Hôm nay,  

Đs Marine Gặp Cộng Đồng, Khen Hà Nội Có Tiến Bộ

25/03/200500:00:00(Xem: 5271)
LGT của VB: Dưới đây là toàn văn bản tin từ tuần báo Tin Việt News, trụ sở ở San Jose, kể thêm nhiều chi tiết trong buổi gặp gỡ giữa Đại Sứ Marine và cộng đồng VN. VB trân trọng cảm ơn nhã ý chủ bút Cao Sơn của TVN đã gửi tới chia sẻ. Tựa đề do VB đặt ngắn lại.

SAN FRANCISCO (TVNs tổng hợp) - “Đang có những cuộc thảo luận để Thủ Tướng Việt Nam, Phan Văn Khải, đến thăm Hoa Kỳ, nhưng chưa có gì được xác định.” Ông Michael Marine, đại sứ thứ ba của Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho hay như vậy nhân cuộc tiếp xúc của ông với cộng đồng người Việt Nam ở vùng San Francisco buổi chiều ngày Thứ Hai 21 Tháng Ba năm 2005 tại Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á.
Ngồi chật hội trường nhỏ bé của Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam là lối 100 nhân vật đại diện các tổ chức cộng đồng người Việt tỵ nạn Bắc California và một số truyền thông, báo chí. Nhận thấy có đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, Đài Á Châu Tự Do AFR, Đài TV31, Báo Mõ San Francisco, tuần báo Tin Việt News, tuần báo Nhà Magazine, tuần báo Đời Mới, hệ thống Truyền Thông Viên Thao, bán tuần báo Saigon USA, đại diện nhật báo Việt Báo và đại diện nhật báo Người Việt từ Nam California đến... cùng một số báo chí ngoại quốc. Người ta cũng thấy có hai nữ Ứng cử viên gốc Việt đang cùng tranh chiếc ghế Nghị Viên Đơn vị 7 thành phố San Jose là cô Madison Nguyễn và nữ luật sư Linda Hàn Nguyễn.
Mở đầu ông Nguyễn Duy Tưởng, Giám Đốc Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á nói lời chào mừng và giới thiệu ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam với cử tọa. Ông Michael W. Marine đọc một bài nói chuyện soạn sẵn dài lối 35 phút và sau đó trả lời một số câu hỏi của đại diện cộng đồng hoặc báo chí truyền thông. Bài nói chuyện này được xem tương tự với bài diễn văn mà Đại Sứ Marine đọc trong cuộc hội thảo về Việt Nam được tổ chức ba năm một lần và lần thứ 5 tổ chức tại Texas Tech vào ngày 17/3/2005.
Ông Đỗ Hùng đại diện Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam là người nổ “phát pháo đầu tiên” để dặt chính sách đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam và đưa ra một bức thư gởi TT Bush để nhờ ông Đại Sứ chuyển giúp; nhưng ông Đại sứ nói thẳng rằng “Ông nên dán tem mà gởi thì nhanh hơn, tôi phải đi về Hà Nội nên không chuyển được”.
Đỗ Hùng: Thưa ông Đại Sứ Marine. Như ông đã trình bày rất rõ ràng trong bản tường trình của ông ngày hôm nay là vấn đề vi phạm tự do tôn giáo tại VN đã khiến chánh phủ Hoa Kỳ phải liệt kê VN vào danh sách những quốc cần phải quan tâm. Mặc dầu Tết Nguyên Đán vừa qua, chính phủ Hà Nội đã phải trả tự do cho 6 người tù lương tâm nổi tiếng tại Việt Nam để xoa dịu chánh phủ Hoa Kỳ, nhưng một mặt vẫn bắt giam Mục Sư Nguyễn Hồng Quang và tra tấn một cô gái đạo hữu Tin Lành đến mất trí. Phật Giáo Thống Nhất và Phật Giáo Hòa Hảo vẫn đang bị đặt ngoài vòng pháp luật. Tháng 11 năm ngoái lại tung ra Tôn Giáo Lệnh để hoàn toàn kiểm soát các hoạt động tôn giao. Thay mặt cho Mạng Lưới Nhân Quyền Vietnam, chúng tôi nhờ ông Đại Sứ trong quyền hạn của mình vận động Tổng Thống Bush và Tổng Trưởng Ngoại Giao Rice tạo những áp lực cụ thể đối với chánh phủ Hà Nội để thứ nhất, vẫn để chánh phủ Hà Nội trong danh sách các quốc gia cần phải quan tâm cho đến khi nào chánh phủ Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế thấy rõ tự do tôn giáo thật sự được hành sự tại Việt Nam. Thêm nữa, Hoa Kỳ đừng bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam trở thành hội viên của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới cho đến khi chánh phủ Hà Nội thi hành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà Hà Nội là một thành viên. Xin cám ơn ông Đại Sứ.
