Hôm nay,  

Người Đàn Ông Ôm Con

27/06/200900:00:00(Xem: 5096)

Người Đàn Ông Ôm Con

Lê Việt Điểu

(LỜI GIỚI THIỆU: Giải thi viết Kỷ Niệm 30 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân – Geneve 20-7-2009/ San Jose 18-7-2009 do Hội Văn Hóa & Văn Nghệ Việt Mỹ tổ chức với các đề tài vượt biển, trại tị nạn và cuộc sống mới lưu vong xứ người sau nhiều năm nhìn lại. Xin mời quí thuyền nhân năm xưa tham gia. Bài vở xin gởi email: vietnamthuyennhan@yahoo.comhay vào www.vietnamthuyennhan.combiết thêm chi tiết. Mời quí vị đọc bài của tác giả Lê Việt Điểu.)
Người Đàn Ông Ôm Con.
Lê Việt Điểu
Vào khoảng trời vừa đứng bóng, bà Năm phủi phủi rồi chống tay vào đầu gối đứng dậy. Bà đấm đấm vài cái vào sau lưng ở khoảng lưng quần, bà cảm thấy ê ẩm. Thở hắt ra một hơi dài, bước đi mấy bước về phía giàn mướp, bỗng như trực nhớ điều gì bà cất tiếng gọi: "Hai ơi, hai à! ra má biểu coi con." có tiếng trả lời từ sau vườn nơi mấy nọc trầu dây vừa xanh lá. "Dạ! con đàng này má ơi. Có chuyện gì vậy má." "À! mày ngoài đó hả con. Má chỉ muốn nhắc chừng sắp tới giờ phải đi rồi đó con à, lo vô mà sữa soạn thì vừa. À! mà con nhỏ đâu rồi"" Bà cố nén tiếng thở dài: "Nó đi rồi chắc nhà quạnh quẻ lắm." "Dạ có gì đâu mà sửa với soạn." Cô Hai cố giữ giọng cho được tự nhiên. Bà Năm tiếp tục đi lại giàn mướp ở góc nhà sau bên chuồng heo bỏ trống cạnh mấy bụi chuối già hương, nơi đó có mấy con gà giò đang bươi móc kiếm ăn. Bà Năm đập hai bàn tay vào nhau, miệng la đuổi bầy gà khỏi mấy gốc chuối. Đàn gà hoảng sợ chạy tứ tán. Nhìn quanh khu vườn, bà thở dài ngao ngán. Ngày ông Năm còn sống cả cái vườn năm công đất, những vồng trầu xanh tươi mơn mởn, cái ao trước sân cá đớp bóng tung tóe nước lên tận mé ao. Hàng dừa xiêm sai trái. Thời thế đổi thay, ông Năm phải nhượng lại bớt cho hợp tác xả với số tiền khiêm tốn gần như cho không, ổng buồn rầu riết rồi sinh bệnh lại thêm tuổi già đã vật ngã ông trong cơn đau không có dấu hiệu báo trươc là ổng sẽ bỏ bà ra đi vĩnh viễn. Vợ chồng già chỉ mỗi một thằng con lại dính vào chuyện "ngụy quân,ngụy quyền" đi biền biệt không về. Độc đinh cô quả, bà Năm sống với con dâu và đứa cháu ngoại lên bảy. Cảnh nhà càng ngày càng sa sút, con dâu phải chạy chợ kiếm thêm mới đủ cho những chuyến đi thăm chồng ở tận miệt Đồng Xoài, Cà Tum, Sông Bé. Bà Năm nhìn con dâu, bà thương yêu như con đẻ, lòng dạ quặn đau thở dài chép miệng: "Cầu xin cho nó được bình an." "Hai à, vô mà chuẩn bị đi con." Cô Hai đi lại gần mẹ, giọng ái ngại: " Má! Tụi con đã chuẩn bị hết mọi thứ rồi. Tụi con nghĩ đã nát nước hông đi hổng được. Má cũng biết đó, từ ngày thu xếp cho ảnh trốn về đến nay con lo ngay ngáy trong lòng. Ngoài mặt con làm bộ như hổng có gì, nhưng má cũng biết mà..."Cô Hai chợt ngưng ngang, giọng chùng xuống như sắp khóc. Bà Năm quay lại nhìn con ái ngại cũng không biết nói gì, trông bà như già thêm, nét nhăn trên trán lõm hẳn xuống như mấy đường mương dẫn nước vô vườn trầu.
