Hôm nay,  

Virginia: Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa, Hy Vọng Xuân Sau

21/02/200700:00:00(Xem: 3132)

Hình ảnh Tết Virginia.

Virginia.-  Ở  Hoa Thịnh Đốn, mỗi năm, vào dịp Xuân về các cộng  đồng ở đây  tổ chức ba Chợ Tết: một  là Chợ Tết do Hội Người Việt Cao Niên, hai là Chợ Tết Cộng Đồng HTĐ. MD &VA và ba là Chợ Tết ở Tiểu bang Maryland.  Chợ Tết do Hội Người Việt Cao Niên  tổ chức có thể coi như là Chợ Tết lớn nhất, với  khoảng bốn ngàn người thăm viếng, năm nay được tổ chức vào 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều  ngày 17 Tháng Hai, 2007 ở  Trường Trung Trung Học Langsley,  Mc Lean, VA.

Đồng hương Việt Nam vùng HTĐ muốn tìm không khí Tết quê hương thì không gì hơn đến thăm các  Chợ Tết này.  Chợ Tết Cao Niên, khai mạc lúc mười giờ sáng,  có lễ chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và VNCH do Liên Đoàn Hướng Đạo phụ trách. Ông Hà Bỉnh Trung, Chủ Tịch Hội Người Việt Cao Niên vùng HTĐ đọc diễn văn. Ông nói, từ ngày đặt chân lên Hoa Kỳ, đã hơn hai muơi năm qua, năm nào chúng ta cũng tổ chức  Chợ Tết,  để trung thành với truyền thống và cũng để nhằm mục đích diễn lại quang cảnh cuối năm ngày giáp Tết ở quê nhà.

Trong không khí ấm cùng này hẳn quý đồng hương cũng cảm thấy bùi ngùi nhớ lại cảnh Chợ Tết Bến Thành, Chợ Hoa trên đường Tổng Đốc Phương ở Chợ Lớn… hình ảnh Tết xa xưa, yêu thương, trân quý của chúng ta đã đuợc thu  hẹp lại trong hội trường nhộn nhịp tưng bừng  này.  Bà con sẽ mừng rỡ  gặp lại bạn bè đã từ lâu xa vắng, sẽ  vui mắt thấy  lại những tà áo dài màu sắc lộng lẫy của quý bà quý cô,  vừa kín đáo mà lộng lẫy, vừa khiêm tốn mà thướt tha.  Tất cả  màu sắc rực rỡ đã hòa cùng âm thanh vui tươi của các gian hàng, tạo nên vẽ đẹp thanh tao của ngày  Tết hôm nay, nơi đất khách.

Cuối cùng Ông Hà bỉnh Trung nhân danh Hội Trưởng của Hội Người Việt Cao Niên chúc toàn thể quan khách đồng hương tham dự  Chợ Tết một năm mới Đinh Hợi khang an, vạn phúc, vạn sự tấn phát và thành công.

Đặc biệt trong Chợ Tết Cao Niên năm nào cũng có gian hàng của Hội Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh do Ông Đỗ Lệnh Dũng làm Hội Trưởng, trưng bày  thật nhiều ảnh nghệ thuật  do  học viên sáng tác tuyệt đẹp.  Bên cạnh những hình ảnh nghệ thuật này có gian hàng của các Cựu Nữ Sinh Gia Long, các chị  xinh tươi dễ thương trong chiếc áo dài trắng, huy hiệu hoa mai vàng và  khăn choàng tím. Hình ảnh thướt tha của các chị Gia Long đã tô điểm cho  Chợ Tết Cao Niên thêm phần hương sắc, lôi cuốn, quyến rũ.

Năm nay ở Chợ Tết Cao Niên cũng có gian hàng của Cựu học sinh Võ Trường Toãn, gian hàng của Hướng Đạo Sinh  Liên Đoàn Phong Châu  và gian hàng bán chè, thức ăn chay của Gia Đình Phật Tử Hoa Nghiêm.

Tiếng rao hàng inh ỏi của Anh Đinh Minh Tiến  làm cho không khí Chợ Tết Cao Niên ồn ào, náo nhiệt không khác  gì cảnh  chợ Tết ở  Thị Nghè,  Cầu

Ông Lãnh, Cầu Kho, Cầu Muối…Những gian hàng bán thức ăn đặc biệt  ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, bánh mứt, nem chua, giò chả…  luôn thu hút rất đông khách. Gian hàng hoa tươi với cây kiểng bonsai , hoa mai, hoa lan,  cây quất nặng trĩu trái vàng cũng được đông  người chiếu cố trầm trồ. Đi dạo một vòng thấm mệt  bà con có thể dừng lại ở những hàng thức ăn nóng để thưởng thức những món ăn thơm ngon như bún riêu, hủ tiếu, cháo lòng...uống một ly nước mía tươi hay cà phê sửa đá… trước khi ra về người nào cũng cầm theo trên tay nhiều thức ăn hay một cành hoa mai, hoa lan với  uớc mơ một ngày nào đó đuợc trở về đón Xuân  trong nắng ấm  ở quê nhà.