Đại Sứ Marine: Những điều anh nêu ra rất đúng nhưng tôi cần phải nói thẳng những sự thật, tôi thích nói thẳng thắn những gì tôi biết rõ chứ tôi không thích trình bày những điều không thực cho vui lòng quý vị. Trường hợp Mục Sư Quang bị bắt vì Mục Sư dùng bạo lực chống lại cảnh sát, quý vị tưởng tượng ngay tại Hoa Kỳ mà quý vị dùng bạo lực với cảnh sát thì hậu quả sẽ như thế nào" Riêng cô tín đồ Tin Lành thì chánh phủ CSVN đã chuyển qua nhà thương tâm thần để điều trị. Còn vấn đề thành viên Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới thì chánh phủ Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam là một thành viên vì qua những liên hệ kinh tế thì mới dễ thuyết phục được Việt Nam ỡ những lãnh vực khác. Hơn nữa, một mình Hoa Kỳ chỉ là một lá phiếu trong Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới nên không thể ngăn cản Việt Nam làm hội viên được. Tôi khuyên người Việt hải ngoại nên về thăm Việt Nam nhiều hơn để có thể dễ dàng tạo môi trường cảm thông với tình trạng Vietnam hầu có thể tiếp tay thay đổi dần dần cho thể chế tự do, đừng mang mặc cảm sợ hãi gì hết.
Tiếp tục là phần đặt câu hỏi của cô Madison Nguyễn và phần trả lời của ông Đại Sứ được ghi nhận như sau:
Madison: Theo quan điểm của một chuyên gia, ông nghĩ gì về cộng đồng thế giới, đặc biệt là cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể làm gì để thúc đẩy chính quyền Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo" Là đại sứ Hoa Kỳ, với vai trò đặc biệt như vậy, ông làm thế nào để đóng góp vào những cố gắng đó"
Đại sứ Michael Marine: Tôi sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ VN để cho thấy rằng tự do tôn giáo luôn luôn nằm trong lịch trình công tác của chúng tôi. Tôi sẽ báo cáo những trường hợp đàn áp tôn giáo với các ủy ban. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi kỹ càng những điều đang xảy ra trong nhiều nhóm tôn giáo khác nhau ở VN. Cộng đồng thế giới như Hoa Kỳ, tiếp tục theo đuổi nhiều phương cách để ủng hộ tự do tôn giáo ở VN. Đối với người Mỹ gốc Việt, những gì mà quý vị có thể làm là hãy công bằng và kiên nhẫn. Đây không phải là những điều mà có thể thay đổi chỉ trong một đêm. Điều mà quý vị cần làm là hãy liên lạc với các nhà thờ hay chùa nơi vùng quý vị ở để những cơ sở này cộng tác với các cơ sở tôn giáo ở VN đưa ra những thông điệp. Quý vị cũng nên viết thư cho các vị đại diện dân cử để cho họ biết những gì đang xảy ra ở VN, vì họ có thể họ không biết rõ vấn đề này bằng quý vị.
