Hôm nay,  

Ái Hữu QG Âm Nhạc-Kịch Nghệ Tưởng Niệm NS Nghiêm Phú Phi

28/01/200800:00:00(Xem: 4276)

Tưởng niệm nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi.

(Westminster, Cổ Ngưu).- Tại  Hội trường Nhật Báo Viễn Đông,  vào lúc 8 giờ tối thứ sáu ngày 25 tháng giêng năm 2008 khoảng 100 Thân Nhân, Thân Hữu và các cựu Giáo Sư, Cựu Sinh Viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ tham dự Lễ Tưởng Niệm. Điều khiển chương trình Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang, và Cô Kim Oanh, Hội Viện Hội Ái Hữu trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ thay mặt Ban Tổ Chức ngỏ lời cảm ơn Quan Khách, Gia Đình và thân hữu tham dự Sau đó sơ lược lý do buổi tưởng niệm và giới thiệu qua chương trình.

Tiếp theo Cô Kim Oanh trong phần phát biểu đã nói: Nền Âm Nhạc Việt Nam đã mất đi một nhân tài lỗi lạc, Học sinh của thầy đã mất đi một người thầy kính yêu đã suốt đời tận tụy cho công việc đào tạo cũng như vun bồi nền Âm Nhạc Việt Nam. trước sự ra đi đường đột của Thầy đã để lại không biết bao thương tiếc ngậm ngùi. Hôm nay đây tất cả học sinh của thầy xin gởi đến Thầy lòng thương mến nhất để Thầy làm hành trang lên đường về quê….Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang đã lên đọc Tiểu Sử của Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi, Ông nói đây là một bản tiểu sử đơn giản nhất để nói lên tính chất độc đáo của Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi.

Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi sinh ngày 9 tháng 7 năm 1930 Tại Sài Gòn, theo gia đình về Bà Rịa và học Tiểu Học tại đó. Năm 12 tuổi Ông Trúng tuyển vào trường trung Học Pétrus Ký, đồng thời theo học Nhạc với các Giáo Sư Nguyễn Văn An, Trần Anh Tuấn, Trần Văn Trạch và Võ Đức Thu. Năm 1949 Ông sang Pháp học Nhạc với các Thầy Marguerite Chastel. George Schwart, Delausnay và Challan. Năm 1955 Ông tốt nghiệp ưu hạng về trình diễn Piano và hòa âm tại Conservatoire National Superieur De Musique De Paris. Về Nước năm 1955 Ông làm Giáo Sư và Giám Đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn cho đến biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Trong suốt 20 năm Ông làm nhạc trưởng và soạn hòa âm cho các trung tâm băng nhạc, đĩa nhạc, các trung tâm phim ảnh, đài phát thanh Sài Gòn, đài tự do và đài truyền hình. Ông đã từng trình diễn tại các nước Âu Châu, Á Châu và Hoa Kỳ.

Định cư tại Hoa Kỳ năm 1984 Ông mở lớp dạy Piano tại Little Sài Gòn, ngoài việc đào tạo những tài năng âm nhạc. Ông vẫn tiếp tục công việc sáng tác, hoà âm cho đến khi ra đi…Tiếp theo những người bạn thân thiết với Ông như Nhạc Sĩ Đan Thọ, Ông Lương Văn Tỷ cũng đã lên kể một vài kỷ niệm đáng nhớ đối với Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi. Sau đó các nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hồng, Phạm Văn Phúc, Trần Thanh Sĩ và Cao Thanh Tùng đã trình tấu bản nhạc Fantasia 1 của Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi.

Nhiều văn nghệ sĩ đã tới dự buổi tưởng niệm, trong đó có nhạc sĩ Đan Thọ từ Houston tới, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, và giới truyền thông như Lương Văn Tỷ, Lê Văn, Trần Dạ Từ, Lê Văn, Phạm Long...

Rất nhiều người trong ngành âm nhạc đã lên kể lại những kỷ niệm với Thầy trong đó có chị Nguyễn Thị Mai, chị nói Thầy Phi lúc nào cũng nghĩ đến quê hương, Dân Tộc, thầy muốn phát huy giữa nhạc cổ truyền với nhạc Tây Phương. Sau đó chị cũng nói sơ qua vế bản nhạc Thế Giới Đão Điên là một tấu khúc vừa Dân Tộc, vừa Tây Phương gồm 3 đàn dân tộc và 4 đàn tây phương để làm thành thất tấu, sau đó bản nhạc được trích đoạn trình diễn với các Nhạc Sĩ Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Châu, Nguyễn Khánh Hồng, Phạm Văn Phúc, Trần Thanh Sĩ, Cao Thanh Tùng để nhớ về thầy trong bản nhạc Thế Giới Đão Điên.

Tiếp theo những học sinh của thầy như: BS Lưu Văn Chương, Nguyễn Thị Bầy, Mai Khanh, Nguyễn Khắc Triệu cũng lần lượt lên bày tỏ nỗi thương tiếc về một vị thầy khả kính. Cuối cùng Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang đã kể về một số kỷ niệm đáng ghi nhớ với thầy, chương trình kết thúc trong niềm thương tiếc khôn nguôi, mọi người đều cầu nguyện cho thầy sớm được về cõi Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.