Đấy là cảnh đón Xuân ở đất khách,  Hoa Thịnh Đốn, nước đá đóng băng khắp mặt đuờng (26F) gió thổi lồng lộng, lòng khách tha hương không khỏi bùi ngùi hồi tưởng lại những mùa Xuân ấm áp, êm đềm  trên quê hương dấu yêu.

Cứ vào những ngày sắp Tết thì trên Đài Phát Thanh Saigon, Đài Quân Đội cho hát  nhiều nhạc Xuân trong đó có bài “Đón Xuân Này Ta Nhớ Xuân Xưa”…hơn ba mươi năm xa cách,  buồn hiu  nơi đất khách, trong cái lạnh se sắc ruột gan,  nghe lại bản nhạc này người tỵ nạn  mới thật thấm thía  nỗi buồn … nhớ Xuân xưa.

Người Việt Nam tin rằng bước sang  năm mới, mọi thứ phải mới, phải đổi khác  từ ngoại vật tới  trong lòng người  vì vậy gần Tết người ta hay  sơn phết lại nhà cửa. Từ khoảng  lễ đưa Ông Táo là hai mươi ba Tết, bàn thờ được quét bụi, dọn dẹp sạch sẽ, lư đồng được đem xuống đánh bóng lại.

Quý bà quý cô nghèo  gì thì cũng phải có một bộ đồ mới để diện ngày Tết, nên vào dịp Tết  các cửa hàng bán  quần  áo, các tiệm bán vãi và tiệm  may rất đắc hàng.

Về thức ăn thì ở giai đoạn chuẩn bị Tết, củ kiệu, củ hành được bạn hàng  từ vùng ngoại ô đưa vô bán tràn ngập các chợ trong thành phố. Đây là dịp để các bà nội trợ khoe tài làm bánh, làm mứt, ngâm kiệu trong nước tro hay nước vôi  và phơi mấy nắng thì  vừa để củ kiệu được thật trắng , thật dòn.  Củ cải đỏ , củ cải trắng được tỉa hình hoa bướm thật đẹp, dọn lên mâm thức ăn bên cạnh dĩa dưa hành, dưa giá và  tô thịt kho nước dừa. Dĩa đồ chua càng ngon,  càng đẹp  là  niềm hãnh diện của các bà nội trợ,  đòi hỏi nhiều  bí quyết chứ không phải là dễ.

Theo truyền thống, người Việt ăn Tết ít nhất là ba ngày, ở vùng quê thì ăn Tết lâu hơn,có khi  đến hạ nêu là mùng mười  hay lâu hơn, nên thức ăn phải nấu nướng sẳn để trong dịp này các bà nội trợ không bận rộn lo đi chợ,  nấu  ăn như ngày thường, có những thức ăn đặc biệt có thể giữ được lâu ngày  như bánh tét, bánh chưng, thịt kho, khổ qua hầm, giò thủ… vì vậy mà dân  ta có tập  quán đi chợ Tết, mua sắm Tết, càng làm cho không khí Tết thêm  phần rộn rã vui tươi.

Dưa hấu là thứ trái cây đặc biệt của ngày Tết, được bày bán khắp chợ,  nhà nào trên bàn thờ ông bà cũng có ít nhất một cặp dưa hấu. Ngày Tết  xẻ  dưa ra đãi khách, quả đầu tiên có ruột  đỏ thắm là điềm lành, một năm tốt đẹp, thịnh vượng. 

Ở Saigon thì không ai mà không biết  chợ Hoa ở đường Nguyễn Huệ,  đây cũng là nơi hò hẹn của trai thanh, gái lịch, dìu nhau ngắm hoa và chụp hình. Gió mát từ Bến Bạch  Đằng thổi lên nhè nhẹ đủ lay  tà áo thướt tha của các nàng thiếu  nữ ở tuổi  xuân thì,  càng làm cho khung cảnh đã hữu tình  thêm  thơ mộng.

Quanh Chợ Bến Thành có rất nhiều gian hàng bán trái cây, hoa tuơi, bánh mứt, trà,  khô cá thiều, khô nai và  đặc sản của nhiều vùng trong nước được bày bán ở đây. Đi dạo  một vòng  mõi chân thì có thể dừng lại các quán kem  dọc đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi  giải lao, nghỉ chân và ngắm người qua lại. 