Với ông Ngô Trọng Đức, hệ thống Radio TNT:


Ngô Đức: Cám ơn ông Đại Sứ đã đến đây hôm nay. Tôi xin có một câu hỏi về nhân quyền của người Mỹ gốc Việt khi đi du lịch tại Việt Nam. Chắc ông cũng biết vào tháng 7 năm ngoái, có một số người Mỹ gốc Việt đi du lịch tại Việt Nam đã bị chính quyền Việt Nam giam giữ và sau đó đã thả họ ra mà không có một tội danh nào. Tôi đoán là ông Đại Sứ đã được cho biết về các sự kiện này. Xin ông cho biết ông có một kế hoạch nào để những sự kiện tương tự không xảy ra trong tương lai hay không"
Đại Sứ Marine: Tôi có được nghe qua việc này. Hình như có 4 người thì phải và họ đã hoàn toàn bị giam giữ không đúng vì họ đã không làm điều gì trái với pháp luật. Chúng tôi rất quan tâm về việc này, và phải nói rằng rất nhiều người Mỹ gốc Việt đi Việt Nam, cả hàng ngàn người nhưng rất ít trong số những người này thông báo cho chúng tôi. Tôi đề nghị quý vị khi đi Việt Nam thì hãy thông báo cho Tòa Đại Sứ Mỹ biết lịch trình cũng như chỗ trú ngụ để chúng tôi biết để có thể can thiệp kịp thời. Quý vị có thể cung cấp các dữ kiện này online (qua internet) khi nhập vào trang nhà của chúng tôi. Cần nói thêm là nếu quý vị nào biết có những trường hợp người Mỹ gốc Việt bị từ chối chiếu khán nhập cảnh vào Việt Nam thì xin cho chúng tôi biết để tìm cách giải quyết. Như đã trình bày trước đây, chúng tôi khuyến khích sự liên hệ thông thương giữa hai bên và nếu có những ai lo sợ bị từ chối chiếu khán để về Việt Nam vì một lý do nào đó thì đừng ngại, hãy cho chúng tôi biết. Dĩ nhiên là những ai mà khi vào Việt Nam mà có những hoạt động vi phạm luật pháp của Việt Nam thì chúng tôi cũng chịu. Chúng tôi sẽ vào thăm quý vị đó trong các trại giam nhưng chúng tôi cũng không có những chiếc chìa khóa để mở họ ra.
Đại Sứ Marine trình bày những tiến bộ trong quan hệ nhiều mặt, đặc biệt trên phương diện mậu dịch, giữa hai nước từ khi bản hiệp định thương mại song phương có hiệu lực từ 2001.
Ông cũng cho hay, nhiều viên chức Việt Nam, kể cả Phan Văn Khải, thủ tướng, và Phạm Văn Trà, Bộ Trưởng Quốc Phòng, cũng nhiều lần xác nhận rằng chiến hạm Hoa Kỳ có thể ghé bắt cứ hải cảng nào ở Việt Nam, trừ Cam Ranh. Cũng như không có chuyện nhường quyền sử dụng thường trực Cam Ranh cho một nước nào khác sau khi Nga trả căn cứ này lại cho phía Việt Nam.
Phần lớn cuộc tiếp xúc gồm đại diện các hội đoàn người Việt Nam đặt các câu hỏi về vấn đề nhân quyền và mong muốn chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy nhà cầm quyền Hà Nội cải thiện chính sách.
Ông Đại Sứ Marine cho hay rằng ông cũng như nhiều viên chức khác của Tòa Đại Sứ và Tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn đã thực hiện nhiều cuộc thăm viếng với các Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Cha Lý v.v... Ông nhìn nhận tại Việt Nam chưa hoàn toàn có dân chủ, nhân quyền thật sự như mọi người mong muốn. Nhưng ông tin rằng cần phải có thời gian thúc đẩy qua các cuộc đối thoại để thay đổi vì “không thể biến họ thành dân chủ ngay được”.
Ông cho hay, khi Linh Mục Lý mới được trả tự do, viên chức tòa đại sứ có liên lạc và được biết ngài có sức khỏe tốt. Còn về phía hai hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ông nói rằng cả từ phía các ngài cũng như phía nhà cầm quyền Hà Nội “chưa sẵn sàng” đối thoại với nhau. Đó là lý do tại sao hiện nay vẫn còn đang có sự căng thẳng giữa hai bên.
