Hôm nay,  

Hội Thảo: Văn Học Mạng Đã Xóa Biên Giới Truyền Thống

15/12/201000:00:00(Xem: 2866)

Hội Thảo: Văn Học Mạng Đã Xóa Biên Giới Truyền Thống; Nhạc Sĩ Hoàng Ngọc Tuấn Với “Hát Thơ Tình Cờ” Đầy Xúc Động


Hình 1:

Từ trái: Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, và Phùng Nguyễn.

 

 

 

 

Hình 2:

Từ trái, đang ngồi là Trịnh Thanh Thuỷ, Phạm Phú Minh, và Nhã Ca (đứng).

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3:

Bày tỏ quan tâm: sao văn học hải ngoạị chưa hội nhập với văn học quốc nội"

WESTMINSTER (VB) -- Một buổi hội thảo và văn nghệ đã thực hiện hôm Thứ Bảy 11-12-2010 tại Việt Báo Gallery.
Cuộc hội thảo đã diễn ra sôi nổi, gây nhiều chú ý và quan tâm – trong đó Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc trình bày về hiện tình văn học VN, về các tạp chí văn học in trên giấy và  ảnh hưởng từ các tạp chí văn học trên mạng. Hai diễn giả kế tiếp là, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn trình bày về tạp chí văn học Tiền Vệ (tienve.org), và nhà văn Phùng Nguyễn trình bày về tạp chí văn học Da Màu (damau.org).
Phần văn nghệ có chủ đề Hát Thơ Tình Cờ, do nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn trình diễn các ca khúc anh sáng tác bất chợt từ những dòng thơ của Tagore, Osip Mandelstam, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Hermann Hesse, Rainer Maria Rilke...
Điều hợp chương trình là các nhà văn Phạm Phú Minh và Trịnh Thanh Thủy.
Trong số quan khách tham dự có Vũ Ánh, Đặng Phú Phong, Nguyễn Đức Quang, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Mạnh Trinh, Mai Thanh Truyết, Anh Thành, Bích Huyền, Nguyễn Hoàng Nam, Võ Thắng Tiết... và một số vị bên Viện Việt Học như các chị Kim Ngân, Đỗ Lệ Hương. Đặc biệt, có một nữ du học sinh đã nêu lên những câu hỏi với GS Nguyễn Hưng Quốc về  nỗ lực hội nhập văn học ngoàì và trong nước.
Nhà văn Phạm Phú Minh mở đầu bằng lời trình bày, kể rằng hai vị khách từ Úc tới -- Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn -- 4 năm trước cũng đã được mời hội thảo nơi hội trường Người Việt, lúc đó là vài ngày sau buổi ra mắt sách của nhà văn Võ Phiến, nên còn nhiều vị khách xa  từ Washington DC, Virginia, San Jose, New York... tới. Ông nói rằng hai diễn giả lúc naò cũng được quý trọng, với những công trình riêng của họ.
Nhà văn Nhã Ca được mời lên với tư cách chủ nhà, đã cảm ơn, chúc lành và bày tỏ lòng tôn trọng tới ba diễn giả -- nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, và nhà văn Phùng Nguyễn.
