Hôm nay,  

Di Dân Việt Nhập Cư CH Czech Tăng Cao, Đứng Hàng Thứ 3

21/10/200700:00:00(Xem: 2944)

Phan Kiên Cường đến Cộng Hoà Czech, thuộc Nam Tư cũ, vào năm 1993 đoàn tụ cùng cha, người đã từng học ngành kỹ thuật điện tại đây đồng thời sở hữu một doanh nghiệp.

Cường, nay 28 tuổi, cho biết "Tôi không cảm thấy xa lạ ở đây." Anh thông thạo ngôn ngữ bản xứ, đã từng học tại đây và thích "Phụ nữ Czech, bia và các tòa nhà cổ." Hiện anh là một trợ lý pháp lývà nói rằng anh được sự tôn trọng từ những đồng nghiệp bản xứ.

Tuy nhiên với ngày càng có nhiều người Việt Nam sang CH Czech định cư, các viên chức lo ngại sẽ có ít người cùng chia sẻ cảm thông với tháo độc của Cường. Jaroslav Bata, Đại Diện Thủ Tướng Bộ Ngoại Giao cho biết "Có sự khác biệt giữa di dân xưa và nay. Bây giờ nhiều người Việt định cư với lý do làm ăn. Thêm vào đó là hiện tượng tuyển dụng nhân công Việt Nam đang gia tăng." Trước đây, ông nói, người di dân thường là những người có văn hóa và có mối quan hệ với đất nước.

Vào năm 2001, khoảng 900 công dân Việt nộp đơn. Năm nay có khoảng 10.041 người. Vậy là kể từ năm 2000, số người Việt định cư tăng 73%, tức là gấp 5 lần từ năm 1994. Hiện nay, người Việt là số người cư ngụ đông đứng thứ 3 trong nước, sau dân Slovak và Ukraine.

Bata nói ông có thể nêu ra một số lý do giải thích việc gia tăng số người nhập cảnh. Thứ nhất là tin đồn về "một thiên đàng" CH Czech sau khi nước này gia nhập Schegen và có tin là kiểm soát gắt gao hơn trong vấn đề nhập cảnh. Thứ hai là việc buôn lậu sẽ dễ hơn. Thứ ba là việc một số người giả mạo làm đại diện các công ty trực thuộc chính phủ Czech nhận tiền từ người dân cả tin.

Dù vậy số người bị từ chối thị thực hiện nay đã lên mức 50%. Ông chỉ sợ rằng những người đến được Czech là những người "trẻ, thiếu kiến thức, có visa giả mạo, và không có tiền để gửi về quê nhà." Ông nói việc này sẽ tạo ra nhiều phiền phức sau này cho nền kinh tế Czech và mối an ninh cho người dân bản xứ. Hiện chưa có một chính sách cụ thể và rõ ràng về việc di trú và nhập cảnh.

Tuy nhiên, những người đã từng làm việc hoặc cộng tác với di dân Việt Nam thì nghĩ ngược lại. Họ cho rằng đất nước này cần có những công nhân mới. Eva Pechov, người đứng đầu Hiệp Hội Club Hanoi tại thủ đô Pra-ha nói số học sinh Việt sang đây cũng không phải ít và có nhiều người hoà nhập được với cuộc sống tại đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.