Hôm nay,  

Nhà Văn Huy Phương Rá Sách ‘những Người Muôn Năm Cũ’

29/01/201000:00:00(Xem: 4939)

Nhà Văn Huy Phương Rá Sách ‘Những Người Muôn Năm Cũ’

Bìa sách “Những Người Muôn Năm Cũ”.


Phan Tấn Hải


Nhà văn Huy Phương vừa ấn hành thêm một tác phẩm mới: tập truyện “Những Người Muôn Năm Cũ.”
Cũng vẫn ngôn ngữ trầm lắng, dịu dàng, đầy chất bùi ngùi của một người có quá nhiều thế giới nội tâm để hoài niệm... nhà văn Huy Phương đã đưa độc giả đi từng trang sách vào thế giới thơ mộng của ông.
Tập sách 236 trang là cánh cửa vào những khung trời cũ của Huy Phương, nơi đó độc giả sẽ gặp lại “những người muôn năm cũ” -- tất nhiên, hâu hết là Huế, nơi tác giả một thời sinh trưởng và rồi một thời từ biệt.
 Cái chất buồn và thơ mộng của Huế hiện rõ ngay trên các nhan đề truyện. Trong tập này, có 18 truyện và bút ký của Huy Phương. Thử đọc vài nhan đề để thấy và cảm  nhận cái thế giới phảng phất ngậm ngùi trong văn ông:
- Chim Bay Biển Bắc;
- Cố Nhân;
- Huế Của Một Thời;
- Dòng Đời Vẫn Trôi;
- Quê Nhà;
- Những Dòng Họa Phiêu Bạct;
- Lạc Loài Nguồn Cội;
- Mưa Santa Ana;
- Bếp Lửa Ngaỳ Về...
Khi nhan đề đã ngậm ngùi hoaì niệm như thế, các cốt truyện lạị dẫn chúng ta vào một cõi huyền ảo tưởng như thơ của một cõi xa lìa vùng Bolsa và Little Saigon này.
Nơi đó, là dì Thuần, suốt đời lẻ loi, độc thân, chăm sóc mái từ đường ở Huế sau khi mối tình đầu tan vỡ (truyện  Dưới Mái Từ Đường).
Nơi đó, dù đôi trai gái chưa từng nắm tay nhau, nhưng sau nhiều thập niên ly tán vì trôi nổi với vận nước, là Tuyên từ Úc trở về Vỹ Dạ để tìm Ngọc Lan...
Và nhiều hình ảnh tương tự. Truyện của Huy Phương đó, những dòng văn đẹp ngậm ngùi.
Chỉ cần đọc vài đoạn văn thôi, cũng thâm cảm được một màn sương hoài niẹm phả trên trang giấy.
Thí dụ, trích từ truyện “Dưới mái từ đường” của Huy Phương:
“Tôi không ngờ trong giai đoạn cuối cuộc đời tôi lại có dịp trở về thăm ngôi từ đường bên ngoại, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đó là một thế giới gần như khép kín, trang nghiêm, lặng lẽ và u tịch, cách biệt hẳn với láng giềng chung quanh và xa con đường chính của phố Gia Hội. Muốn vào nhà, phải qua một chiếc cổng gỗ chạm trổ có mái che và chiếc ngõ dài đi giữa hai hàng rào dâm bụt. Án ngữ ngay trước mặt tiền của ngôi nhà là một chiếc bình phong tạo hình một con lân dũng mãnh, chung quanh trang trí bởi những hình hoa văn và những chiếc độc bình cắm đầy hoa ngũ sắc đắp bằng xi măng và những mảnh sứ men tàu màu sắc sặc sỡ. Phía bên trong bình phong là một ngọn giả sơn được cấu trúc trong một chiếc bể cạn, ba phía mang hình chữ thọ. Trên ngọn núi nho nhỏ ấy là cả một thế giới thần tiên thu nhỏ, mà ngày còn bé tôi vẫn thường ra đứng thơ thẩn nhìn hai ông tiên râu tóc bạc trắng đang mải mê theo cuộc cờ ...
... Gian giữa của từ đường là nơi trang nghiêm nhất được làm nơi thờ tự tổ tiên. Qua một bức màn nhung đỏ là những chiếc bàn cao thấp sơn son thếp vàng để đầy bát nhang, bài vị cùng với những khung ảnh lâu đời mang chân dung các vị văn quan võ tướng của triều Nguyễn. Hình ông Cụ Cố của mẹ tôi được lộng trong một khung kính có phủ khăn đỏ, Ngài ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ, mặc áo gấm, đội mũ giáp trụ, tay chống kiếm. Vẻ uy nghi của người trong ảnh luôn luôn làm cho tôi kính cẩn và sợ hãi. Những lúc tôi tò mò theo ông ngoại tôi vào lau chùi bàn thờ, bài vị và khung ảnh của những người quá cố, tôi cũng chưa bao giờ dám đến gần bên cạnh. Hai gian tả hữu cũng đều dùng làm nơi thờ tự cho những người khuất mặt từ ba bốn đời ngoại tôi trở lại, cùng với các thân quyến trong gia đình đã quá vãng, treo đầy với các bức liễn, trướng, câu đối trong các cuộc tang lễ mang thêm nhiều vẻ âm u, chết chóc.
Ở vườn sau, dưới thân cây bàng lớn, một chiếc am nhỏ, không biết đã được xây lên hồi nào, luôn luôn mang đầy vẻ huyền bí, âm u. Sau lưng ngôi nhà, tiếp giáp với bờ sông là những bậc tam cấp đi xuống bến, nơi mẹ tôi và các dì ngày xưa vẫn thường xuống gánh nước, giặt giũ. Bên kia bờ là Cồn Hến, với những ruộng bắp xanh mướt chạy dài...(...)


