Hôm nay,  

Khu Bộ Đại Việt Cách Mạng Đảng Tại Nam California: Ra Mắt Sách ‘sống Còn Với Dân Tộc’ Của Cụ Hà Thúc Ký

19/10/200900:00:00(Xem: 4860)

Khu Bộ Đại Việt Cách Mạng Đảng Tại Nam California: Ra Mắt Sách ‘Sống Còn Với Dân Tộc’ Của Cụ Hà Thúc Ký

Ra mắt sách “Sống Còn Với Dân Tộc“ của Cụ Hà Thúc Ký.


Westminster (Cổ Ngưu)- - Nhân ngày giỗ đầu của cụ Hà Thúc Ký, Khu Bộ Đại Việt Cách Mạng Đảng Nam California tổ chức buổi ra mắt sách “Sống Còn Với Dân Tộc“ của Cụ Hà Thúc Ký.
Chiều Thứ Bảy ngày 17 tháng 10 năm 2990, tại Hội Trường Thành Phố Westminster CA, hơn 200 quan khách, nhân sĩ, một số qúy vị chức sắc trong nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, Đại diện một số các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái, đảng viên Đại Việt Cách Mạng, các cơ quan truyền thông, truyền hình báo chí và đồng hương tham dự. Về phía dân cử có Nghị Viên Tạ Đức Trí, Phó Thị Trưởng Thành Phố Westminster; Tiến Sĩ Phạm Kim Long, Ủy Viên Giáo Dục Orange County; Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Phó Chủ Tịch Học Khu Garden Grove; Cô Thiện Tâm đại diện Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa. . . .
Điều hợp chương trình là nhà báo Đinh Quang Anh Thái. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm do Ban Tù Ca Xuân Điềm phụ trách. Ông Nguyên Duy Bí Thư Khu Bộ Đại Việt Cách Mạng Đảng thay mặt ban tổ chúc lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn  quan khách và toàn thể tham dự. Ông cũng nhắc qua về cuộc đời và tác phẩm mà cụ Hà Thúc Ký đã viết trong tập “Sống Còn Với Dân Tộc”.
Tiếp theo Ông Bùi Diễm, cựu Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng, lên có đôi lời với quan khách. Mở đầu Ông cảm ơn  sự hiện diện của tất cả qúy nhân sĩ trí thức, những người cùng một thời làm việc với Ông cũng như một số qúy vị hiện diện có nhiều kỷ niệm với ông với cụ Hà Thúc Ký trong thời sinh viên đặc biệt ông nhấn mạnh về cá tính con người Cụ Hà Thúc Ký, nhất là  khi gia nhập vào tổ chức là lúc nào cũng thủy chung, trước sau như một, không sờn lòng nản chí. Cụ Hà Thúc Ký là một con người ít thấy vào lớp tuổi thời đó, nhất là đối với anh em, đồng chí lúc nào cũng trong tinh thần cởi mở. Ông ca ngợi đức tính hiếm có đó nhất là đối với những người không cùng khuynh hướng đấu tranh, Ông không nghĩ đến chuyện củ, không đào sâu những ngăn cách đã qua chẳng hạn như tù tội thời Đệ Nhất Cộng Hòa... Cụ cũng sẵn sàng gạt bỏ những dị biệt cùng ngồi lại với nhau để lo chuyện nước. Ông Bùi Diễm ví dụ như chuyện ngồi lại giữa cụ Hà Thúc Ký và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy do Ông sắp đặt...
Tiếp theo Giáo Sư Phạm Cao Dương lên nói về tác phẩm “Sống Còn Với Dân Tộc.” Giáo Sư Phạm Cao Dương nói: Nhan đề cuốn sách “Sống Còn Với Dân Tộc” nhắc nhở người đọc, đặc biệt những người có quan tâm đến quốc gia dân tộc, với cuốn sách 372 trang 12 chương, lời tựa, chương mở đầu và lời kết của nhà xuất bản. GS Phạm Cao Dương đã chia phần trình bày làm hai phần 1 từ năm 1940 đến năm 1945 khi tác giả gia nhập Đại Việt Cách Mạng Đảng. Phần 2 từ năm 1946 về sau nầy. GS Dương cũng đã cho biết phần đầu nói về thời thơ ấu của tác giả khoảng 100 trang không phải là không quan trọng, phần đó để cho ta biết sự việt và qúa trình hoạt động trong thời sinh viên. Ông nhấn mạnh một số vấn đề từ thời đó như vụ công an cộng sản bắt Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Phan Thanh Hoàn dẫn đi mất tích. Rồi đến khi thành lập chiến khu Ba Lòng có liên quan đến thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm... Cuối cùng Ông cũng thông báo cho tổ chức Đại Việt hiện nay đã có những tài liệu do cơ quan Hội Khoa Học Lịch Sử Việt phát hành do Giáo Sư Phan Huy Lê chủ trương đã xuyên tạc về những hoạt động đấu tranh của Đại Việt Cách Mạng Đảng trong thời kháng chiến chống thực dân cũng như chống cộng sản. Ông cũng kêu gọi sự lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề trước lịch sử và GS Phạm Cao Dương cũng đã trao tài liệu nầy lại cho Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng để hy vọng có tiếng nói của Đại Việt về những sự kiện trên.


