Hôm nay,  

‘từ Việt Nam Tới Austin, Xây Dựng Lại Cộng Đồng’

05/03/200900:00:00(Xem: 5513)

Hội VAHF và Trung Tâm Sử Liệu Austin Triển Lãm: ‘Từ Việt Nam Tới Austin, Xây Dựng Lại Cộng Đồng’
Steve Schwolert, chuyên viên Trung Tâm Sử Liệu Austin gắn hình triển lãm “Từ Việt Nam Tới Austin, Xây Dựng Lại Cộng Đồng” sẽ ra mắt ngày 7- 3-2009. ( Hình AHC)

 

 

 

 

 


Lịch sử nhà thờ Cộng đoàn Công giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Austin sẽ trưng bày ở “Từ Việt Nam Đến Austin, Xây Dựng Lại Cộng Đồng”. (Hình của VAHF)

 

 

 

 

 

 

Chùa Linh Sơn và Lớp Võ Bình Định của Võ sư Trần Hữu tại Trung Tâm sinh hoạt chuà Linh Sơn, triển lãm ở “Từ Việt Nam Tới Austin: Xây Dựng Lại Cộng Đồng,”  sẽ khai mạc ngày 7-3-2009. (Hình cuả VAHF)


Triều Giang


• Đưa lịch sử và văn hóa Việt vào thư khố của thành phố
• Bộ lễ phục của quan Án Sát tỉnh Hà Đông
• Sẽ có hàng trăm, hàng triệu người tham khảo tài liệu này
Vắng bóng trong sử liệu
Người Mỹ gốc Việt không chỉ góp mặt, mà còn góp rất nhiều công sức trong việc phát triển thành phố Austin trong 34 năm qua, nhưng những ghi nhận về sinh hoạt của người Việt tại Austin hầu như còn vắng bóng trong văn khố, thư viện Austin. Để cải thiện sự khiếm khuyết này, hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) phối hợp với Trung Tâm Sử Liệu Austin (Austin History Center) và với sự tiếp tay của Tổ Chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Austin và Vùng Phụ Cận (VACAT), tổ chức cuộc triển lãm ”Từ Việt Nam Tới Austin, Xây Dựng Lại Cộng Đồng” vào ngày 21 tháng 2 cho tới 17 tháng 7, năm 2009 tại Austin History Center, số 801 Guadalupe, Austin, Texas, 78701 . Ban tổ chức đã chọn ngày 7 tháng 3 sắp tới là ngày Khai mạc với một buổi tiếp tân long trọng từ 2 tới 4 giờ chiều dưới sự chủ tọa của Đức Giám mục John Mc Carthy, Dân biểu Hubert Võ, một số nghị viên Hội đồng thành phố, nhà giáo dục, đại diện các cộng đồng bạn, và các hội đoàn tổ chức trong cộng đồng người Việt tại Austin.      
Vài giòng lịch sử Austin
Austin; thành phố mang tên “cha đẻ của Texas », nhà khai phá (pioneer), luật sư Stephen F. Austin. Austin được hình thành vào thập niên 1830. Khởi đầu, do sự vân động của luật sư Stephen F. Austin, mỗi người di dân đến vùng đất mới này sẽ được mua đất với gía tượng trưng. Một gia đình gồm cha me, hai con được mua 1,280 mẫu Anh với giá 160 đô la tức là 12.50 xu cho một mẫu. Có khoảng vài chục gia đình người di cư gốc Anh đến sinh sống và đặt tên cho làng của họ là Waterloo, tên của cuộc chiến lừng danh mà quân đội đồng minh 7 quốc gia Âu Châu, trong đó có Anh quốc đã chận đứng bước chân xâm lược của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte. Đến năm 1839, khi Texas được độc lập, ngôi làng nhỏ bé Waterloo nằm tại trung tâm điểm của tiểu bang, được chọn là Thủ đô của Cộng Hoà Texas và thẩm phán Edwin Waller được chọn làm thị trưởng đầu tiên của Austin, dân số của thủ đô Austin lúc bấy giờ theo sử sách ghi: “đã nhảy vọt lên tới 856 người”.
Tòa nhà quốc hội và hành pháp được bắt đầu xây dựng vào năm 1839 và hoàn tất vào năm 1888, tọa lạc giữa đường Congress Avenue, quay mặt ra sông Colorado đã từng được quảng bá là : “tòa nhà lớn vào hàng thứ 7 trên thế giới” vào thời đó. Quận học chính Austin bắt đầu mở lớp I vào năm 1881. Những nỗ lực mở Đại học Texas tại Austin, một công trình vĩ đại nay trở thành trung tâm giáo dục, và những phát minh khoa học, kỹ thuật, đứng vào hàng đầu của nước Mỹ cũng đã được vận động vào thời ấy. Một trong những tranh cãi gay go của giới phụ huynh vào lúc bấy giờ đã được sử sách ghi chép lại là “không muốn lập đại học quá gần với nơi các chính trị gia làm việc vì sợ những ảnh hưởng xấu” (terrible influence).