"Tụi con đi rồi...tương lai cũng hổng biết ra sao; còn má...má già hổng ai chăm sóc... Nhưng má ơi tụi con đâu biết phải làm sao."
"Má cầu xin Phật Trời ngó nghĩ lại gia đình mình, cho các con bình yên. Má cũng già rồi"- bà Năm Nhìn xa vắng- "Gần đất xa trời có về với ba con má cũng đâu có tiếc rẻ gì nữa. Chỉ tội nghiệp cho các con. Má sẽ vô chùa làm ông quả cho hết kiếp này." Bà đổi giọng ấm áp. "Con nhỏ đâu rồi Hai""
"Nó trong nhà, nó hổng biết gì, nó nghĩ cũng như các lần đi thăm ba nó trước kia."
" Má muốn vô với nó một chút. Tự sáng giờ má cố giữ cho lòng mình bình thản, má ra đây để cố tránh xúc động. Má biết má nhìn nó má sẽ không cầm được nước mắt... Nhưng má muốn ôm nó lần cuối."
Bà Năm quày quả bước vô nhà, bóng bà đổ xiêu vẹo trên mấy liếp trầu, con mương, đổ tràn ra khoảng sân đầy ánh nắng. Cô Hai đứng lặng nhìn. Hai vai cô rung rung. Những liếp trầu nhung nhúng lá rung rinh trong gió. Mùi đất, mùi hăng hăng của mấy giỏ trầu vừa mới hái phả vào mủi cô cái vị của quê hương. Cái mùi quen thuộc với cô Hai từ ngày bước chân về làm dâu nhà này. Tâm trạng của cô Hai lâng lâng khó tả. Nửa như mừng vui, nửa như xúc động, lo lắng, đắn đo. Dù đã quyết định không thể thay đổi gì được nữa. Mọi chuyện đã được sắp đặt xong xuôi, có muốn thụt lui cũng không còn đường thoái, nhưng cô vẫn ngại ngùng, vẫn thấy bất an.

******

Cô Hai tay dắt con, tay mang túi quần áo đứng đón xe từ hướng Trảng Bàng chạy về. Bà con trong xóm thấy cô đứng với con họ đều vồn vả vui vẻ chào:
" Đi thăm chồng đó hả cô Hai."
"Con nhỏ dòm lớn bộn rồi đó nghe. Có nghe tin bao giờ ba nó được về chưa" Nghe đâu lúc này họ thả nhiều đợt lắm đó."
Cô Hai nhìn những bà con trong xóm, những người nông dân chất phát, bằng ánh mắt tỏ dấu biết ơn. Cô đứng lặng nhìn quanh thôn xóm bình yên của quê cô như thầm từ giả, cô tạ từ nơi chôn nhau cắt rún bằng ánh mắt thiết tha, bằng cảm tình sâu đậm không thể nói được bằng lời. Cô đi hôm nay, cô không biết ngày nào sẽ về nhìn lại nơi này. Cô ráng thu vào trí nhớ những bờ mương, những con suối, những liếp trầu, nơi cô chăm chút sớm trưa. Tiếng máy xe lam đưa trầu ra chợ, tiếng lộc cộc của những chiếc xe thổ mộ đi về. Tất cả những âm thanh đã làm thành một chuỗi dài sống động, nó là một phần cuộc sống của cô và bà con xóm này. Những buổi trưa hè cánh đồng ngập nắng và gió, những luống đất nức nẻ, khô cứng vì thiếu mưa. Những bông hoa dại ven đường...Tất cả trong phút giây sẽ trỡ thành quá khứ, và mãi mãi cô chẳng có dịp nhìn lại" Một chiếc xe lam trờ tới đổ xịch lại bên hai mẹ con, khói phun mù mịt. Cô đã quá quen với cái mùi nồng của hơi khói này từ ngày cô biết gánh trầu ra chợ.