Về hoa Xuân thì ở miền Bắc thời tiết lạnh, có hoa đào màu đỏ hay màu hồng. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh,  là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Ở miền Trung và miền Nam VN thời tiết ấm hơn, có mai vàng hay mai trắng gọi là “bạch mai”. Ra khỏi ngoại ô Saigon  đi dọc theo quốc lộ 13 về hướng Lái Thiêu, Bình Dương,  nhà nào cũng có một cội  mai già, ngày Tết hoa nở rộ đẹp như tranh.  Trong ngày Tết  trên bàn thờ thường có chưng một cành mai vàng,  hoa mai không quyến rũ như hoa hồng, không rực rỡ như hoa cẩm chướng,  nhưng có nét duyên dáng thanh tao. Màu vàng tượng trưng  cho sự cao thượng cũng là màu của vua chúa, sự phát triển  giống nòi .  Ngoài ra hoa mai cũng là biểu tượng của sự “thủy chung” , vì hoa mai đã  không ngại thời tiết lạnh lẽo, khắc nghiệt của mùa Đông,  là  đóa hoa đầu tiên  nở ra chào đón Chúa Xuân,  cảm lòng chung thủy đó   hoa mai được   Chúa Xuân phong cho  là “vua” của tất cả các  loài hoa khác vì vậy hoa mai cũng đựơc gọi là  “Đông Quân”.

Ngoài hoa đào và hoa mai là hai loại hoa  chính của mùa xuân,  để trang trí trong nhà  ngày  Xuân cũng như  để thờ cúng,  hoa Xuân cũng có  hoa  cúc, vạn thọ, thược dược, mẫu đơn …

Đến nửa đêm, giữa năm cũ và  năm mới,  dân gian  có lễ Giao Thừa. “Giao” là bàn giao, “Thừa” là nhận, tiếp nhận  cái mới . Lễ giao thừa cũng có nghĩa là tống cựu, nghinh tân, tống bỏ những xấu cũ  xui xẻo đã qua để đón mừng những điều mới tốt đẹp sắp đến.  Giao Thừa còn gọi là lễ “Trừ Tịch” là giờ cuối cùng của năm cũ.

Tiếp theo  Lễ Giao Thừa  là Lễ Gia Tiên,  người trưởng trong gia đình quỳ trước bàn thờ lâm râm khấn  mời Tổ Tiên về nhà thăm con cháu, về để chứng giám cho lòng hiểu thảo của con cháu luôn nhớ  công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà. Giữa ánh sáng lung linh, khói hương nghi ngút bay tỏa khắp nhà, người ta cảm thấy dường như có sự giao cảm giữa ông bà đã mất với  con cháu hiện tại.

Ngày hôm sau là mùng một Tết ,  gọi là Tết Nguyên Đán.  “Nguyên” là bắt đầu,  “Đán” là buổi sáng mai, là lễ chào mừng một mùa Xuân mới, một năm mới. Tết có nhiều ý nghĩa, trước là tạ ơn trời đất đã cho  chúng ta một cuộc sống an lành, và thọ thêm một tuổi; thứ đến là con cháu đoàn tụ dưới mái nhà ấm cúng của ông bà cha mẹ. Sau một năm vất vả với cuộc sống, đây cũng là một dịp để vui chơi trước khi bắt đầu một năm mới đầy  hy vọng hơn.

Nói đến Xuân, đền Tết ngày xưa không thể nào không nhớ đến hình ảnh ông đồ già, Vũ Đình Liên đã viết:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu  giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những nguời muôn năm cũ

Hồn ở  đâu bây giờ"”

Nguyễn Bính đã tả cảnh Xuân xưa như sau:

“Đây cả mùa Xuân đã đến rồi

Từng nhà mở cửa đón vui tươi

Từng cô em  bé so màu áo

Đôi má hồng lên nhí nhảnh cuời

Có những ông già tóc bạc phơ

Ruợu đào đôi chén bút đề thơ

Những bà tóc bạc hiền như Phật

Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa

Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời

Nhà nhà đoàn tụ dưới hoa tươi

Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy

Một áng thơ đề nét chẳng phai”

(Thơ Xuân)

Tú Xương tả cảnh  Xuân:

“Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Om sòm trên vách bức tranh gà”.