Cuộc bùng nổ dân số với sự góp mặt của người Việt
Và những sai sót của cuộc kiểm tra dân số năm 2000
136 năm sau, năm 1975, khi miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng sản và bắt đầu có những bước chân của người Việt đến đây tị nạn, dân số Austin và các vùng phụ cận đã nhiều lần nhảy vọt lên tới 420 ngàn người. Theo tài liệu của thư viện và thư khố của tiểu bang Texas, những đợt người di cư sau này đến Austin không chỉ còn là những di dân đến đây để tìm đất trồng nông phẩm, hoặc vì cơn sốt vàng đen (dầu hỏa) của thập niên 1930, mà họ còn tìm đến đây vì Austin đã trở thành trung tâm văn hóa,chính trị, kinh tế, giáo dục, kỹ thuật của tiểu bang. Nhưng phải nói dân số Austin chỉ bùng nổ vào những năm sau đó khi Austin được chọn làm bộ đầu não cho  cuộc cách mạng kỹ nghệ điện tử tại Hoa Kỳ để chạy đua với kỹ nghệ điện tử của Âu châu và một số nước Á châu; như Nhật bản và Đài Loan vào thập niên 1980. Rồi phong trào “Dot. Com” của kỹ nghệ Internet vào thập niên 1990. Austin và vùng phụ cận cho đến hôm nay có 1.6 triệu người.
Tất cả những dữ kiện về con người và sự việc kể trên đã được ghi chép, sưu tập và tàng trữ đầy đủ tại Austin History Center, một trung tâm sử liệu được thành lập năm 1955, trực thuộc chính phủ quận hạt Travis và thành phố Austin. Trong số 1.6 triệu người tại thành phố Austin, có khoảng trên 20,000 người Mỹ gốc Việt. Sự có mặt và đóng góp này chưa hề được ghi chép và lưu trữ tại đây. Riêng cuộc kiểm tra dân số năm 2000 ghi nhận: “Dân số người Mỹ gốc Việt tại Austin là 9,000, và người Việt là sắc dân đứng hàng thứ hai sau người Mỹ gốc Ấn với số dân 12,000 người”. Đây là sự sai sót đáng tiếc. Lý do chính vì số đông người Việt không tham gia việc ghi danh kiểm tra dân số. Người Việt Austin phải làm gì để cải thiện vấn đề này"
Cụ Phạm Bồng, 96 tuổi, người đã hy sinh và đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng cộng đồng người Việt Austin, cụ từng là sáng lập viên và giữ chức chủ tịch hội Người Việt Cao Niên Austin trên 10 năm, hội hiện vẫn được hoạt động mạnh với đương kim chủ tịch Trần Nhơn Mai. Cụ Phạm Bồng còn là một trong những sáng lập viên của Tổ Chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Austin và vùng phụ cận VACAT. Cụ đã phát biểu như sau trong cuộc phỏng vấn tại tư gia:
“Dù với bao nhiêu nỗ lực đóng góp cho thành phố, nhưng cộng đồng của người Việt của chúng ta tại Austin trong sử sách vẫn là một cộng đồng không ai biết đến. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các anh chị em trẻ đã nhìn thấy vấn đề và bỏ thời gian và công sức để sửa đổi vấn đề này.”
Ông Nguyễn Trọng Hiển, Chủ tịch Cộng Đoàn Công Giáo nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dưới sự hướng dẫn của Đức ông Nguyễn Anh Văn, đã đóng góp rất nhiều tài liệu, hình ảnh cho cuộc triển lãm, cộng đoàn cũng vừa khánh thành ngôi thánh đường mới, khang trang trên đường Yager Lane thuộc phiá đông bắc thành phố vào tháng 12 vừa qua, đã phát biểu:
“Cuộc triển lãm này rất cần thiết vì nó sẽ giới thiệu cho người Mỹ và những cộng đồng khác biết về sự phát triển nhưng vẫn còn giữ được văn hóa cổ truyền tốt đẹp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Austin, trong đó có Cộng đoàn Công giáo Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cổ vũ cho mọi người, mọi giới biết để tham dự đông đảo, không chỉ tại Austin mà còn tại khắp nơi.”
Ngày khai sinh của cộng đồng người Mỹ Gốc Việt Austin