...Ngôi nhà xưa, nay đã trở thành từ đường, và gia tộc chỉ còn lại dì Thuần, người “thủ từ” chung thủy vẫn lặng lẽ sống với ngôi nhà cổ kính của tổ tiên qua bao nhiêu biến cố. Dì Thuần là em út của mẹ tôi và là người bạn thân của tôi những ngày thơ ấu, thời gian mẹ tôi đưa anh em tôi về nương náu bên ngoại khi cha tôi phải đổi lên tận Kontum làm việc. Thời xuân sắc, dì là cô gái đẹp nhất vùng Bãi Dâu với làn da trắng và đôi mắt đen láy dịu dàng. Đi bên dì tôi vẫn thường hãnh diện với bạn bè và những lúc xa dì tôi vẫn thường mơ mộng nghĩ tới dì bằng một mối cảm tình của đứa con trai mới lớn. Thời đi học, tôi có rất nhiều bạn bè thường lui tới khu vườn xanh ngát của ngoại tôi chọc ổi, bẻ nhãn; đàn ong ấy chập chờn qua lại cũng vì nhan sắc ngọt ngào của dì Thuần tôi.
Hôm nay trở lại, ngồi đối diện với dì Thuần trên bộ tràng kỷ cẩn “xà cừ “ cũ kỹ trong gian nhà tranh tối tranh sáng, từ lúc uống với dì Thuần một ngụm trà nóng ướp hoa mộc dì vừa pha ở bếp mang lên cho đến lúc bên ngoài trời đã nhá nhem tối, bình trà đã nguội, hai dì cháu đã nói không biết bao chuyện nước chuyện nhà, chuyện người sống, kẻ chết, nhưng tuyệt đối chúng tôi không hề nhắc đến những chuyện xa xưa của dì. Có lúc hai dì cháu bỗng lặng yên, mỗi người theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình. Tất cả hình ảnh của tuổi thơ ấu và cả quá khứ của dòng họ như hiện về chập chờn trong gian nhà nhỏ. Khi tôi trở về, nhan sắc của dì đã như bóng nắng chiều đã xế bên hiên nhà. Dì Thuần đã sống câm nín, tàn phai trong ngôi nhà này bao nhiêu năm. Tôi liên tưởng đến bức bình phong ở giữa sân ở lối ra vào đã hoang phế rong rêu, cùng với hòn non bộ của ngoại tôi đã gãy đổ mòn phai, chiếc cầu qua khe nước không còn nữa, hai ông tiên đánh cờ chỉ còn một ông ngồi đó với chiếc đầu đã cụt. Trong hồ cá khô cạn, nứt nẻ là bầy con quăng bơi lội cùng với một đám bèo cám hèn mọn.
Số phận nào đã giữ dì Thuần lại cùng với ngôi từ đường qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm. Từ một thiếu nữ gia thế nhan sắc, dịu dàng ngày xưa, trước mắt tôi dì đã trở thành một cô gái già hiu quạnh sống cam chịu, yên phận. Tôi vẫn còn nhớ đến quãng đời thiếu nữ của dì. Như bao nhiêu người con gái khác, dì cũng yêu thương mộng mơ, nhưng vì dì đã trót sinh ra trong một gia đình thủ cựu, chịu áp lực nặng nề của một người cha cố chấp, dì đành phải tuân theo những ràng buộc của gia tộc hơn là đi theo lý lẽ của con tim.