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy kế tiếp giới thiệu sơ lược về ba diễn giả. Điểm quan trọng nêu lên một phương diện mới của văn học VN nơi đây: NH Quốc và HN Tuấn là đồng chủ bút trang Tiền Vệ, và Phùng Nguyễn là đồng chủ biên trang Da Màu.
GS Nguyễn Hưng  Quốc đã trình baỳ về chuyển biến mới của văn học các năm gần đây, trong đó, theo ông có 4 xu hướng chính:
(1)xu  hướng mạng hóa (Webization);
(2)xu hướng phi tâm hóa (Decentralization);
(3)xu hướng giảỉ lãnh thổ hóa (Deterritorialization);
(4)sự hình thành các cộng đồng lưu vong toàn cầu.
GS Quốc nói, tuy rằng nhà văn trong nước đông hơn, nhưng văn học hải ngoaị nhiều tác phẩm xuất sắc hơn trong nước, một phần vì các nhà văn hải ngoại du nhập bút pháp mới từ ngoàì, và từ địa phương nơi họ cư ngụ. Có hơn 1,000 hội viên trong Hội Nhà Văn VN, nhưng Hội naỳ chỉ có báo, nghĩa là những vấn đề thời sự báo chí của hội và ccá nhà văn trong nước, mà không có tạp chí sáng tác đúng nghĩa. Haỉ ngoại tuy ít, nhưng có các tạp chí sáng tác đúng nghĩa, luôn luôn có sáng tác mới, và mỗi thời đều có những dấu ấn riêng của mỗi tạp chí. Thí dụ, tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Việt... nhưng bây giờ các tạp chí in trên giấy chỉ còn Hợp Lưu là sống thoi thóp.
Nhưng tình hình xuất bản còn thê thảm hơn, theo GS Quốc, bây giờ chỉ còn NXB Văn Mới là còn trụ được. Về số ấn bản in, trước kia in mỗi đầu sách trung bình là 1,000 bản, bây giờ có khi chỉ còn 300 bản, mà bán vẫn không hết. Như thế, lại là tình hình chung cả trong nước, nơi văn hóa đọc đã bị sút giảm, vì cả nước hơn 85 triệu dân nhưng nhiều đầu  sách hiện nay chỉ in có 1,000 bản. Điều khác giữa hải ngoại và trong nước là, số lượng in giảm nhưng trong nước uôn luôn có nhiều đầu sách hơn.
Tuy là báo động trước hiện tượng các tạp chí in giấy đóng cửa, nhưng báo mạng lại phát triển, nổi bật về văn học là Tiền Vệ và Da Màu, đây cũng là 2 báo mạng duy nhất có bài về văn học mỗi ngaỳ, và là bài mới.
Các tạp chí mạng trong nước cũng mỗi ngày có bài, nhưng không có bài mới, và cực kỳ ít bào do tác giả gửi trực tiếp tới. Trong khi đó, trang Tiền Vệ trung bình mỗi ngày có 4-6 tác phẩm mới, về thơ, truyện, bình luận; và Da Màu có 3-4 tác phẩm mới.
GS Quốc nói, như thế hai báo mạng này mỗi tháng có trung bình 250 tác phẩm mới, nhiều hơn tất cả các tạp chí văn học nào có trước đây – nghĩa là, văn học không chết, mà chỉ hóa thân thôi.
Hiện tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Trên ccá báo viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp... thì báo mạng đã lộ rõ ưu thế so với áo in.
GS Quốc nói văn hóa đọc tại VN thực sự chưa phát triển bao nhiêu. Thời 1930-45, sac1h in trung bình 3,000 bản/đầu sách, lúc đó dân số VN là 17 triệu   người.


