Hôm nay,  

New Orleans: Ân Nhân Của Cộng Đồng Tị Nạn Việt Nam

17/09/200500:00:00(Xem: 7299)

-Tháng 4 năm 1975, hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ xứ ra đi tị nạn Cộng sản trên khắp năm châu với một tương lai đen tối và vô vọng. Một số lớn đồng bào tị nạn đã đến định cư tại khắp nơi trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Nhiều địa phương khác nhau đã miễn cưỡng tiếp nhận định cư người tị nạn Việt Nam, ngược lại nhiều thành phố khác đã mạnh dạn hân hoan đón nhận đồng bào tị nạn Việt Nam với vòng tay mở rộng, trong số đó có thành phố New Orleans, Louisiana.
Đầu tháng 5 năm 1975, qua sự vận động tích cực của cựu Thị trưởng New Orleans Moon Landrieu, Hội đồng Thành phố New Orleans đã đồng nhất ra nghị quyết đón nhận định cư khoảng 5,000 người tị nạn Việt Nam trong giai đoạn đầu và sau đó hàng chục ngàn người tị nạn khác cũng đã lần lượt bồng bế nhau về vùng đất ấm New Orelans để chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Chúng tôi cũng đã may mắn là một trong những người Việt Nam tị nạn đầu tiên đến New Orleans, Louisiana vào ngày 5 tháng 5 năm 1975. Thành phố và người dân New Orleans đã nhiệt tình mở rộng vòng tay chào đón và tạo sự gần gũi cho chúng tôi cũng như nhiều đồng hương Việt Nam khác trong giai đoạn đầu của cuộc sống tha hương với nhiều bỡ ngỡ, lo âu và sự thương nhớ khôn cùng quê hương Việt Nam thân yêu.
Khí hậu oi bức mùa hè và những trận mưa dai dẳng của mùa mưa tại New Orleans đã tạo cho chúng tôi sự gần gũi với quê hương thứ hai này và cũng giúp cho chúng tôi vơi đi phần nào nỗi sầu viễn xứ. Cuộc đời chúng tôi đã được sinh ra và lớn lên trong thời chiến tại Việt Nam. New Orleans đã giúp cho chúng tôi trưởng thành với nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm sống tại Hoa Kỳ.
Với cuộc sống ly hương và sự thương nhớ quê hương Việt Nam và gia đình còn kẹt lại, New Orleans đã giúp cho chúng tôi thêm nhiều nghị lực để phấn đấu trong việc ổn định cuộc sống mới đầy chông gai. Người dân và chính quyền New Orleans đã tạo mọi sự dễ dàng cho cuộc sống mới của chúng tôi và cộng đồng người Việt tị nạn.
Qua chương trình huấn nghệ và học Anh ngữ CETA, hàng ngàn người Việt tị nạn năm 1975 tại New Orleans đã lần lượt đi học Anh văn và học nghề đồng thời nhận được lương căn bản phụ trợ trong suốt thời gian học nghề để hội nhập cuộc sống tại Hoa Kỳ. Những khu vực chung quanh thành phố New Orleans đã được đồng bào tị nạn Việt Nam xâm chiếm lần hồi đã trở thành những cộng đồng Việt Nam ở khu Woodlawn/Algiers, Harvey, Marrero, Versaille, Gretna v.v . . . Dân số cộng đồng người Việt tại New Orleans và vùng phụ cận đã lên đến khoảng 40,000 người trong thời gian gần đây. Những nhà thờ Công giáo và chùa chiền Phật giáo đã được xây cất trong những khu vực có đông người Việt cư ngụ. Với sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục Phillip Hannan, cộng đồng Công giáo Việt Nam tại New Orleans đã có được một giáo xứ riêng biệt tại vùng New Orleans East, Giáo xứ Nữ Vương Việt Nam do cựu Đức Ông Dominic Mai Thanh Lương quản nhiệm. Gần đây nhất Đức Ông Mai Thanh Lương đã được Tòa Thánh Vatican nâng lên hàng Giám Mục và thuyên chuyển về giáo phận Orange County, California.
