Hôm nay,  

Hội Bất Vụ Lợi Onelegacy Mời Tặng Cơ Phận Cứu Người

31/03/200500:00:00(Xem: 5695)
"Khởi đầu bằbg sự sống và điểm cuối cùng là cái chết.
Và cuộc đời, cuộc đời là một hành trình sống:
Bắt nguồn từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, và sau cùng…là cái chết!"
Đó là lời trích của bài hát "The Journey of Life" (Hành Trình của Đời Sống) được trình bày tại buổi họp mặt do Onelegacy tổ chức tại thành phố Long Leach để cảm ơn và tưởng nhớ đến những người qúa cố, nạn nhân và gia đình của họ trong việc hiến dâng các bộ phận trong cơ thể trước khi họ qua đời. Chúng tôi, bên cạnh hàng trăm quan khách khác có mặt hôm đó, tất cả đã không cầm được nước mắt. Trong khung cảnh yên lặng để tưởng nhớ đến những người đã chết, những người đã được ví như những anh hùng của lòng nhân ái và tình thương yêu nhân loại, vì trước khi chết, họ đã đồng ý hiến tặng các bộ phận trong người họ để cứu sống những người khác.
Nguồn gốc và thiên chúc của tổ chức Onelegacy:
Theo thống kê từ Census, Onelegacy được coi là một tổ chức phi vụ lợi lớn nhất được thành lập từ năm 1977, nhằm mục đích tìm kiếm và qui tụ những bộ phận trong cơ thể của người sắp chết nhưng có thể cưú sống những bệnh nhân khác, những người có cơ hội sống sót sau những căn bệnh nan y hay vì với lý do tai nạn. Còn với một tên gọi tắt là SCOPC (Southern Organ Procurement Agency) vào năm 1999.
Sau hơn 30 năm được hình thành, Onelegacy đã và đang phục vụ cho bảy địa hạt khác nhau như thành phố Los Angeles, Kern, Orange, Riverside, San Bernardino, Santa Barbara và Ventura. Tổ chức này đã chính thức làm việc với 220 bệnh viện, 14 trung tâm khác nhau để làm công việc thay thế các cơ quan nội tạng, và với con số 17.5 triệu bệnh nhân thuộc nhiều chủng tộc khác nhau trong vòng bảy địa hạt mà họ đã chính thức ủy nhiệm bởi chính phủ Hoa Kỳ.
Theo thống kê mới nhất từ Onelegacy, có hơn 86 ngàn người đang trong danh sách chờ được thay thế bộ phận, hoặc tế bào mới để có cơ hội được sống tại UNOS (National Organ Transplant Wailist) mà trong số 86 ngàn bệnh nhân này, có bảy ngàn bệnh nhân cư ngụ tại những địa hạt mà họ đang phục vụ.

Oâng Bryan Stewart, giám đốc điều hành của Onelegacy đã cho Việt Báo biết: "Mỗi ngày có khoảng 17 bệnh nhân đối diện với cái chết nếu họ không nhận được bộ phận mới để thay thế cho bộ phận đang bị hư hại trong cơ thể họ. Hơn thế nữa, con số 17 người chết xẩy ra hàng ngày không chỉ dừng lại ở đó mà hàng ngày, mỗi 13 phút lại có thêm một bệnh nhân trong danh sách để chờ chết." Trong khi đó, cô Vanessa Hồng Vân, hiện là giám đốc điều hành về phía cộng đồng Việt Nam và Á Châu, cô đã tâm sự với Việt Báo: "Mỗi bộ phận dâng hiến của người vừa mới qua đời sẽ cứu sống tám mạng người và mỗi tế bào mô hiến tặng của người chết sẽ cứu sống được ít nhất 50 người bị phỏng nặng hoặc giúp cho những người khiếm thị nhìn thấy ánh sáng đầu đời!"
Cộng Đồng Á Châu Trong Công Việc Dâng Hiến Các Bộ Phận Trong Cơ Thể:
Trong số tỷ lệ 60 phần trăm của những bệnh nhân đang chờ đợi thay thận, thì có khoản 49 phần trăm bệnh nhân là gốc Á Châu. Tuy nhiên, bệnh nhân người Mễ Tây Cơ chiếm đa số phần trăm trong tỷ lệ của số bệnh nhân đang chờ được thay thận. Khác hẳn với cộng đồng của người bản xứ, cộng đồng Á Châu rất e ngại trong vấn đề hiến tặng các bộ phận của thân nhân vừa qua đời của họ. Lý do chính là vì dựa và truyền thống và phong tục tập quán của người Phương Đông, họ không muốn thi hài của người thân họ bị mỗ xẻ và không được chết một cách toàn vẹn.
Trong khi đó, cô Từ Ngọc Lệ, người thân của ông Từ Ngọc Cư đã đồng ý hiến tặng phần lớn các bộ phận trong cơ thể ông sau khi ông qua đời bởi một tai nạn, để cưú sống những bệnh nhân khác cách đây tám tháng. Cô Lệ đã tâm sự cho chúng tôi trong đôi mắt đỏ hoe: "Gia đình tôi lấy làm hãnh diện và tự hào về việc làm của người thân quá cố của chúng tôi. Bản thân tôi cũng sẽ làm như vậy sau khi tôi mất đi. Chết là hết, nhưng may mắn là người chết đã có cơ hội cứu sống người khác thì là việc cũng nên làm!"
Anh Tuấn Ngô, năm nay được 48 tuổi. Anh là người đã được may mắn cứu sống sau một thời gian dài tuyệt vọng bởi chứng bịnh ung thư gan. Hiện nay, anh tình nguyện làm việc tại các trung tâm chuyên về bịnh ung thư để hướng dẫn và giúp đỡ các bệnh nhân khác có cơ hội tránh khỏi cái chết, mà theo anh: "Tất cả ai cũng chỉ có một lần được sống, riêng tôi thì được sống tới hai lần. Do đó tôi ý thức hơn về mạng sống của mình. Chết là hết, nhưng nếu các bộ phận trong cơ thể của tôi có thể cứu sống người khác sau khi tôi chết đi, tôi sẽ hiến tặng tất cả cho họ. Bởi vì, tôi tin rằng người chết nhưng linh hồn của họ sẽ sống mãi trong tình người, tình đời!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.