"Đi Sài gòn hả cô Hai" Hôm nay trông cô Hai chưng diện như..." Bác tài xế ngưng ngang đổi giọng nhỏ nhẹ pha chút xót xa "...Cô đi thăm cậu Hai hả" Tội nghiệp." Thôn xóm quá gần gủi, ngưòi ta biết hết chuyện của nhau như thân nhân trong một gia đình. Họ chia xẻ tất cả những buồn vui. Cuộc sống câm nín, cam chịu của người dân sau lũy tre làng như đất chịu nắng hạn, những tấm lòng quyết bám lấy quê hương. Cô Hai ngồi yên lặng, ôm con chặt vào lòng.

********

Chuyến xe đò Sài Gòn-Vũng Tàu đậu lại khoảng giữa một thôn xóm nghèo trên quốc lộ. Những căn nhà lá xiêu vẹo trên những khoảng vườn trồng đào lộn hột, những gốc xoài rậm tàn trên một vùng đất pha cát có màu xám trắng. Gió từ ngoài đồng thổi về mang hơi lạnh của dòng sông lấp lánh nước ở phía xa xa. Cô Hai tay dắt con, mắt nhìn quanh định hướng trước khi quay lưng đi vội vào một con đường mòn giữa mấy buị trúc khô cằn hướng về căn nhà đất bên phía phải con đường nhưạ. Căn nhà nằm khuất dưới mấy gốc cây đào và được che khuất bằng hàng rào tự nhiên là mấy bụi khoai mì cao hơn nóc nhà.
"Bác Tư ơi! Con đây bác Tư."
Cô Hai đẩy miếng phên tre chặn cửa ngó vào trong gọi.
" À! Cháu mới xuống. Thằng Hai đợi mày sốt cả ruột. Tất cả mọi sự điều chuẩn bị chu đáo. Thằng liên lạc mới lại đây thu tiền đó. Tao biểu mày chưa xuống. Thôi vô đi, vô đi."
"Ảnh ra sao hả bác"" Từ trong một góc buồng nửa tối nửa sáng, anh Hai ló đầu ra kêu nho nhỏ: "Anh ở đây. Có con đi không."
Nghe tiếng Ba, đứa con chạy nhào tới mở miệng định kêu, anh Hai đưa tay ẳm nó, miệng "sụyt..suyt" ra dấu đừng kêu. Con bé ngơ ngác nhìn ba má nó. Hai con mắt đen tròn mở lớn. Ông Tư chủ nhà ra sau chái nhà tự lúc nào. Hai vợ chồng đứng lặng hồi lâu, họ nhìn nhau như có cả hàng ngàn chuyện muốn nói nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Anh Hai thở dài lo lắng, chị Hai quay đi dấu giọt nước mắt vừa lăn xuống má. Họ nắm tay nhau im lặng.
"Em ngồi xuống đây." Anh Hai lên tiếng.
Chị Hai ngồi ghé xuống mép ván.  Thở dài.
"Em hơi sợ anh ơi. Hổng biết thế nào, mọi chuyện là do bác Tư sắp xếp với anh chị Minh."
"Mình phó thác cho trời em ạ. Đến nước này có lo cũng vô ích mà thôi."