Tiếp theo Nhà Báo Đỗ Tiến Đức lên phát biểu về cuốn sách. Trong phần trình bày duyên dáng Nhà Báo Đỗ Tiến Đức đã làm cho hội trường sôi động hẳn lên. Mở đầu Nhà Báo Đỗ Tiến Đức nói đọc “Sống Còn Với Dân Tộc” thấy Cụ Hà Thúc Ký đã có cái nhìn xa khi ông thấy các cơ sở tình báo Việt Cộng xâm nhập vào các tổ chức chính quyền kể cả Phủ Tổng Thống. Ông ca ngợi tinh thần cởi mở của cụ Hà Thúc Ký đối với những người đối lập trước đây đã đối xử với Cụ. Đó là một điểm son mà Nhà Báo Đỗ Tiến Đức rút ra những bài học trong cuốn sách và cuộc đời của cụ Hà Thúc Ký. Đọc qua cuốn sách để thấy cụ Hà Thúc Ký nói hơn 10 lần ông thoát chết và 3 lần suýt chết, trong 3 lần suýt chết đó là: Lần thứ nhất suýt làm công chức thuộc địa, lần thứ 2 suýt theo Việt cộng suýt chết ở Nam Lào và lần thứ 3 suýt làm Tổng Thống. Ông Đức cũng nhắc lại một vài việc như khi vừa lên làm Tổng trưởng Nội Vụ ra lệnh thả hết tù. . . . . Ông đức ca ngợi tinh thần hy sinh của cụ như khi mới cưới vợ hai tháng đã ra đi hoạt động cho đảng, cho đất nước đó là gương sáng mà Ông Đức rất kính trọng. Ông ca ngợi Cụ Bà Hà Thúc Ký, bà là hình ảnh đáng kính, bà đã hy sinh cả đời để cụ Ký hoàn thành những ý nguyện vì dân tộc. . .Cuối cùng Ông Đức mong trước vong linh cụ Hà Thúc Ký xin phù hộ để bỏ chữ “Phái” để còn có “ Đảng” mà cùng nhau đoàn kết đấu tranh thực hiện mục tiêu là giải thể chế độ cộng sản để xây dựng tổ quốc.
 Tiếp theo Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên có vài cảm nghĩ sau khi đọc cuốn sách “Sống Còn Với Dân Tộc.” Tiến Sĩ Lê Minh Nguyện cũng ca ngợi tinh thần hy sinh dấn thân vì dân tộc, vì sự sống còn của tổ quốc mà Cụ Hà Thúc Ký đã hy sinh cả cuộc đời. . .
Sau đó Luật Sư Nguyễn Quốc Lân đại diện Dân Biểu Trần Thái Văn lên có đôi lời cảm tưởng về buổi ra mắt sách và ca ngợi tinh thần vì dân tộc của cụ Hà Thúc Ký. ..  Trong lúc nầy Nhà Thơ Hà Phương lên diễn ngâm bài thơ do cụ bà Hà Thúc Ký sáng tác với bút hiệu “Phương Nghi”  Tôn Nữ Oanh nhan đề bài thơ “Một Vì Sao Rụng”. Tiếp theo là một số cảm tưởng của quan khách tham dự. Tất cả mọi người đều ca ngợi tinh thần dấn thân đấu tranh không mệt mỏi của Cụ Hà Thúc Ký trải dài theo với thời gian qua những thăng trầm, nổi trôi theo vận nước.
Tiếp theo Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu, Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn và Giám Sát Trung Ương Đại Việt Cách Mạng Đảng lên ngỏ lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã đến tham dự buổi ra mắt sách.
Đây là một cuốn hồi ký chính trị dày 372 trang gồm 12 chương. Chương 1 nói về thời niên thiếu. Chương 2 Bước đầu trưởng thành. Chương 3 Về tham gia kháng chiến chống Pháp. Chương 4 dấn thân hoạt động cách mạng. Chương 5 thời Quốc trưởng Bảo Đại. Chương 6 thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chương 7 vụ biến động Ba Lòng. Chương 8 thời gian trốn tránh và tù tội. Chương 9 Đại Việt Quốc Dân Đảng sau chính biến 1-11-63. Chương 10 thời kỳ hoạt động công khai 64-75. Chương 11 Thời kỳ trở lại hoạt động bí mật (1973-1975). Chương 12 những chặng đường nhìn lại. Mỗi chương đều có những vấn đề liên quan đến lịch sử trên bước đường đấu tranh và những thăng trầm cuộc đời. ..
Đây là cuốn sách không thể thiếu trong tủ sách gia đình của người Việt ly hương.
Qúy vị muốn có sách liên lạc về: Nguyễn Lý Tưởng (714) 653-5125 Cel, Nguyên Dzuy (714 ) 767-2955 Cel. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.