Bế Kiến Quốc tả cảnh tình tứ thơ mộng mùa Xuân lễ hội:

”Lại có em cùng đến với anh

Đường lên mai nở trắng trên cành

Núi non Hoa cỏ - Mùa Xuân -  Hội

Hội với duyên tơ, hội với mình”

Mùa Xuân xưa như vậy,  còn mùa Xuân bây giờ  trên quê hương Việt Nam  như thế nào"  Chắc chắn  Saigon rất là huy hoàng,  tráng lệ với nhiều đèn màu rực rỡ và Chợ  Hoa tươi thắm  như năm nào, nhưng phía sau bức màn hoa lệ  gấm nhung đó người dân quê vô cùng nghèo  khổ"

Nhà cửa dọc theo  những quốc lộ đã  được thành thị hóa với những quán giải khát,  quán nhạc,  tiệm hớt  tóc  đặc biệt… Về thôn quê  người ta không còn tìm thấy hình ảnh các cô gái   “chân quê”  ngày xưa nữa, vì hoàn cảnh nghèo khó,  các em thơ ngây  phải kiếm  sống,  phải nuôi  gia đình, đã phải thay hình đổi dạng trong những quán “bia ôm”,  “cà phê võng”,  “tắm  suối tiên”  với khách làng chơi…dù đời sống khó khăn đầy  tũi nhục nhưng vẫn  còn hơn phiêu lưu bán mình qua các tổ chức buôn người ở Thái Lan, Singapore, Đài Loan…

Mùa Xuân đẹp với tự do, dân chủ và  hạnh phúc, ấm no… không  do trời  ban cho, cũng  không  đến với  lời kêu gào  than thở, với ước mơ suông,  mà  tự do , dân chủ  chỉ đến với sự dấn thân, quyết tâm của mỗi chúng ta ở hải ngoại, hãy chọn cho mình  một con đường đấu tranh, một hướng đi…

“Ta biết Ngươi là Hoa Xuân Đất Việt

Tuổi xanh thắm nhưng lòng sôi chính huyết

Tóc bừng bừng nhưng ngụt chí Non Sông

Ngươi thèm say vũ bão khát xung phong

Mơ chinh chiến vỡ tung lòng tủi cực

Niên thiếu hỡi! Hỡi hồn trai đất Việt

Đứng lên đi, vì Tổ Quốc Vinh Quang,

Máu Ngươi  bồi lên lớp máu lênh lang

Đời Ngươi hòa nhịp đời thêm  mãnh liệt

Mùa Xuân sang bừng reo trong khí tiết

Ánh lê minh chói lọi nạm sơn hà

Ngươi đứng lên là mắt đắm phương xa

Tim rung động, tay lần trang sử đẹp…”

