Hôm nay,  

Thư Viện Việt Nam Văn Nghệ ‘Đêm Nhớ Về Sài Gòn’

03/05/200800:00:00(Xem: 3814)

Tưởng niệm xúc động

Garden Grove ( Cổ Ngưu )-Mặc dù thời gian khá bận rộn của đêm 30 tháng Tư với nhiều nơi tổ chức Tưởng Niệm, nhưng Tại Hội Trường Thư Viện Việt Nam, Nhà Thơ Nhà Báo Du Miên đã tổ chức đêm tưởng niệm 30 tháng Tư, hơn 100 Quan Khách, Thân Hữu, những cựu Quân Cán Chính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và gia đình đã tham dự "Đêm nhớ về Sài Gòn" đặc biệt trong buổi sinh hoạt nhiều người đã mang theo những thức ăn như khoai mì, khoai lang... để tưởng nhớ những món ăn mà sau ngày 30 tháng Tư đã cứu sống rất nhiều những Tù Nhân những đồng bào ở các vùng Kinh tế mới.

Đặc biệt trong buổi sinh hoạt một nhân chứng trong cuộc đời binh nghiệp đã kể lại những giây phút cuối cùng khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản  đó là Thiếu Tá Phạm Châu Tài Liên Đoàn Biệt Kích 81. Ông nhắc lại những trận đánh quyết liệt đã làm Cộng Quân khiếp vía tại Chiến trường Tây Ninh và những giây phút cuối cùng tại  Bộ Tổng Tham Mưu.

Những điều Ông kể đã làm người nghe hiểu thêm về những gì mà từ trước đến nay chưa biết, có những vị đã xúc động khi hồi tưởng về một quá khứ  xa xăm mà chính họ đã đóng góp một phần máu xương cho quê hương, đất Nước. Xen lẫn với phần văn nghệ, những bản nhạc nói về quê hương, như bản Một ngày Việt Nam của Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Đêm nhớ về Sài Gòn v,v,,,,,đã  được  trình diễn qua các nghệ sĩ thân hữu.

Tiếp theo Nhà Thơ Trạch Gầm tác giả tập thơ "Vụn  Vặt" đã lên đọc những bài thơ nói về Lính, về tình đồng đội, về những kỷ niêm đau thương mà Anh đã diễn đạt qua Thơ, Anh là một nhân chứng một người lính đã viết lên được những gì Lính làm, những nỗi khổ tột cùng của người lính, nỗi đau khi tan hàng. . . tất cả trong Thơ Anh đã làm xúc động người nghe, ngậm ngùi khi đọc.

Những bài thơ của Anh cũng đã được Nhạc Sĩ Quang Lãng phổ nhạc và cũng chính trong đêm nay Nhạc Sĩ Quang Lãng cũng đã đích thân đến để hát những bản nhạc mà Anh Đã phổ từ thơ Trạch Gầm.. Tiếp tục đọc thơ những bài thơ như: "Lời Trước Nghĩa Trang" Tao Sống được đến ngày tàn cuộc chiến, Được cái hơn mầy nhìn thấy đau thương, Đành làm người ngu đổ thừa vận nước, Uổng cả tháng ngày  gối đá nằm sương. . . . Mầy có tin không quê hương đã mất, Giữa lúc bọn tao nguyên vẹn hình hài, Đâu thuở quân trường đâu thời huấn nhục, Để nhận lấy ngày khốn nạn hôm nay. Một lũ đàn anh tan hàng cuốn gói, Bỏ mặc bọn tao đứng khóc dưới cờ, Món nợ tang bồng bao giờ trả nổi, Mất cả sơn hà cứ tưởng như mơ. . .

Mỗi bài thơ của Anh là một chứng tích, chứng tích đau thương, uất hận của một đời lính cuối cùng phải lìa bỏ quê hương.

Lời Thơ, dòng nhạc từ thơ Anh đã làm người nghe rơi lệ trong đêm nhớ về Sài Gòn của ba mươi ba năm về trước. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.