Số báo ra ngày 30 tháng 4, 1975, Austin American Stateman, nhật báo lớn nhất và lâu đời nhất tại Austin đã chạy tin 6 cột trên trang nhất về ngày miềm Nam Việt Nam bị bức tử. Đối với người Việt tự do, đây là ngày đau buồn của đất nưóc mà không ai có thể quên được. Nhưng ngày này còn mang một ý nghiã nữa, đó chính là ngày khai sinh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Austin nói riêng và người Việt hải ngoại nói chung. Chính ngày lịch sử này đã tạo nên căn cước tị nạn chính trị cuả người Việt tại Mỹ. Riêng với người Mỹ tại Austin, họ đã nghĩ gì và biết gì về ngày lịch sử này cũng như về cộng đồng non trẻ người Mỹ gốc Việt"
Chân Dung Cộng Đồng Việt tại Austin
Từ năm 1975, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Austin cũng bắt đầu với khoảng chục gia đình do một số nhà thờ bảo trợ từ các trại tị nạn. Sau những làn sóng tị nạn của thuyền nhân, người vượt biên đường bộ, người được thân nhân bảo lãnh, các cựu tù nhân chính trị , cộng thêm người Việt từ những tiểu bang khác tìm đến Austin vì khí hậu ấm áp, cảnh trí thiên nhiên thơ mộng, trường đại học Texas nổi tiếng, giá sinh hoạt tương đối nhẹ, và một lý do đặc biệt khác là cộng đồng người Mỹ gốc Việt Austin tương đối hiền hòa, và đoàn kết. Từ đó, con số người Việt đến Austin lên tới hàng trăm, hàng ngàn, rồi hàng chục ngàn. Những đóng góp của người Mỹ gốc Việt tại Austin cũng rất đa dạng từ những tiểu thương, giới thiệu tới người bản xứ các món ăn thuần túy Việt Nam như phở, gỏi cuốn, canh chua,.. đến những nhà sản xuất thực phẩm bán không chỉ tại địa phương, mà còn tại nhiều tiểu bang như Lana’s Egg Roll, Triumph Coffee, đến những công ty điện tử như hãng AMT với hàng trăm nhân viên, trên 300 tiêm Nails trên khắp nẻo đường thành phố Austin. Những cửa hàng có bảng tên bằng chữ Việt nối dài trên phố North Lamar Boulevard hay phía bắc của xa lộ 183,… Người Mỹ gốc Việt tại Austin còn có mặt tại hầu hết các ngành nghề; từ trên 1,000 sinh viên gốc Việt tại trường Đại học Texas tới nhiều ngàn học sinh trong các trường tiểu, trung học của thành phố, và hằng trăm học sinh trong chương trìng ESL của các thầy cô giáo VN, rồi hàng ngàn kỹ sư và nhân viên đang làm việc tại các công ty lớn nhu IBM, Intel, Free Scale, Apply Materials, Abbott Labs,… Hoặc làm việc cho chính quyền thành phố, tiểu bang trong mọi ban ngành. Đặc biệt, những quân nhân Mỹ gốc Việt tại Austin cũng đang đóng góp xương máu cho việc gìn giữ an ninh Hoa Kỳ và nền hòa bình thế giới tại các tiền đồn Iraq và Afghanistan…
Sự đông đảo và phồn thịnh của người Việt Austin còn được đánh dấu bằng 3 ngôi chùa; chùa Linh Sơn, chùa Thiên Hậu, chùa Bảo Quang; hai nhà thờ Tin Lành Việt Nam; và nhà thờ công giáo Các Thánh Tử Đạo VN. Ở đây cũng có nhiều hội đoàn được lập nên để phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của cộng đồng như Hội Người Việt Cao Niên, Tổ chức Công Đồng Người Việt Quốc Gia và Vùng Phụ Cận VACAT, Hội Văn Hóa Khoa Học nhắm vào các giới trẻ, hội Y Dược sĩ với Hội chợ Y tế cung cấp dịch vụ y tế hằng năm trên 10 năm qua, hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt,…Người Việt có ít nhất là 5 tờ báo phát hành tại Austin: Tiếng Việt, Đoàn Kết, US Viet Time, Báo Trẻ, Báo Sống; và đặc biệt là đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại để làm phương tiện thông tin, liên kết. Người Việt cũng có những sinh hoạt liên kết với các cộng đồng bạn như cuộc đi bộ gây quỹ Walk-A-Thon cho nạn nhân bão lụt Honduras và Việt Nam năm 1999, cuộc cứu trợ nạn nhân bão lụt Katrina năm 2005, …