Im lặng trở về, đứa con nhỏ cũng ngồi im. Nó hình như linh cảm có một chuyện gì đó. Ông Tư chủ nhà từ sau bước lên:
"Hai đứa ăn một chút gì cho đỡ đói nghen" Tao có nồi cá kho sau bếp, cơm mới nấu. Còn thằng Hai mày có làm vài sợi cho ấm bụng hông ""
"Còn bụng dạ nào mà ăn với uống hả bác Tư""
"Ôi, hơi sức đâu tụi bay lo cho mệt. Ở đây chuyện này xảy ra hà rầm từ mấy năm nay. Tao bảo đảm từ đây ra tới Cần Giờ chắc ăn như cua gạch. Bến bãi mua hết rồi, đừng lo. Xuống đây làm đỡ ba miếng cho chắc bụng."
Hai vợ chồng theo bác Tư xuống chái bếp đằng sau. Họ ngồi bên bếp lửa. Bầu không khí im lặng nặng nề. Có tiếng người đi ngoài sân, tiếng bước chân vòng ra sau vườn. Vợ chồng anh Hai ngó nhau, rồi cùng hướng về bác Tư như dò hỏi.
" Đứa nào ngoài sân đó" "
" Tám Thẩm đây”. Một người thanh niên cúi đầu bước vào bếp. " Mọi chuyện kể như xong. Đợi trời sập tối là mình đổ quân. Tiền còn lại đâu giao cho tui để tui chồng cho họ."
Chi Hai ngó bác Tư dò ý. Ông Tư hất cái đầu ra dấu cứ việc giao. Chi Haị móc trong giỏ lát ra một cuộn giấy nhựt trình ràng thun cẩn thận. Chị giao gói giấy cho Tám Thẩm.
" Đủ không đây" " Vừa nói Tám Thẩm vừa mở gói giấy. Nhìn những miếng vàng lá lấp lánh trên tay, Tám Thẩm cười nói:
"Anh chị đừng sợ "tiền mất tật mang" tui với ông Tư đây là chỗ thâm giao. Thôi tui đi, khoảng 7 giờ tui trở lại."


Hai vợ chồng anh Hai bắt đầu từ giờ phút đó cứ nhấp nhỏm không yên. Thời gian như chậm lại. Anh Hai thấy nôn nao trong bụng, một cảm giác khó tả. Hết dứng lại ngồi hết ra trước nhà lại vòng xuống bếp. Rồi trời cũng chập choạng tối, có tiếng người đi lào xào trên con đường mòn bên hông nhà. Có tiếng người gọi vô.
" Ê! đi ra đi."
Hai vợ chồng giật thót mình. Tiếng ai nghe lạ hoắc. Tiếng đó lập lại câu như củ.
" Ê! ra đi đi chớ."
Ông Tư bước ra cửa dòm chừng. Ông quay đầu vào nói nhỏ:
"Hai đứa đi đi. Thằng này trong nhóm tụi nó đó. Thằng du kích gát bãi."
Nghe hai chữ "du kích" anh Hai giật thót mình ngó vợ.
"Thôi trót thì phải trét. Đi anh."
Hai vợ chồng ôm con lần dò từng bước theo đám đông đi trong ánh sáng nhờ nhờ của con trăng thượng tuần vừa ra khỏi rặng cây. Tiếng bì bỏm, tiếng xúyt xoa cuả những bàn chân không quen lội ruộng. Xa xa, trong ánh sáng lấp lánh phản chiếu ánh trăng từ mặt sông, một con thuyền gỗ đang neo ở đó. Mọi người lặng lẽ cố đội nhau trèo lên lên thuyền. Chị Hai ôm chặt đứa con đang lạnh run trong lòng chị. Rồi tất cả cũng lên được trên thuyền. Con thuyền còn ngái ngái mùa dầu chai và mùi nhựa trãi đường. Tiếng máy gầm rú, có tiếng bán súng chạm nhau lách cách, tiếng chữi thề...Rồi con thuyền nhỏ cũng len lỏi ra được giữa giòng sông. Tất cả đám đông bị dồn cục chật chội dưới hầm thuyền. Thời gian như ngừng trôi. Không biết bây giờ là lúc nào, đã sáng chưa" Đã ra tới hải phận chưa" Chi Hai ngồi im ôm đứa con gái nhỏ trong đôi vòng tay lạnh cóng vì ướt. Đứa bé nằm không động đậy. Chi lâm râm khấn ...rồi chị mệt lã thiếp người đi tự lúc nào. Một tiếng động mạnh làm chị thức giấc. Có ánh nắng chiếu vào trong hầm từ nắp cửa. "Ê! Ra tới biển rồi đó. Ai mệt thì thay phiên nhau lên đây cho thoáng."
