thái Độ và Hành Vi Chính Trị; và tìm hiểu vai trò và sức mạnh của thái độ & hành vi chính trị của cử tri đã làm cho các ứng cử viên " Lên Bờ, Xuống Ruộng- The Rise and Fall" cũng như quyết định đến sự thành bại trong chiến dịch tranh cử của mỗi ứng cử viên.

Thái độ và hành vi chính trị bắt nguồn từ sự nhận thức lẫn định kiến chính trị mà chúng xuất phát từ môi trường và điều kiện sống, tuổi tác, nghề nghiệp, đức tin và giới tính của mỗi cử tri. Do đó, chúng thường tạo nên một phong cách riêng biệt, tượng trưng cho một trào lưu và nhu cầu trong một thời kỳ hay một vùng nhất định.  Nhìn chung, có hai loại thái độ và hành vi chính trị rõ nét ở cử tri Iowa và New Hampshire: Futurism/theorism vs. Realism.  Thái độ và hành vi chính trị dễ dàng thay đổi theo thời gian và tình hình xã hội. Chúng thường được thể hiện qua lá phiếu vào các cuộc bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử. Do đó, các ứng cử viên phải nghiên cứu và tìm hiểu thái độ và hành vi chính trị của cử tri mỗi vùng và bang bằng cách nhìn vào điều kiện sống, sắc dân, giới tính và đức tin. Mặc dầu kết quả Iowa và New Hampshire đã mang lại vui buồn cho các ứng cử viên khác nhau; tuy nhiên, cả hai có chung một thông điệp: cử tri muốn có sự thay đổi trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, cho dù chỉ là ước mơ. Không có gì ngạc nhiên sau kết quả Iowa, hàng loạt ứng cử viên bắt đầu thay tên đổi họ.  Bây giờ mọi người đều có chung một họ là: CHANGE. Yếu tố thành công và thất bại của TNS Obama và Clinton tùy thuộc nặng nề vào sự cảm nhận và định kiến chính trị của mỗi cử tri hơn yếu tố chủ quan.  Cả hai ứng cử viên: Obama và Clinton, đều có một nét tương đồng- Họ là ứng cử viên TT đầu tiên- đại diện cho thiểu số: women and colored people và cùng đảng Dân Chủ. 

Hiện tượng Obama thì không xa lạ với giới nghiên cứu chính trị.  Tuy nhiên, điều đáng thảo luận là Obama đã nhận dạng chính xác về tâm lý, nguyện vọng ở cử tri trẻ, đặc biệt nữ giới tuổi từ 18-25.  Và Obama biến tâm tư của cử tri trẻ thành một thái độ và hành vi chính tri mới và đã giúp Obama từ đối thủ nhẹ cân (light weight), trở thành thượng thặng và được sống với danh hiệu "the Frontrunner" 5 ngày. Tâm lý cử tri trẻ muốn có gương mặt đại diện mới, trẻ trung và quan trọng là không phải sản phẩm cũ của văn hóa chính trị Washington.  Nói cách khác, ứng cử viên được lựa chọn phải là Người Ngoài (Outsider), bằng cảm nhận chính trị riêng của họ.  Obama đã xuất hiện đúng nơi và đúng thời điểm. Cho nên đã mang lại chiến thắng ngoạn mục cho chiến dịch tranh cử của Ông ở Iowa. Cử tri ở bang Iowa phảng phất tìm thấy hình ảnh của Bill Clinton ở Obama cách đây 16 năm về trước. Cả hai đều mang thông điệp Tương Lai và Trẻ Trung (46 tuổi). Bên cạnh đó, Obama đã biết khai thác yếu tố tâm lý của cử tri trẻ.  Họ không chú trọng nhiều đến quá khứ và hiện tại.  Họ chỉ muốn nghe nhiều về tương lai và hy vọng.  Do đó, giới cử tri trẻ đã nồng nhiệt ủng hộ chiến dịch tranh cử của Obama.  Đặc biệt cử tri nữ, tuổi từ 18 đến 25, bị lôi cuốn trước một ứng cử viên trẻ, khác giới tính. Khối cử tri này đã đưa Obama lên ngôi " the Frontrunner". Một yếu tố khác, Obama đã kết hợp khéo léo tài hùng biện của mình cùng với phương pháp rao giảng của các vị lãnh đạo tôn giáo.  Đó là sử dụng nghệ thuật trừu tượng:  Nói về Tương Lai- Hy Vọng và Hứa Hẹn, cho dù chỉ là ước mơ!  Chính nhờ vậy, mà thông điệp tranh cử của Obama đã đến được giới trẻ và làm lay chuyển thái độ thờ ơ chính trị của họ.  Tuy nhiên, cử tri New Hampshire đón nhận thông điệp Obama với sự dè dặt hơn. Họ tin rằng Action có giá trị hơn 1 ngàn lời nói.  

