Hôm nay,  

Nhà Văn Huy Phương Rá Sách ‘những Người Muôn Năm Cũ’

29/01/201000:00:00(Xem: 4953)

Nhà Văn Huy Phương Rá Sách ‘Những Người Muôn Năm Cũ’

Bìa sách “Những Người Muôn Năm Cũ”.


Phan Tấn Hải


Nhà văn Huy Phương vừa ấn hành thêm một tác phẩm mới: tập truyện “Những Người Muôn Năm Cũ.”
Cũng vẫn ngôn ngữ trầm lắng, dịu dàng, đầy chất bùi ngùi của một người có quá nhiều thế giới nội tâm để hoài niệm... nhà văn Huy Phương đã đưa độc giả đi từng trang sách vào thế giới thơ mộng của ông.
Tập sách 236 trang là cánh cửa vào những khung trời cũ của Huy Phương, nơi đó độc giả sẽ gặp lại “những người muôn năm cũ” -- tất nhiên, hâu hết là Huế, nơi tác giả một thời sinh trưởng và rồi một thời từ biệt.
 Cái chất buồn và thơ mộng của Huế hiện rõ ngay trên các nhan đề truyện. Trong tập này, có 18 truyện và bút ký của Huy Phương. Thử đọc vài nhan đề để thấy và cảm  nhận cái thế giới phảng phất ngậm ngùi trong văn ông:
- Chim Bay Biển Bắc;
- Cố Nhân;
- Huế Của Một Thời;
- Dòng Đời Vẫn Trôi;
- Quê Nhà;
- Những Dòng Họa Phiêu Bạct;
- Lạc Loài Nguồn Cội;
- Mưa Santa Ana;
- Bếp Lửa Ngaỳ Về...
Khi nhan đề đã ngậm ngùi hoaì niệm như thế, các cốt truyện lạị dẫn chúng ta vào một cõi huyền ảo tưởng như thơ của một cõi xa lìa vùng Bolsa và Little Saigon này.
Nơi đó, là dì Thuần, suốt đời lẻ loi, độc thân, chăm sóc mái từ đường ở Huế sau khi mối tình đầu tan vỡ (truyện  Dưới Mái Từ Đường).
Nơi đó, dù đôi trai gái chưa từng nắm tay nhau, nhưng sau nhiều thập niên ly tán vì trôi nổi với vận nước, là Tuyên từ Úc trở về Vỹ Dạ để tìm Ngọc Lan...
Và nhiều hình ảnh tương tự. Truyện của Huy Phương đó, những dòng văn đẹp ngậm ngùi.
Chỉ cần đọc vài đoạn văn thôi, cũng thâm cảm được một màn sương hoài niẹm phả trên trang giấy.
Thí dụ, trích từ truyện “Dưới mái từ đường” của Huy Phương:
“Tôi không ngờ trong giai đoạn cuối cuộc đời tôi lại có dịp trở về thăm ngôi từ đường bên ngoại, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đó là một thế giới gần như khép kín, trang nghiêm, lặng lẽ và u tịch, cách biệt hẳn với láng giềng chung quanh và xa con đường chính của phố Gia Hội. Muốn vào nhà, phải qua một chiếc cổng gỗ chạm trổ có mái che và chiếc ngõ dài đi giữa hai hàng rào dâm bụt. Án ngữ ngay trước mặt tiền của ngôi nhà là một chiếc bình phong tạo hình một con lân dũng mãnh, chung quanh trang trí bởi những hình hoa văn và những chiếc độc bình cắm đầy hoa ngũ sắc đắp bằng xi măng và những mảnh sứ men tàu màu sắc sặc sỡ. Phía bên trong bình phong là một ngọn giả sơn được cấu trúc trong một chiếc bể cạn, ba phía mang hình chữ thọ. Trên ngọn núi nho nhỏ ấy là cả một thế giới thần tiên thu nhỏ, mà ngày còn bé tôi vẫn thường ra đứng thơ thẩn nhìn hai ông tiên râu tóc bạc trắng đang mải mê theo cuộc cờ ...
... Gian giữa của từ đường là nơi trang nghiêm nhất được làm nơi thờ tự tổ tiên. Qua một bức màn nhung đỏ là những chiếc bàn cao thấp sơn son thếp vàng để đầy bát nhang, bài vị cùng với những khung ảnh lâu đời mang chân dung các vị văn quan võ tướng của triều Nguyễn. Hình ông Cụ Cố của mẹ tôi được lộng trong một khung kính có phủ khăn đỏ, Ngài ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ, mặc áo gấm, đội mũ giáp trụ, tay chống kiếm. Vẻ uy nghi của người trong ảnh luôn luôn làm cho tôi kính cẩn và sợ hãi. Những lúc tôi tò mò theo ông ngoại tôi vào lau chùi bàn thờ, bài vị và khung ảnh của những người quá cố, tôi cũng chưa bao giờ dám đến gần bên cạnh. Hai gian tả hữu cũng đều dùng làm nơi thờ tự cho những người khuất mặt từ ba bốn đời ngoại tôi trở lại, cùng với các thân quyến trong gia đình đã quá vãng, treo đầy với các bức liễn, trướng, câu đối trong các cuộc tang lễ mang thêm nhiều vẻ âm u, chết chóc.
Ở vườn sau, dưới thân cây bàng lớn, một chiếc am nhỏ, không biết đã được xây lên hồi nào, luôn luôn mang đầy vẻ huyền bí, âm u. Sau lưng ngôi nhà, tiếp giáp với bờ sông là những bậc tam cấp đi xuống bến, nơi mẹ tôi và các dì ngày xưa vẫn thường xuống gánh nước, giặt giũ. Bên kia bờ là Cồn Hến, với những ruộng bắp xanh mướt chạy dài...(...)


