Hôm nay,  

Viện Việt Học Mời Dự: Ra Mắt Tự Điển Nôm, Thi Tập Cổ

09/04/200900:00:00(Xem: 3751)

Viện Việt Học Mời Dự: Ra mắt Tự Điển Nôm, Thi Tập Cổ

Bìa Tự Điển Chữ Nôm.


1.Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn
Ban Biên Tập: Gồm các giáo sư, nhà nghiên cứu và chuyên viên điện toán về chữ Nôm như:  Đặng    Thế Kiệt (Pháp), Lê Văn Đặng (Seattle, Washington, Hoa Kỳ), Nguyễn Ngọc Bích    (Virginia, Hoa Kỳ), Nguyễn Văn Sâm (Texas, Hoa Kỳ), Nguyễn Hữu Vinh (Đài Loan),    Nguyễn Doãn Vượng (San Jose, Hoa Kỳ), Trần Uyên Thy (Virginia, Hoa Kỳ.)
2.Lộc Minh Đình Thi Thảo
Thơ chữ Hán của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Nguyễn Hữu Vinh dịch sang qúôc ngữ.
Thứ Bảy 11 tháng 4 năm 2009 từ 2 giờ đến 5 giờ chiều
Tại: Phòng hội Viện Việt-Học
15355 Brookhurst St. Suite # 222, Westminster, CA 92683
Điện thoại: Hoàng Lan (714) 312-9773
Email: ivsstaff@yahoo.com
Website: viethoc.org
Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn
Tại sao “Tự Điển Chữ Nôm" ” – Chưa kể đến thứ chữ cổ khác còn ở trong vòng nghiên cứu, người Việt Nam đã dùng ba thứ chữ viết có chứng tích rõ rệt: chữ Hán, chữ Nôm và chữ abc, trong đó nền văn học chữ Nôm đã để lại những tác phẩm quan trọng hàng đầu như Quốc Âm Thi Tập, Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, v.v… Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hàng ngàn văn bản Nôm nằn rải rác tại các thư viện trên thế giới hay trong các tủ sách tư nhân, mà chưa từng bao giờ được phiên âm sang chữ abc.  Việc phiên âm các tác phẩm này, như là một công việc khai quật những chứng tích văn hoá, vì thế, trở thành một nhu cầucấp bách của thời đại ngày nay.


Tại sao “Trích dẫn"“ – Nguyên tắc của Ban Biên Tập là đãi lọc những chữ Nôm nào đã từng có mặt thực sự trong một văn bản Nôm, với xuất xứ rõ ràng, để làm bằng cứ vững chắc cho công việc nghiên cứu chữ Nôm, tiếng Việt, cũng như văn học cổ Việt Nam.
Quyển tự điển chữ Nôm này không chỉ ích lợi cho người nghiên cứu, tìm hiểu chữ Nôm không thôi, mà ngay cả những người không biết chữ Nôm nhưng quan tâm đến tiếng Việt và thơ văn Việt Nam cũng tìm thấy ở đây một kho tàng ngữ văn của người Việt Nam trải dài suốt bảy thế kỷ.
Lộc Minh Đình Thi Thảo
Tập thơ chữ Hán của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, vào những thập niên tiền bán thế kỉ 20.  Chúng ta đã biết câu hò “Trước bến Vân Lâu” của Cụ Ưng Bình đã đi vào lòng người Việt.  Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy thơ chữ Hán của Cụ cũng rất tình cảm và dễ làm nao lòng người. Với chất ngọc dung dị, hồn nhiên của thi tâm Việt Nam mà Cụ đã mang vào trong ngôn ngữ Hán thi làm nên nét độc sáng của Lộc Minh Đình Thi Thảo.  Bản dịch theo thể Đường luật của Hữu Vinh giúp người đọc đi gần với nguyên tác và cho ta có cơ hội hiểu thêm thi tứ của một bậc thi hào đất thần kinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.