New Orleans là một thành phố hết lòng với cộng đồng người Việt tị nạn về mặt chính trị. Qua sự vận động của Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Hội Đồng Thành Phố New Orleans đã yểm trợ mạnh mẽ cho những sinh hoạt chính trị của cộng đồng người Việt tị nạn. Tháng 4 năm 1985, chúng tôi và Hội Cựu Quân Nhân V.N.C.H. tại New Orleans đã vận động để Hội Đồng Thành Phố New Orleans ra nghị quyết với tuyệt đối đa số phiếu công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ và Ngày 19 tháng 6 là Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực V.N.C.H.. Cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa đã được anh em cựu quân nhân chúng tôi kéo lên trước tiền đình Tòa Thị Chính New Orleans với 21 phát đại bác chào mừng của Lực Lượng Phòng Vệ Louisiana đã làm rung chuyển đường phố New Orleans và đã khiến cho hàng ngàn đồng bào Việt Nam tị nạn rơi lệ xúc động sau 10 năm sống cảnh ly hương.
Tháng 6 năm 1986, toàn thể Hội Đồng Thành Phố New Orleans cũng đã chấp thuận lời đề nghị của chúng tôi và Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa ra nghị quyết cho phép đổi tên đường St. Maxent trong khu vực đông dân cư người Việt tị nạn tại cộng đồng New Orleans East thành đường Saigon Drive.
Tháng 9 năm 1986, với sự vận động tích cực của Hội Cựu Quân Nhân V.N.C.H., Hội Đồng Thành Phố New Orleans đã ra nghị quyết chấp thuận cho việc xây cất Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên tại hải ngoại tọa lạc tại góc đường Basin và Iberville trong trung tâm thành phố, khu vực French Quarter. Đài chiến sĩ trận vong Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên tại hải ngoại đã được chánh thức khánh thành vào tháng 8 năm 1988. Cũng trong nghị quyết này, Hội Đồng Thành Phố một lần nữa đã công nhận Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cho phép hàng ngàn cựu quân nhân Việt & Mỹ diễn hành trên đại lộ Canal thuộc khu phố chánh của thành phố New Orleans. Hàng ngàn cựu quân nhân Việt & Mỹ đã hiên ngang diễn hành chung trong dịp này trong nhịp bước đều đặn theo điệu nhạc hùng của ban quân nhạc thuộc Sư Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và tiếng vỗ tay vang dậy của hàng chục ngàn người dân New Orleans đứng dọc theo đại lộ Canal. Hơn 300 cảnh sát viên tại New Orleans và Jefferson Parish đã sốt sắng tình nguyện đứng giữ trật tự an ninh khắp khu vực diễn hành cho buổi Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực V.N.C.H. thêm phần trang trọng và oai nghi mà không có một lời than phiền hay điều kiện nào.
Sự yểm trợ nhiệt tình của chính quyền thành phố New Orleans và người dân địa phương cũng như những nhân viên công lực của hai lực lượng cảnh sát ở New Orleans và Jefferson Parish Sheriff's Office đối với cộng đồng người Việt tị nạn đã làm sáng ngời chánh nghĩa quốc gia tại hải ngoại. Nhà văn quân đội Phạm Huấn đã mô tả New Orleans là "Điểm Tựu Hội" của người Việt hải ngoại sau khi ông đến thành phố tình nghĩa này để tham dự cuộc diễn hành Ngày Quân Lực V.N.C.H. năm 1987.