...Ngôi nhà xưa, nay đã trở thành từ đường, và gia tộc chỉ còn lại dì Thuần, người “thủ từ” chung thủy vẫn lặng lẽ sống với ngôi nhà cổ kính của tổ tiên qua bao nhiêu biến cố. Dì Thuần là em út của mẹ tôi và là người bạn thân của tôi những ngày thơ ấu, thời gian mẹ tôi đưa anh em tôi về nương náu bên ngoại khi cha tôi phải đổi lên tận Kontum làm việc. Thời xuân sắc, dì là cô gái đẹp nhất vùng Bãi Dâu với làn da trắng và đôi mắt đen láy dịu dàng. Đi bên dì tôi vẫn thường hãnh diện với bạn bè và những lúc xa dì tôi vẫn thường mơ mộng nghĩ tới dì bằng một mối cảm tình của đứa con trai mới lớn. Thời đi học, tôi có rất nhiều bạn bè thường lui tới khu vườn xanh ngát của ngoại tôi chọc ổi, bẻ nhãn; đàn ong ấy chập chờn qua lại cũng vì nhan sắc ngọt ngào của dì Thuần tôi.
Hôm nay trở lại, ngồi đối diện với dì Thuần trên bộ tràng kỷ cẩn “xà cừ “ cũ kỹ trong gian nhà tranh tối tranh sáng, từ lúc uống với dì Thuần một ngụm trà nóng ướp hoa mộc dì vừa pha ở bếp mang lên cho đến lúc bên ngoài trời đã nhá nhem tối, bình trà đã nguội, hai dì cháu đã nói không biết bao chuyện nước chuyện nhà, chuyện người sống, kẻ chết, nhưng tuyệt đối chúng tôi không hề nhắc đến những chuyện xa xưa của dì. Có lúc hai dì cháu bỗng lặng yên, mỗi người theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình. Tất cả hình ảnh của tuổi thơ ấu và cả quá khứ của dòng họ như hiện về chập chờn trong gian nhà nhỏ. Khi tôi trở về, nhan sắc của dì đã như bóng nắng chiều đã xế bên hiên nhà. Dì Thuần đã sống câm nín, tàn phai trong ngôi nhà này bao nhiêu năm. Tôi liên tưởng đến bức bình phong ở giữa sân ở lối ra vào đã hoang phế rong rêu, cùng với hòn non bộ của ngoại tôi đã gãy đổ mòn phai, chiếc cầu qua khe nước không còn nữa, hai ông tiên đánh cờ chỉ còn một ông ngồi đó với chiếc đầu đã cụt. Trong hồ cá khô cạn, nứt nẻ là bầy con quăng bơi lội cùng với một đám bèo cám hèn mọn.
Số phận nào đã giữ dì Thuần lại cùng với ngôi từ đường qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm. Từ một thiếu nữ gia thế nhan sắc, dịu dàng ngày xưa, trước mắt tôi dì đã trở thành một cô gái già hiu quạnh sống cam chịu, yên phận. Tôi vẫn còn nhớ đến quãng đời thiếu nữ của dì. Như bao nhiêu người con gái khác, dì cũng yêu thương mộng mơ, nhưng vì dì đã trót sinh ra trong một gia đình thủ cựu, chịu áp lực nặng nề của một người cha cố chấp, dì đành phải tuân theo những ràng buộc của gia tộc hơn là đi theo lý lẽ của con tim.