Một người đàn ông trung niên, có thể là tài công, nói vọng xuống hầm. Đám người đang nằm la liệt chồng chất lên nhau ướt nhẹp bỗng choàng dậy. Họ bàn tán, họ thở ra mừng rỡ. Có tiếng cầu kinh trong góc hầm. Ba ngày đêm lênh đênh theo sự hướng dẫn của anh "hoa tiêu". Ba ngày đêm không ai thấy đói. Họ uống nước cầm hơi. Ngày thứ tư qua đi trong bình yên.
"Sao lâu quá không thấy tàu ngoại quốc vớt""
Có tiếng hỏi trống không.
"Ra tới hải phận quốc tế chưa""
"Nghe nói đi ba ngaỳ là tới đảo mà."
Tiếng bàn tán, tiếng đề nghị, tiếng trẻ con đòi ăn. Thói thường khi quá sợ hãi con người ta không thấy đói; nay có người lên tiếng kêu đói bụng thì không ai bảo ai, tất cả đều cảm thấy cái đói đang cồn cào trong ruột. Người chủ ghe đem mì gói ra phân phát. Con thuyền nhỏ trôi bình yên trên mặt biển. Ngày thứ sáu khi mặt trời vừa ra khỏi mặt biển, một chấm đen xuất hiện từ xa. Bao nhiêu người trên boong đều dồn hết về hướng có chấm đen. Rõ dần, rõ dần một con tàu đang tiến về phía họ.
"Tàu Thái Lan."
Có tiếng la thất thanh.
"Sao mầy biết""
"Tàu buôn họ đâu có đi về hướng bờ biển được. Tui nghe nói hải tặc nên tui đoán chừng vậy mà."
"Miệng ăn mắm ăn muối đừng nói bậy."
"Hổng phải Thái Lan. Có cờ kia kià. Ai tinh mắt nhìn thử coi. Có ống dòm hông""
"Phải đó kêu ông hoa tiêu lấy ống dòm ra coi."
Người hoa tiêu từ dưới hầm vọt lên, trong tay cầm ống dòm. Ông hoa tiêu nhìn hồi lâu, buông gọn một tiếng.
"Quốc doanh."
Tất cả không ai bảo ai diều rủ người xuống như tàu lá héo. Viễn ảnh bị bắt về làm mọi người nhìn nhau trân trối. Tất cả ngồi im, không ai có ý kiến gì.
"Quay mũi lại chạy trốn." Tiếng anh tài công.
"Phải đó. Chạy đi chớ, đằng nào cũng chết mà."
Chiếc ghe quay mũi hướng Nam xả hết tốc lực. Chấm đen rõ dần, rõ dần. Nó đang đuổi theo. Đến xế chiều, khoảng cách càng gần. Trời chập choạng có tiếng súng nổ. Chiếc ghe đành đứng lại. Sóng vỗ vào mạn thuyền càng mạnh khi hai chiếc tàu đánh cá tiến lại gần. Một chiếc đậu ngòai xa. Một chiếc cập sát thuyền, một cầu ván được bắt ngang, người đàn ông đứng bên kia gọi sang.