TNS Clinton trong thời gian trước kỳ bầu cử Iowa, luôn luôn được biết như người dẫn đầu " Frontrunner" của đảng Dân Chủ.  TNS Clinton nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tổ chức đảng Dân chủ địa phương khắp nơi của Hoa Kỳ và khối cử tri của tầng lớp trung lưu và cao niên.  Nay lại bị thua đậm, tình trạng chao đảo, hoang mang, và thay đổi.  Tâm lý cùng với những định kiến chính trị về giới tính đã làm cho TNS Clinton thất bại và nức nở ở Iowa (Jan 3).  Kết quả của Iowa cho thấy khá đông cử tri ở đây là trẻ và theo đuổi chủ thuyết tương lai (Futurist). Họ chưa sẵn lòng để đón nhận một vị tổng thống nữ- cứng rắn, ăn thua, kinh nghiệm và con cháu nội (Insider- sau khi Bill trở thành TT năm 1992). Thêm vào đó, cử tri nữ trẻ ở Iowa bị choáng ngợp trước sức quyến rũ của ứng cử viên khác giới.  Họ coi bà Clinton như một người kế thừa (entitlement); chứ không phải là một ứng cử viên bình thường như bao ứng cử viên khác. Hillary là sản phẩm của Washington. Nhóm cử tri này coi Bill là quá khứ! Hillary là hiện tại! Obama là tương lai và hy vọng! Sự hào quang của cựu TT Bill Clinton trong quá khứ một phần nào ảnh hưởng đến quyết định lá phiếu của cử tri Iowa và New Hampshire. Ở Iowa, cử tri trẻ nhìn TNS Clinton như Status Quo, không phải là nhân tố thay đổi (agent of change) Mặc khác, khối cử tri nữ trẻ này tỏ ra thiếu thiện cảm với ứng cử viên nữ Clinton- khi Bà có thái độ cứng rắn, ăn chịu với các ứng cử viên khác như Obama, Ewards và ứng cử viên đảng đối lập. Hình ảnh tough, big fighter and decisiveness (I am in to win) của TNS Clinton đã làm lu mờ đi yếu tố nữ tính.  Tuy nhiên, cử tri New Hampshire theo chủ nghĩa thực tế (realism).  Họ cân nhắc và so sánh hai ứng cử viên: Obama và Clinton; xem ai là người có khả năng, kinh nghiệm, bản lãnh, và am hiểu thể thức lề lối làm việc ở Washington để giúp họ thoát khỏi tình trạng đời sống khó khăn, kinh tế bấp bênh, lo âu tài chánh, y tế đắt đỏ, và cuối cùng cứu vãn tình trạng thâm thủng ngân sách do chiến tranh Iraq mang lại cho dân chúng Hoa Kỳ. Cử tri New Hampshire đã tìm thấy câu trả lời của họ vào hôm Thứ Ba Mồng 8 Tháng Giêng. Họ quyết định mượn bộ não "the Clintons" để thay đổi tình thế. Họ hy vọng " the Clintons" mới có khả năng lay chuyển tình thế như Bill đã từng làm sau khi nhận một tài sản khánh kiệt từ TT Bush cha năm 1992; và hy vọng TNS Clinton sẽ cải thiện tình trạng thâm thủng ngân sách, kinh tế, tài chánh, cũng như thay đổi một làn gió mới dễ chịu cho người dân Hoa Kỳ. Thời kỳ hậu Bush con.  Họ đã trả lại danh hiệu "the Frontrunner" cho TNS Clinton vào hôm Jan 8 bằng cách dành cho TNS Clinton 39% của tổng số phiếu đi bầu.  Sự hồi sinh (Comeback kid) của TNS Clinton chính nhờ vào khối cử tri nữ ở New Hampshire (bao gồm trẻ và cao niên) sau khi TNS Clinton bày tỏ tính nữ giới của mình vào hôm Jan 7 (nhỏ lệ sau kết quả Iowa) và nhận được sự đồng cảm từ khối cử tri quan trọng này.

Chặng đường từ đây cho đến 4 tháng 11 năm 2008 là khoảng thời gian dài đầy biến động, ngạc nhiên và kịch tính.  Các ứng cử viên sẽ tiếp tục buồn vui với chiến dịch vận động tranh cử của họ, đặc biệt vào ngày Super5 (Feb 5).  Hiện thời, khó mà tiên đoán ai sẽ là người Tổng Thống kế tiếp của Hoa Kỳ.  Chúng ta cũng không thể nhận xét thái độ và hành vi chính trị nào thì hợp lý và và hợp thời.  Chỉ có thời gian sẽ trả lời cho chúng ta một cách cặn kẽ những thắc mắc của mình.  Tuy nhiên, một điều mà hầu như chúng ta, dân chúng Hoa Kỳ, biết chắc là đời sống người dân Hoa Kỳ đang căng thẳng ngột ngạt bởi vật giá đắt đỏ ($100 per barrel), nợ nần chồng chất (housing slum and sub-prime mortgage- hơn 2 triệu hộ gia đình đang trên bờ mất nhà), nợ của quốc gia hơn 9 ngàn tỷ đô la (trung bình già trẻ chí mén nợ hơn 30 ngàn đô la chưa tính tiền lời mà mình không mượn), kinh tế bấp bênh (thất nghiệp 5%), và cuộc chiến Iraq tốn người đi làm đóng thuế gần 2 ngàn tỷ đô la kể từ ngày khai hỏa cho đến khi triệt thoái.  Do đó, chúng ta có thể tiên liệu được, thái độ và hành vi chính trị của cử tri Hoa Kỳ vào ngày tổng tuyển cử (Nov 4, 2008) sẽ rơi vào hai trường phái lựa chọn: Butter or Bullet! Kinh tế hay Chiến tranh!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.