Sáng Thứ Hai 29 tháng 8 năm 2005, trận bão Katrina với sức gió mạnh cấp 5 đã đưa thành phố thân yêu New Orleans đi vào khúc quanh đen tối nhất của lịch sử Hoa Kỳ về sự thiệt hại do thiên tai gây ra. New Orleans đã chìm đắm trong biển nước và khiến cho hàng trăm ngàn người dân hiền hòa New Orleans phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất với một tương lai vô vọng. Hình ảnh người dân New Orleans bồng bế dắt dìu nhau ra đi tị nạn thiên tai đã gợi lại hình ảnh đau lòng 30 năm về trước của thời điểm 30 tháng 4 năm 1975.
Hình ảnh điêu tàn của New Orleans thân yêu sau trận bão Katrina đã gây xúc động mạnh mẽ đối với cá nhân chúng tôi. Chúng tôi đã đến New Orleans 30 năm trước với hai bàn tay trắng và một bọc quần áo nhỏ để khỏi sự cuộc sống tị nạn lưu vong. Trong 15 năm sống nơi đây New Orleans đã lưu lại trong đời chúng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm trôi nổi của một kẻ mất nước. New Orleans đã ôm ấp và che chở cho cuộc đời tha phương cầu thực đầy vất vả lúc ban đầu của chúng tôi, và thành phố ân tình này đã nung đúc chúng tôi trở nên dầy dặn và phong sương hơn. Chúng tôi đã bất lực khi nhìn thấy New Orleans bị thiên tai tàn phá. Chúng tôi đã khóc thật nhiều cho New Orleans khi hồi tưởng lại chính cuộc đời tị nạn của mình 30 năm trước nơi miền đất thân yêu này. Chúng tôi hy vọng sự điêu tàn hiện tại của New Orleans chỉ là một cơn ác mộng rồi sẽ qua. Chúng tôi cương quyết sẽ trở lại New Orleans trong một bình minh rực rỡ hơn.
New Orleans đã mở rộng vòng tay ấm áp đón tiếp người Việt tị nạn trong 30 năm qua với bao tình cảm chứa chan. Trong hoàn cảnh bi cực này của New Orleans, chúng ta không thể nào ngồi yên để nhìn New Orleans bị bức tử như hoàn cảnh đất nước thân yêu của chúng ta 30 năm về trước. Chúng tôi xin kêu gọi quí đồng hương tị nạn Việt Nam hãy hợp sức cùng chúng tôi để cứu tử New Orleans, một thành phố đã bày tỏ quá nhiều ân tình với chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa trong hơn 30 năm qua. Truyền thống của người Việt Nam chúng ta là lấy sự thủy chung và tương thân tương ái làm căn bản cho việc xây dựng quê hương cộng đồng. Cũng trong tinh thần đó, chúng tôi xin kêu gọi sự hảo tâm và lòng bác ái của quí đồng hương Việt Nam hải ngoại cho việc cứu trợ New Orleans và nạn nhân bảo lụt Katrina.
Nạn nhân bão lụt Katrina bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Từ giây phút đầu tiên khi Katrina thổi vào New Orleans và vùng phụ cận, lực lượng cảnh sát tại New Orleans và Jefferson Parish Sheriff's Office đã liên tục làm việc ngày đêm không ngừng trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn để bảo vệ tài sản và sinh mạng của người dân New Orleans. Gia đình của những cảnh sát viên này cũng đã không thoát khỏi trở thành nạn nhân bảo lụt. Nhà cửa, tài sản và gia đình họ đã bị tiêu hủy, tàn phá và ngập lụt như những người nạn nhân khác. Tuy nhiên đa số nhân viên cảnh sát New Orleans và Jefferson Parish vẫn tiếp tục ở lại nhiệm sở để thi hành công tác cứu người và bảo vệ an ninh cho thành phố mà họ đã được giao phó. Thân xác họ rã rời vì làm việc liên tục ngày đêm, tinh thần họ giao động vì tương lai đen tối trước mặt và gia đình họ bị phân tán khắp nơi. Khi chúng tôi ngồi viết bài này, bốn sĩ quan cảnh sát New Orleans đã tự sát vì giao động tinh thần cực độ. Đối với chúng tôi, tất cả nhân viên cảnh sát còn lại tại nhiệm sở của hai lực lượng cảnh sát New Orleans và Jefferson Parish là những người anh hùng trong hoàn cảnh này. Tinh thần phục vụ cao độ của họ đáng được đề cao và gia đình họ cũng xứng đáng được trợ giúp như bất cứ một nạn nhân bão lụt nào khác. Chúng tôi đã được vinh dự phục vụ trong cả hai lực lượng cảnh sát anh hùng này từ năm 1980 đến 1990.