Khi chia đôi đất nước, Miền Nam trung bình 3,000-5,000 ấn bản/đầu sách. Bây giờ hơn ba thập niên thống nhất, chỉ in với 1,000 ấn bản/đầu sách, về phê bình văn học có khi in chỉ 500 bản. Có thể vì NXB trốn thuế, hoặc là trốn tiền nhuận bút, nhưng thực tế chung là văn hóa đọc yếu.
Sự chuyển hóa do văn hóa mạng sẽ giết chết một khối độc giả chỉ quen đọc trên bản giấy. Cũng y hệt như thời các cụ Hán Học, khi gặp văn học chữ quốc ngữ là kể như mù chữ, nhưng các cụ còn nhìn thấy scáh, còn biết là có nền văn học mới. Nhưng bây giờ, khi những người không dùng Internet, thì không thể biết là có nền văn học trên mạng  như thế. Đó là thực tế, rất nhiều độc giả không biết về Tiền Vệ và Da Màu. Và hiện tượng “mù chữ số” làm phân hóa theo tuổi, theo giới tính, theo trình độ văn hóa.
GS Quốc nói, thời xưa Hà Nội là trung tâm văn học, và khi chia đôi, trung tâm văn học là Hà Nội và Sài Gòn. Tương tự, mới nhiều năm trước, California là trung tâm vă học lưu vong. Bây giờ thì Internet đã xoá nhòa lãnh thổ, ngồi bất kỳ đâu cũng tiếp cận được nền văn học mạng này. Như thế, khaí niệm thủ đô văn học lưu vong của California đã bị truất phế trước quá trình mạng hóa. Tiền Vệ do ban biên tập ở Úc, nhưng Hoàng Ngọc Tuấn ở Sydney và  Nguyễn Hưng Quốc ở Melbourne, cách nhau tới 12 giờ lái xe, và máy chủ (server) lại đặt ở Mỹ. Hay như Da Màu, chủ biên là Phùng Nguyễn ở Bakersfield, miền trung California, và  ban chủ biên có người ở tận Miền Đông Hoa Kỳ, cách nhiều ngaỳ laí xe. Ý niệm về lãnh thổ không còn tồn tại.
Một điểm đặc biệt: hầu hết các nhà văn bất đồng với chính phủ VN đã phải gửi tác phẩm ra các báo mạng hải ngoại. Bất đồng không có nghĩa la chính trị, mà có khi vì phong cách sáng tác, vì trường pháí thẩm mỹ, vì đề tài và ngôn ngữ, vân vân.  Tất cả các nhà văn cac1h tân ngôn ngữ đều tìm gửi bài ra hải ngoại, như nhóm Mở Miệnh, hay các tac1 giả Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Quốc Chánh...
Như thế, những gì ngăn cách truyền thống, như Nam và Bắc, như trong nước và ngoài nước, như quá khứ chính trị và xã hội, đều dễ bị xóa nhòa trên các báo   văn học mạng. Và chỉ còn một điều: các nhà văn chính thống  của nhà nước thì không cộng tác với báo hải ngoại. Có lẽ chính phủ không cấm, nhưng họ ngaị ngần. Như vậy, báo văn học mạng như Tiền Vệ và Da Màu đã trở thành các trung tâm thử nghiệm. Văn học hải ngoại đã không chết, mà trở thành dung hợp các khám phá mới nhất.
Tiếp theo, Hoàng Ngọc Tuấn sử dụng máy chiếu hình để giới thiệu về trang Tienve.org, và Phùng Nguyễn giới thiệu Damau.org.
Các ban biên tập và phương cách làm việc của hai trang này được trình bày qua hình ảnh và giải thích.
Phần câu hỏi đặc biệt, có một thiếu nữ hỏi về tại sao văn học hải ngoạị chưa hội nhập được với văn học trong nước – cô dẫn ra rằng, văn học hải ngoại tiếng Trung  Hoa đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong các đạị học ở Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nói rằng mọi chuyện hội nhập nằm ngoàì tầm tay của các nhà văn hải ngoại, nhưng thực tế là các đạị học Trung Quốc vẫn bị cấm đọc Cao Hành Kiện, nhà văn lưu vong TQ có giải Nobel văn học.
Trong phần văn nghệ, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đã trình tấu và hát các ca khúc phổ từ thơ Mandelstam, Tagore, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Rilke, Hesse...
Bài “Nhịp Ba” của Thanh Tâm Tuyền với âm vang khtá vọng tự do:
“Ngực anh thủng lỗ đạn tròn. Lưỡi lê thấu phổi. Tim còn nhảy đập. Nhịp ba nhịp ba nhịp ba. Tình yêu, tự do mãi mãi...”
Và anh hát ca khúc phổ từ bài thơ “Tôi Vẫn Ðợi” của Thầy Tuệ Sỹ:
“Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
Trong bóng tối hận thù tha thiết mãi
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng...”
Hoàng Ngọc Tuấn kể rằng, năm 1988 nghe tin Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát bị tuyên án từ hình, anh từ Sydney đã cùng vài người bạn vẽ biểu ngữ, viết tiểu sử 2 thầy lên bích chương và tờ rời, cùng bạn lái xe về thủ đô Canberra để ngồi biểu tình, áp lực quốc hội Úc can thiệp. Anh và các bạn đã ngồi nhiều ngày, thay nhau tuyệt thực, mời gọi các nghệ sĩ Úc tham dự tranh đấu cho 2 vị sư.
Hoàng Ngọc Tuấn kể rằng, anh là người Nha Trang, nên có nhiều nhân duyên với Cùa Hải Đức, Nha Trang, nơi nhiều nghệ sĩ tu sĩ từng cư ngụ, như Phạm Công thiện, Tuệ Sỹ... Và trong những ngày biểu tình ngồi ở Canberra, anh đã phổ nhạc bài thơ “Tôi Vẫn Đợi” của Thầy Tuệ Sỹ...
Và bây giờ, Thầy vẫn đợi với dòng thơ tuyệt bút:
Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm Lịch Sử
Dài con sông tràn máu lệ Quê Cha...
Các độc giả vẫn còn có thể tham dự một hội thảo mới vào cuối tuần này ở Viện Việt Học.
Chủ nhật 19-12-2010 từ 2:00 PM - 4:00 PM. Đề tài: Dạy tiếng Việt cho học sinh Việt Nam: dễ hay khó" Diễn giả: Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc
Viện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683. Web-site: viethoc.com/E-mail: info@viethoc.com/Tel: (714) 775-2050.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.