Bộ lễ phục của Quan Án Sát tỉnh Hà Đông
Đối với một cuộc triển lãm có đề tài trải rộng, với hàng ngàn trang tài liệu, hình ảnh, di vật đã được thu thâp, trình bày thế nào để có thể hài hòa và nói lên được cả tổng thể lẫn cá thể" Phải xử dụng kỹ thuật ra sao để tạo những hình ảnh đẹp hấp dẫn người xem" Anh chi em trong hội VAHF gồm chị Tuyết Trần, Thụy Phan còn là Chủ tịch của VACAT, Jeanne Nguyễn, Ann Phạm, Cẩm Vân Nguyễn, Hùng Lâm, Nguyễn Chính Trực, luật sư Vinh Trần, Đỗ Thanh Bình, Michele Trần, Kim Jamar, Toàn Trịnh, Bích Châu  và 3 nhân viên của Austin History Center gồm cô Esther Chung, liên lạc viên cộng đồng, anh Steve Schwolert, chuyên viên triển lãm, và nhiếp ảnh viên Grace McEvoy đã trải qua nhiều cuộc họp khá gay go trước khi đi đến quyết định phóng những tấm hình về hành trình tìm tự do với chiềi dài 7 bộ Anh, chiều cao 5 bộ Anh để nói lên sự vĩ đại và đầy bi thương của cuộc hàng trình, bên cạnh những hình ảnh thật sắc nét, thật sinh động, thật cá thể, thật riêng tư để nói lên những thành quả, đóng góp, tâm tư, và ước vọng cuả người Việt Austin. Austin History Center đã không ngại tốn kém khi thực hiện cuộc triển lãm mà theo ông Mike Miller, giám đốc của trung tâm:”cuộc triển lãm đầu tiên với tầm cỡ này.”
Một trong số những di vật lâu đời nhất là bộ lễ phục của Quan Án Sát tỉnh Hà Đông Nguyễn Hữu Khoan, cụ sinh năm 1863, húy hiệu Trung Hậu Nhã Lượng, từng được sắc phong hàm Thị Giản Học Sĩ trong ba triều vua Duy Tân, Thành Thái, và Khải Định. Theo gia phả của gia đình anh Nguyễn Chính Trực, một thuyền nhân cũng là hội phó đặc trách Ban Nghiên Cứu của hội VAHF và là cháu nội của cụ Nguyễn Hữu Khoan, cụ Khoan sau đó chán cảnh vua quan bù nhìn của cuối triều Nguyễn từ quan về lập đồn điền và hỗ trợ cho nhóm Nghiã quân Hoàng Hoa Thám.Cụ mất năm 1922, hưởng thọ 59 tuổi.
Chiếc áo đã được gia đình anh Trực giữ trên 100 năm. Vào thời chiến tranh Việt Nam, chiếc áo đã được tháo rời ra làm chiếc khăn trải bàn thờ để tránh tai mắt của chính quyền CS. 70 năm sau, năm 1992, khi có người trong gia đình từ Mỹ về thăm Hà Nội, chiếc khăn đã được chuyển ra ngoài cùng với gia phả của gia đình. Vải của chiếc áo được dệt bằng loại tơ đặc biệt, sợi thật nhuyễn nên mặt vải thật mềm mại, màu xanh lục đậm, được thêu hình của những trái đào chin ửng biểu tượng cho sự sung túc, con dơi, biểu tuợng cho sự khôn ngoan, con rùa cho sự sống lâu, giai lão, và nhiều hoa văn vói những màu sắc đầy tương phản nhưng thật hài hòa. Mảnh áo tuyệt đẹp sau trên 100 năm phủ bụi thời gian, vẫn còn gìn giữ toàn vẹn  ý nghĩa lịch sử và văn hóa Việt Nam mà gia đình anh Nguyễn Chính Trực đã có nhã ý chia xẻ bảo vật này với khách viếng thăm triển lãm. Với bảo vật này, cộng đồng trẻ người Mỹ gốc Việt tại Austin đã đem chiều dầy lịch sử và văn hóa của cha ông làm phong phú lịch sử và văn hoá thủ đô Texas.
Hàng trăm lá thư tình của một thuyền nhân