"Vượt biên hả. Bỏ tất cả vủ khí xuống, ra khỏi hầm đưa hai tay lên đầu."
Tiếng người nói không có vẻ gì hằn học. Mọi người lặng lẻ trèo lên boong. Những thân hình nhợt nhạt vì sợ hãi vì say sóng, đứng yên lặng cúi đầu cam chịu.
"Đàn ông ở bên đó. Tất cả đàn bà phụ nữ qua bên này."
Những ánh mắt sợ hải nhìn nhau, chưa có ai nhúc nhích.
"Nghe rõ không" Nữ sang bên này."
Tiếng nói hơi gắt. Một người từ chiếc tàu đánh cá theo cầu ván bước sang tay lăm lăm cây súng trên tay chỉa vào đám đông đang dồn cục trên sàn thuyền.
" Đ.M vượt biên hả. Tội phản quốc. Rõ...chưa""
Tiếng gã hằn học, gằn mạnh từng chữ trong hai hàm răng nghiến chặt. Đám đàn bà con gái, chết dúm vào nhau như gà phải cáo. Yên lặng, ngột ngạt bao trùm.
"Ùm!"
Tiếng người nhảy xuống biển, một tiếng la thất thanh.
"Má ơi má!" Tiếng quát tháo:
"Bắn bỏ mẹ nó đi." Tiếng súng nổ.
"Dẫn hết tụi nó hết về bên này."
Có tiếng ra lệnh. Thêm một người từ ghe đánh cá bước qua. Hai tên này áp tải đám phụ nữ ra sát be thuyền. Một tên chỉ vào một chị gần đó:
"Qua ngay."
"Xin ông tha tui làm phúc. Tui có chồng rồi."
"Ai đã làm gì nào. Qua bên đấy mà xin với thủ trưởng đi."
Gã cười giọng đểu cáng.
"Chị này nữa. Có đi không thì bảo."
Hai người đàn bà ngó quanh như cầu cứu.
 "Đ.M tao liều chết với mày. Đồ dã man."
Có tiếng người đàn ông la lên. Một bóng người vụt ra, bất ngờ nhào tới chỗ hai gã cầm súng. Một cái báng súng dơ lên, như có tiếng kêu của mãnh sọ vụn vỡ khi chạm vào vật cứng. Một thân người đổ xuống. Không khí yên lặng trở về, đe dọa, khủng khiếp. Một người thiếu phụ đứng lên bước chân qua tấm ván. Một bước... hai bước... Chị quay lại nhìn đám đàn ông nước mắt chị tuôn rơi không cần che dấu. Chi tiếp tục bước.
"Ùmm!"
chị nhảy xuống biển, hai tay chới với chìm dần mặt nước trên đầu chị khép lại, chị mất hút. Bầu trời sập tối. Hai chiếc tàu đã lên đèn. Cây cầu ván được rút lại. Chiếc tàu cặp sát hông. Ánh đèn bấm choa choá. Rồi cuối cùng đám phụ nữ cũng bị lùa hết qua hai chiếc tàu. Đám đàn ông ngồi rủ đầu dưới hai họng súng. Một đêm không ngủ. Một đêm kinh hoàng. Có tiếng rú, tiếng cười, tiếng khóc, tiếng van xin.... Bầu trời rực sáng trong ánh nắng chói chang cho một ngày mới bắt đầu. Đêm tối đã qua nhưng đe doạ vẫn còn theo đuổi đám nạn nhân cùng khốn. Đến chiều hôm sau, những người phụ nữ được hai chiếc tàu cặp lại trả về. Họ đứng không nổi, có người phải bò về . Họ vật ra sàn thuyền nằm sóng sượt, bèo nhèo như những miếng giẽ lau. Đàn ông vẫn còn bị canh giữ.
"Ê! Ai là chủ tàu bước ra coi."
Tên được gọi bằng thủ trưởng lên tiếng. Chỉ có tiếng thút thít, tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền trả lời gã.