Tập tục nặng nề của Huế và thứ luân lý ngàn xưa đã giết chết mối tình đầu của dì...”(hết trích)
Hay là như dẫn sau, trích từ truyện “Huế của một thời,” qua dòng văn Huy Phương:
“... Và đêm vườn Huế làm sao có thể thiếu trăng. Trăng lặng lẽ soi những bóng cây trong vườn, trăng lên trên đọt cau, trăng ướt trên ngọn dừa. Và trăng trên sông Hương, trăng trên màu sáng bạc của cầu Trường Tiền, trăng trên mái thuyền, trăng vỡ dưới mái cheo và ánh trăng rung động theo âm thanh của những tiếng hò đêm trên sông...(...)
...Huế như một người con gái tài hoa mà bất hạnh. Huế là “nơi đi để mà nhớ, không phải ở để mà thương.” Người xa Huế như xa một mối tình không trọn vẹn, nhưng xa rồi, thương nhớ xót xa biết bao nhiêu. Huế là nỗi ám ảnh không rời, Huế là nơi gợi cho chúng ta những giấc mơ xưa không bao giờ thành, là nơi chúng ta thường mong ngày trở lại nhưng không bao giờ đúng hẹn. Chúng ta khó tìm lại những gì của Huế trong thời thơ ấu của chúng ta, như không thể “tắm hai lần trong một dòng sông,” như không thể tìm lại mùi vị của một món ăn ngày trước, hương thơm dịu dàng của một đêm trăng sáng trong vườn xưa, và một mối tình xa xôi đã mờ nhạt.”(hết trích)
Thực vậy, không mấy người viết về Huế thơ mộng và trang trọng như thế.
Nhà văn Huy Phương, tên thật Lê Nghiêm Kính, sinh năm 1937, tại Thừa Thiên, Việt Nam, cựu học sinh Khải Định-Huế, Quốc Gia Sư Phạm- Saigon.
Động viên Khóa 16 SQTB - học báo chí Hoa Kỳ. Biên tập viên báo chí và phát thanh Quân Đội, phóng viên tuần báo Diều Hâu, Tổng Thư Ký Nhật Báo Cửu Long, Saigon. Tổng Thư Ký tòa soạn “Chiến Sĩ Cộng Hòa” và “ Tiền Phong”. Trưởng Phòng Chỉnh Huấn & Tâm Lý Chiến - Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau 1975, nhà báo, nhà thơ, nhà văn Huy Phương bị tù Cộng Sản 7 năm, và đến Hoa Kỳ theo diện H.O...
Tập truyện “Những Người Muôn Năm Cũ” dày 236 trang, giá 16 Mỹ Kim.
Tìm mua, có thể liên lạc về số điện thoại (949) 241-0488.
Chi phiếu xin đề:
Phuong Le
P.O. Box 14982, Irvine, CA 92623.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.