Trong tinh thần tri ân những anh hùng cảnh sát tại New Orleans và Jefferson Parish cũng như thành phố ân nhân thân thuộc New Orleans chúng tôi sẽ phối hợp với anh Nam Lộc, Quốc Thái/Chương Trình Phát Thanh Saigon Radio Hải Ngoại, Kỳ Phát/Bán Nguyệt San Trẻ, và những nghệ sĩ thân hữu để thực hiện một buổi gây quỹ dự trù vào ngày Thứ Bảy 1 tháng 10 năm 2005 tới đây tại sân vận động Trường Đại Học Golden West Community College tọa lạc tại số 15744 Golden West, Huntington Beach, California vào lúc 3:00 giờ đến 6:00 giờ chiều. Chúng tôi xin kêu gọi sự đóng góp tích cực của quí đồng hương để làm xoa dịu phần nào sự mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần của những anh hùng cảnh sát New Orleans và Jefferson Parish Sheriff's Office và gia đình họ trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Tiền thu được sẽ được chuyển trực tiếp đến Thị Trưởng Ray Nagin của New Orleans trong việc cứu trợ nạn nhân bão lụt và tái thiết thành phố.
Chúng tôi thiết nghĩ đây cũng là một cơ hội mà những người Việt tị nạn chúng ta có thể bày tỏ phần nào nghĩa cử đền đáp ân tình đến với thành phố thân thương New Orleans nơi đã cưu mang đồng hương tị nạn chúng ta trong 30 năm qua để ngày hôm nay cộng đồng chúng ta có được một cuộc sống khả dĩ sung túc và bình an nơi đất nước này.
New Orleans là một ân nhân đầy tình nghĩa của hàng ngàn người Việt tị nạn Cộng sản. New Orleans là một người bạn đồng minh trung kiên đã bao lần ra nghị quyết để công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu, cũng như bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với quân lực kiêu hùng Việt Nam Cộng Hòa và tập thể cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại. New Orleans đã dành một mảnh đất lý tưởng ngay giữa trung tâm khu vực du lịch French Quarter cho chúng ta xây dựng một Đài Chiến Sĩ Trận Vong V.N.C.H. đầu tiên tại hải ngoại để ghi lại dấu tích của người Việt tị nạn tại phần đất tự do này. New Orleans đang lâm vào hoàn cảnh bi đát vì bị bão lụt tàn phá. Với một truyền thống trung thành và công trả, ơn đền, cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta hãy cố gắng bằng mọi cách để chứng minh trước dư luận thế giới rằng chúng ta là một tập thể có trước có sau và chung thủy một lòng.
Cộng đồng người Việt quốc gia sẽ không bao giờ Quên Ân Nhân, Bỏ Bạn Bè. Chúng ta sẽ phụ lực bằng mọi cách để cứu sống New Orleans, một thành phố đầy tình nghĩa anh em đối với cộng đồng người Việt tị nạn liên tục trong suốt 30 năm qua.
Mong thay!

Jimmy Tòng Nguyễn
Điện thoại liên lạc (949) 683-5003
- Cựu Phụ Tá Thị Trưởng New Orleans Đặc Trách Á Châu Sự Vụ 1986 - 1988
- Cựu Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa New Orleans 1985 - 1988
- Cựu Sĩ Quan Cảnh Sát New Orleans và Jefferson Parish 1980 - 1990

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.