Tập tục nặng nề của Huế và thứ luân lý ngàn xưa đã giết chết mối tình đầu của dì...”(hết trích)
Hay là như dẫn sau, trích từ truyện “Huế của một thời,” qua dòng văn Huy Phương:
“... Và đêm vườn Huế làm sao có thể thiếu trăng. Trăng lặng lẽ soi những bóng cây trong vườn, trăng lên trên đọt cau, trăng ướt trên ngọn dừa. Và trăng trên sông Hương, trăng trên màu sáng bạc của cầu Trường Tiền, trăng trên mái thuyền, trăng vỡ dưới mái cheo và ánh trăng rung động theo âm thanh của những tiếng hò đêm trên sông...(...)
...Huế như một người con gái tài hoa mà bất hạnh. Huế là “nơi đi để mà nhớ, không phải ở để mà thương.” Người xa Huế như xa một mối tình không trọn vẹn, nhưng xa rồi, thương nhớ xót xa biết bao nhiêu. Huế là nỗi ám ảnh không rời, Huế là nơi gợi cho chúng ta những giấc mơ xưa không bao giờ thành, là nơi chúng ta thường mong ngày trở lại nhưng không bao giờ đúng hẹn. Chúng ta khó tìm lại những gì của Huế trong thời thơ ấu của chúng ta, như không thể “tắm hai lần trong một dòng sông,” như không thể tìm lại mùi vị của một món ăn ngày trước, hương thơm dịu dàng của một đêm trăng sáng trong vườn xưa, và một mối tình xa xôi đã mờ nhạt.”(hết trích)
Thực vậy, không mấy người viết về Huế thơ mộng và trang trọng như thế.
Nhà văn Huy Phương, tên thật Lê Nghiêm Kính, sinh năm 1937, tại Thừa Thiên, Việt Nam, cựu học sinh Khải Định-Huế, Quốc Gia Sư Phạm- Saigon.
Động viên Khóa 16 SQTB - học báo chí Hoa Kỳ. Biên tập viên báo chí và phát thanh Quân Đội, phóng viên tuần báo Diều Hâu, Tổng Thư Ký Nhật Báo Cửu Long, Saigon. Tổng Thư Ký tòa soạn “Chiến Sĩ Cộng Hòa” và “ Tiền Phong”. Trưởng Phòng Chỉnh Huấn & Tâm Lý Chiến - Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau 1975, nhà báo, nhà thơ, nhà văn Huy Phương bị tù Cộng Sản 7 năm, và đến Hoa Kỳ theo diện H.O...
Tập truyện “Những Người Muôn Năm Cũ” dày 236 trang, giá 16 Mỹ Kim.
Tìm mua, có thể liên lạc về số điện thoại (949) 241-0488.
Chi phiếu xin đề:
Phuong Le
P.O. Box 14982, Irvine, CA 92623.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.