Hôm nay,  

Ra Mắt ‘tự Điển Chữ Nôm’, Thơ ‘lộc Minh Đình Thi Thảo’

14/04/200900:00:00(Xem: 3677)

Ra Mắt ‘Tự Điển Chữ Nôm’, Thơ ‘Lộc Minh Đình Thi Thảo’

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giới thiệu trong buổi Hội Việt Học ra mắt 2 tác phẩm.


Westminster ( Cổ Ngưu )- - Chiều Thứ Bảy ngày 11 tháng 4 naăm 2009, tại hội trường Viện Việt Học số người tham dự không còn chổ đứng để nghe các vị Giáo sư diễn giả giới thiệu 2 tác phẩm Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn và Lộc Minh Đình Thi Thảo. Điều hợp chương trình Cô Nguyễn Thị Kim Ngân.
Mở đầu Giáo Sư Lê Bảo Xuyến lên nói qua về vai trò quan trọng của chữ Nôm qua các văn tự và ngôn ngữ trong nền văn hóa dân tộc. Kho tàng văn hóa qua chữ nôm đã được ghi lại ít nhất qua 6 thế kỷ. . .
Bà tiếp, sự hình thành của chữ Nôm  cũng đã trải qua nhiều thời kỳ biến cải mượn âm hoặc nghĩa của chữ hán để tạo thành ngôn ngữ Việt Nam. . .
Bà nhấn mạnh công trình thực hiện Tự Điễn Chữ Nôm có thể giúp chúng ta đi tìm lại nguyên bản những áng văn thơ cổ Việt Nam nỗi tiếng mà đến nay vẫn còn nhiều tranh luận . . .
Sau đó Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích,  Giáo sư Đại Học Georgetown, cựu Giám đốc Việt Tấn Xã, Cựu Giám đốc ban phát thanh Việt Ngữ đài phát thanh Á Châu Tự Do một trong 7 thành viên biên soạn bộ Tự điển Chữ Nôm Trích Dẫn lên nói qua về công trình biên soạn với những khó khăn và nhiệt tình của những vị công tác. Trong số 7 người phần đông là những người trẻ làm việc từ Au châu, Á châu, Mỹ châu. Các thành viên chưa được gặp mặt nhau, đến hôm nay công trình nghiên cứu được ra mắt với sự hiện diện của 4 người đó là Giáo sư Nguyễn Văm Sâm, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Cô Hoài Hương Trần Uyên Thi, Ong Nguyễn Doãn Vượng. Còn lại các vị khác không về tham dự được như Nguyễn Hữu Vịnh ở Đài Loan, Ong Đặng Thế Kiệt ở Pháp, và Ong Lê Văn Đặng. Đây là những người cùng có những quan tâm dến nền văn học nhất là đối với chữ  Nôm nên đã cùng làm việc với nhau qua hệ thống điện toán tùy theo khả năng chuyên môn của từng vị. Ong cũng nói qua về quá trình soạn thảo. Điều khó khăn nhất là sao chép, muợn các văn bản chữ Nôm ở Việt Nam, ngoài ra còn phải đi tìm các văn bản chữ Nôm từ các Thư viện ngoại quốc như Anh, Pháp, Đài Loan, Nhật Bản... Tìm bản Đại Nam Quốc Am Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, Tự Điển Linh Mục Trần Văn Kiệm...


Những khó khăn trên phải mất đến 7 năm sau mới hoàn thành được bộ tự điển Chữ Nôm Trích Dẫn để giới thiệu cùng qúy vị hôm nay. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích cũng ca ngợi tinh thần hợp tác làm việc của qúy vị trong ban biên soạn với tinh thần làm việc cũng như chịu đựng những khó khăn để hoàn thành  bộ tự điễn. Hy vọng đây là một đóng góp giá trị cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tương lai cho các thế hệ mai sau.
Tiếp đến Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, Giáo Sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Ong nói: Công việc soạn thảo tự điển cũng giống như người thợ xây nhà, việc đầu tiên là phải chuẩn bị vật liệu. Nhưng vốn làm tự điển  chử Nôm cũng không phải dể vì chữ nôm xuất hiện trên các văn bản ít nhất cũng 7 hoặc 8 thế kỷ. Theo Ong bộ tự điển Chữ Nôm xuất hiện đầu tiên đó là từ thời Nhà Hồ năm 1408. Chỉ Nam Ngọc Am Diễn Nghĩa." Ong cũng tin vào cơ duyên và Ong cũng đã gặp may khi đi sưu tầm tài liệu Ong lại tìm được bộ "Kim Cổ Kỳ Quan" ở trên xà nhà của một gia đình tín đồ Phật Gíao Hòa Hảo năm 1971 tại Long Xuyên và một bộ chữ Nôm tuồng của Lộ Địch ở Hoa Kỳ của một người trẻ mang từ Việt Nam qua, ngoài ra Ong còn có một bản văn chữ Nôm của Hòa Thượng Thích Quảng Đức khi ngài tự thiêu năm 1963. Ông tiếp những bản văn chữ nôm chúng ta biết như Kiều, Chinh Phụ Ngâm đó là mặt nổi, Kho tàng văn học chữ Nôm còn tìm ẩn chúng ta chưa có dịp khai phá đó thôi.
Tiếp theo Cô Hoài Hương Trần Uyên Thi hiện tại là một nhà khảo cứu trẻ đang làm việc tại Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cô là người sáng chế ra Keyboard đánh chữ nôm bằng máy điện toán. Đây là một đóng góp quan trọng trong công việc soạn thảo tự điển chữ Nôm. Hiện cô là một thành viên trong ban điều hành của Việt Việt Học.
Cô cho biết sở dĩ cô hợp tác vào ban biện soạn tự điển chử Nôm là vì cô hy vọng tìm được bản chính thống của các văn bản chữ Nôm hầu khám phá ra kho tàng qúy giá của nền văn hóa, văn học Việt Nam. Chương trình tiếp diễn với phần trình chiếu DVD những công tác thực hiện theo cách thức thhật là khoa học  tân tiến hiện nay. Trong dịp nầy Viện Việt Học cũng cho ra mắt tập "Lộc Minh Đình Thi Thảo" của Ưng Bình Thúc Dạ do Nguyễn Hữu Vịnh dịch và Viện Việt Học phát hành. Đồng hương khắp nơi muốn có bộ Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn và Lộc Minh Đình Thi Thảo liên lạc về Viện Việt Học ( 714 ) 775-2050.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.