"Không nói cũng chẳng sao. Bây giờ có hai giải pháp. Một là bị kéo trở về. Hai là giao nộp hết vàng bạc ra đây."
Lại im lặng. Gã chỉ vào tài công.
" Ê! Anh này đứng dậy theo tôi." Gã dẫn tài công và một vài bộ hạ vào trong khoang. Lục lọi hồi lâu gã trở ra.
"Nghe đây. Tôi sẽ khoan hồng cho mấy anh được đi nghe không. Tội này là tội phản quốc. Bây giờ tôi cho tàu kéo mấy người ra hải phận rồi mấy người tự tìm đường mà đi."
Một chiếc dẫn đường, một chiếc dòng theo chiếc thuyền vượt biên. Đêm tối lại về. Chiếc tàu quốc doanh ngừng lại, bắn mấy phát thị uy rồi xả tốc lực tắt đèn chạy thẳng. Tiếng khóc oà lên như sấm dậy, như tiếng kêu bi thương của loài thú bị thương chớ không phải tiếng người. Không gian lắng đọng, thời gian ngừng trôi. Chị Hai lết người lại bên anh Hai đang ôm đứa bé trong lòng, nó đang bị thuốc ngủ hành nên nằm dịu ngắt trên tay anh. Anh đưa tay kia ra đỡ lấy chị Hai. Anh im lặng, mắt anh ráo hoảnh nhìn vào khoảng không. Chị Hai ráng ngồi dậy dựa lưng vào vai chồng. Chị không còn khóc được nữa. Đưa tay bồng con vào lòng chị cúi xuống hôn lên má nó. Chị khúc khắc ho. Ngày thứ 15 thuyền gặp tàu ngoại quốc kéo vào gần một hải đảo rồi cho nước uống, thực phẩm và thuốc chữa bịnh. Chiếc thuyền bồng bềnh cho đến sáng ngày thứ 16. Họ nhìn thấy mờ mờ trong nắng sớm một vùng đậm in trên nền trời, những cánh hải âu bay về phía đó. Họ biết có một hải đảo gần đây. Được sự giúp đỡ của Hải Quân Indonésia, chiếc thuyền gỗ được bõ lại. Đám tỵ nạn đầu tiên sau 17 ngày đêm đã bước chân lên đất liền. Nơi ấy có chút hơi ấm của miền đất tự do.

*******

Một buổi chiều trong trại tạm trú người ta thấy anh Hai hớt hải chạy tìm mọi người hỏi thăm tin tức chị Hai. Tay anh cầm bức thư, mặt mày thất sắc.
"Có ai thấy vợ tui đâu không."
" Cái gì. Bỏ đi đâu hả. Thư đâu, viết gì ở trong đó."
Một người lẩm nhẫm đọc: "Anh yêu quí! Em thương yêu anh như thế nào chắc anh đã thấu rõ lòng em. Em không thể nào sống cùng anh được nữa. Tấm thân này ô nhục mất rồi. Đáng lẻ ra em nhảy xuống biển như chị Thảo, bà Hoan, nhưng nghĩ tới con, tới anh em cắn răn chịu nhục. Anh phải sống, con cần anh, má bên nhà chờ tin anh. Em bạc phần xấu số không đi hết đọan đường còn lại với anh em cũng khổ tâm lắm. Nhưng anh ơi! Anh hiểu tính em mà. Thôi anh ở lại ráng nuôi con nên người là em sẽ được ngậm cười nơi chín suối. Yêu anh mãi mãi. Người vợ bất hạnh của anh."
Đám người vây quanh giản ra dần. Anh Hai đứng lặng người không nói. Một bàn tay nhỏ, ấm khẻ đụng vào anh rồi nắm chặt lấy tay. Anh cuối xuống bồng con nhìn trân trối vào khoảng không gian trước mặt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.