(Hồ Dzếnh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tết Giáp Thìn năm nay, theo dương lịch, nhằm ngày thứ Bảy 10/2. Cuối tuần qua có những sinh hoạt văn hóa châu Á tại các thành phố San Francisco, San Jose, Oakland ở miền bắc California, là những nơi có đông người Việt sinh sống. Sau mưa giông kéo dài đã có nắng lên nên từ đêm giao thừa và trong hai ngày đầu năm nhộn nhịp với sinh hoạt đón Tết...
Năm nay Mồng một tết Giáp Thìn là ngày 10 tháng Hai dương lịch. Trong nền văn hoá Việt Nam, rồng chiếm một vị trí đặc biệt , bởi vì theo truyền thuyết thì chúng ta là con cháu của tiên nữ Âu cơ và Lạc Long Quân, chúa tể loài rồng. Với một người mẹ tiên, dân tộc ta là một dân tộc có nhiều ước mơ. Chúng ta mơ ước gì? Chúng ta mơ ước tự do––tự do trong tư tưởng và trong cuộc sống. Vì tổ tiên ta là rồng, chúng ta là những con người tràn đầy sức mạnh và nhiệt khí. Vậy chúng ta dùng sức mạnh trong nhiệt huyết của mình để làm gì? Để cam chắc nền tự do cho chúng ta và cho mọi người khác.
QUẬN CAM (VB-Phan Tấn Hải/Nguyễn Thanh Huy) – Cư dân Việt tại Quận Cam đã đón Tết Giáp Thìn 2024 tưng bừng, đông như chưa bao giờ đông như thế. Đường phố trong khu vực Little Saigon liên tục kẹt xe từ một tuần trước giao thừa, như dường người Việt từ khắp thế giới rủ nhau tới Quận Cam mừng Tết 2024. Khí hậu thời tiết cũng chiều lòng người: một tuần trước Tết Nguyên Đán là mưa xối xả, và 3 ngày trước giao thừa là nắng ấm suốt ngày: may mắn, Diễn Hành Tết ngày mùng một, và cả 2 Hội Tết trong các ngày Thứ Bảy 10/2 (mùng một) và Chủ Nhật 11/2/2024 (mùng hai) đều thành công vang dội...
Trong buổi họp báo 8 tháng 2 2024 của EMS, một số ứng cử viên quan trọng cho chức vụ thượng nghị sĩ liên bang đại diện California có dịp trình bày thông điệp bầu cử của mình.
Bên cạnh công việc chính trên hãng, mỗi cuối tuần tôi thêm nghề “gõ đầu trẻ”, trở thành cô giáo của trường Việt Ngữ Suối Mở ở thành phố Offenbach, gần thành phố Frankfurt, Đức. Trường do Hội Văn Hóa Việt Nam 2000 thành lập năm 2000. Thật là một tình cờ lý thú, tách tên Offenbach thành hai phần, theo nghĩa tiếng Đức: Offen là mở, Bach là suối. Thế là trường Việt Ngữ được kèm theo chữ Suối Mở. Bên dòng suối tươi mát, có ngôi trường mở rộng cánh cửa đón tiếp những người đến với nhau trong tình thân ái, những người yêu ngôn ngữ Việt, yêu văn hóa Việt...
Từ trong cánh gà trên sân khấu của ngôi chùa lớn ở Montreal, hai con lân vàng và đỏ đang vươn mình dài, lấy đà nhẩy lên thật cao để với chiếc gói đỏ, món tiền thưởng lên đến cả ngàn dollars canadiens, do những nhà hảo tâm cúng dường cho nhà chùa, được treo trên một cây tre cao như một thách thức, xem đội lân nào sẽ cuỗm được món tiền ấy; rốt cuộc thì bất kể đội nào thắng, số tiền thưởng ấy cũng sẽ được trao cho nhà chùa, đây chỉ là một trong những màn đột phá ngoạn mục thu hút sự tham gia đông đảo của những người đi chùa, ngoài ra cũng là màn văn nghệ đặc sắc cho những kẻ thích cá độ hơn thua thử vận vào ngày đầu năm...
Lễ Niệm Hương khai mạc Hội Chợ Tết Sinh Viên tại Orange County, California ngày Thứ Bảy, 10 tháng 2 năm 2024, tức ngày Mồng Một Tết năm Giáp Thìn..
Thiền Viện Sùng Nghiêm vào trưa hôm Thứ Sáu ngày 9/2/2024 đã có buổi họp mặt nhỏ để chung sức sửa soạn giao thừa, đón Tết nguyên đán. Trong ngày cuối năm để chuẩn bị dọn sạch thân tâm để bước qua một năm rất mới, Dân biểu tiểu bang Trí Tạ đã ghé thăm để có lời chúc Tết công đồng.
Những ngày giáp Tết, Việt Báo hân hạnh tiếp đón Thượng nghị sĩ Thomas Umberg và Dân biểu Lou Correa trong một buổi viếng thăm ngắn nhưng đầy thân tình. Trong dịp này Thượng nghị sĩ Thomas Umberg có vài lời chúc Tết nguyên văn như sau: “Chúc Mừng Năm Mới! Cảm ơn các bạn đã cho tôi cơ hội trở lại Little Saigon để hòa nhập vào cộng động người Việt đầy sinh động và luôn hướng về đất mẹ Việt Nam của các bạn. Thật là vinh dự cho tôi được chia sẻ với các bạn về công việc của tôi tại Thượng viện Tiểu bang về các vấn đề như giáo dục, sự an toàn công cộng, an sinh xã hội và nhiều vấn đề khác. Thay mặt Thượng viện Tiểu bang California, xin chúc các bạn và toàn thể quý vị một năm mới nhiều hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.”
Ở tuổi 90, Tết đến Xuân về suy gẫm bài kệ “CáoTật Thị Chúng ”của thiền sư Mãn Giác qua bản dịch của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tôi thấy thấm thía vô cùng về triết lý nhân sinh. Chúng ta thường vui khi Xuân về hoa nở, buồn khi Đông đến tuyết lạnh rơi rơi. Nhưng quên rằng Đông là mùa ẩn tàng sức sống cho một ngày Xuân bừng dậy: “Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu đến ngát mùi hương”. 90 năm trong cuộc đời thăng trầm chìm nổi, gân xương mòn mỏi, cảm thương cho những ai vẫn mong đợi một điều không thật đó là trẻ mãi không già, sống hoài không chết. Già bệnh không hẹn với ai vẫn mà cứ đến, từ đó bao ưu bi, khổ não kết hợp gió bụi thời gian làm cho chúng ta da nhăn, tóc bạc thuận chiều theo triết lý duyên sinh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.