Dịp này ông cho hay chính phủ Hoa Kỳ qua sự thúc đẩy của tòa đại sứ tại Hà Nội đòi Cộng Sản Việt Nam thả hết tù chính trị, tù nhân tôn giáo nhưng đến dịp 30-4 sắp tới, Cộng Sản Việt Nam trù tính thả một số tù nhân mà họ gọi là “vi phạm an ninh quốc gia”. Tuy nhiên, ông không thể nói cho biết những ai sẽ được thả và số lượng là bao nhiêu trong khi Cộng Sản Việt Nam luôn luôn nói rằng họ không có giam giữ ai là tù chính trị hay tù nhân tôn giáo.
Tháng trước, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, một thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được thả ngày mùng 2 Tháng Hai 2005 sau 26 năm ở tù, gửi thư cho Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cho hay chỉ riêng nhà tù ông bị giam giữ đã có ít nhất 60 người là tù chính trị và tôn giáo, kể cả những vị Linh Mục ở đó quá nhiều năm đến già lão và bịnh hoạn.
Theo ông, tình hình tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam “không hoàn thiện” nhưng cần thời gian để thúc đẩy cho họ thay đổi. “Hãy cho họ cơ hội để thay đổi.” Ông nói.
Ông cũng nhận thấy hiện còn có sự “không tin cậy lẫn nhau” giữa nhà cầm quyền CSVN và khối cộng đồng người Việt khắp nơi. Theo ông, nhìn từ phía ngoài, ông thấy cần phải “phá vỡ các khoảng ngăn cách”.
Cuộc tiếp xúc của Đại Sứ Michael Marine với cộng đồng người Việt Nam ở vùng Vịnh là cơ hội để ông trình bày về các sự tiến bộ trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về mọi mặt. Từ mậu dịch hai chiều, đầu tư đến các cuộc đối thoại nhân quyền. Ông cho hay Việt Nam phải thay đổi luật lệ, phải minh bạch hóa hệ thống kinh tế tài chính để khuyến khích đầu tư ngoại quốc.
“Họ phải làm cho vấn đề đầu tư ở Việt Nam bớt nguy hiểm hơn, bớt tốn kém hơn” mới có thể lôi cuốn được nhiều đầu tư ở ngoại quốc, đặc biệt từ phía Hoa Kỳ.
Nhìn chung cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa ông Đại Sứ Marine và cộng đồng diễn ra trong tinh thần “rất ngoại giao, thân tình, hiểu biết” vì cả hai, ông Đại Sứ và những người tham dự, nhất là những người có đặt câu hỏi đều ở vào tình trạng “bằng mặt nhưng không bằng lòng” do bởi rỏ ràng ông Đại Sứ thể hiện một phần nào chính sách của Hoa Kỳ là xoa diệu với CSVN trong tương lai nên đã né tránh và bệnh vực cho nhà nước CSVN. Tuy vậy, lần đầu tiên, trong một sinh hoạt, ông Đại Sứ nếu không muốn nói là đi ngược thì cũng đã “vô tình hay cố ý” là chạm đến một vấn đề “hết sức tế nhị và nhạy cảm” của cộng đồng người Việt tị nạn đó là quan điểm chống Cộng “cứng ngắt” nhưng không khi buổi gặp mặt vẫn giữ được tính chất ôn hòa mà theo ký giả Du Phong cũng nhận xét cuộc tiếp xúc là “rất diplomatic”.
Ông Đại Sứ tỏ ra lắng nghe những nguyện vọng và quan tâm của cộng đồng, nhưng tỏ ra thận trọng trong trả lời các vấn đề vì ông nói sẽ nghiên cứu hay sẽ trình lên thượng cấp. Tuy nhiên, trong vấn đề buôn người thì ông nói thẳng rằng “đó là chuyện ghê tởm” và “không thể chấp nhận.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.