Rồi hàng trăm lá thư đẫm nước mắt của anh Phong Nguyễn và vợ là chị Ý Thơ đã viết cho nhau trong 10 năm xa cách. Anh Phong một cựu sinh viên trường sĩ quan Võ Bị Thử Đức, mang trong người viên đạn chiến tranh từ năm 10 tuổi, đã cùng với hai con trai lớn đi vượt biên năm 1980 đến đảo Pula Bidong, Nam Dương rồi được định cư tại Mỹ. Chị Thơ ở lại Việt Nam với 3 con trai nhỏ để đi sau. Anh chị đã phải cắt ruột chấp nhận cuộc chia lìa này vì sợ nếu thất bại, tất cả bị bắt, nhà cửa bị tịch thu, gia đình sẽ lâm vào cảnh vô gia cư. Anh Phong sống cảnh gà trống nuôi con tại trại tị nạn, rồi trên đất Mỹ, bao nhiêu khó khăn, cực nhọc và cám dỗ. Chị Thơ ở Việt Nam trải qua hiểm nguy của 3 cuộc vượt biên thất bại. Khi có chương trình ODP, chị đã ở lại để phấn đấu với các cửa quan đầy cạm bẫy và tốn kém. Cuối cùng, gia đình anh Phong đã đoàn tụ vào năm 1990. anh Phong tâm sự:
“Những lá thư này đã là nguồn an ủi và giúp sức giúp chúng tôi trong những tháng ngày đau buồn và có lúc như tuyệt vọng vì nghĩ rằng cuộc chia lià của chúng tôi là vĩnh viễn. Chúng tôi đã giữ những lá thư này trong hơn hai chục năm qua với ý nghĩ là để lại cho con cháu mìmh biết về hành trình tìm tự do của cha ông. Nhưng nay được biết hội VAHF có cuộc triểm lãm về lịch sử người Mỹ gốc Việt, chúng tôi muốn tặng cho hội trưng bày trong thư khố Austin để người bản xứ và tất cả con cháu chúng ta cùng được biết.”
Và còn hàng trăm tấm hình, trang tài liệu và di vật sẽ được triển lãm trong hai phòng chính của trung tâm sử liệu Austin trong gần 6 tháng sắp tới với hy vọng vẽ lên được những nét chấm phá cơ bản của chân dung cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Austin trong cuộc triển lãm lịch sử này.
Những kết quả ban đầu
Anh Ông Thành Nhiêu, một người thuộc thế hệ 1.5 đến Mỹ qua diện du học trước năm 1975, thành công trên nghề nghiệp và là người đóng góp với rất nhiều trong sinh hoạt của cộng đồng. Gia đình anh còn là một trong những cột trụ xây dựng chuà Linh Sơn và Trung Tâm sinh hoạt của Phật tử Linh Sơn. Chùa Linh Sơn dưới sự hướng dẫn của Thượng Tọa Thích Trí Huệ, cũng đã đóng góp một số tài liệu không nhỏ cho cuộc triển lãm. Anh Nhiêu nhận định:
“Đây là một việc nên làm và đáng làm để giới thiệu cho người bản xứ biết sự thật về hầu hết người Việt ở đây. Không phải lâu lâu mình được nhắc đến vì có tên trên “crime list”. Đây cũng là dịp để người Việt tạo tiếng nói chung trước chính quyền thành phố và tiểu bang, cũng như các cộng đồng bạn tại địa phương. Đặc biệt là khi đưa được lên internet, việc sưu tầm này ích lợi cho con cháu của chúng ta. Chỉ cần một cái “click” là các em đã được tìm hiểu về những sự hy sinh của cha ông mình ra sao..”
Riêng bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF tâm sự:
“Xin chân thành cảm ơn chính quyền thành phố Austin, nhân viên của Austin History Center, tất cả quý vị trong cộng đồng và toàn thể hội viên hội VAHF đã tận tình làm việc hơn một năm qua. Đây là một sự kết hợp đầy sáng kiến qua việc cộng đồng và những người trẻ, giúp chính quyền thành phố xử dụng tiền thuế phục vụ cho lợi ích trực tiếp của cộng đồng người Việt nói riêng và ngưòi dân Austin nói chung. Tất nhiên, dù với nhiều nỗ lực, ban tổ chức chỉ mong mỏi nói lên được một phần của sự phong phú và đa dạng của cộng đồng người Việt tại Austin. Những thiếu sót, hy vọng sẽ được bổ túc trong những đợt sưu tầm trong tương lai. Nhân đây, tôi muốn được thông báo một tin vui, đó là qua cuộc triển lãm này, không những lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt  đã được chính thức đưa vào Trung Tâm Sử liệu của thành phố, mà thành phố Austin đã chính thức công nhận qua một thông cáo báo chí được gửi tới mọi cơ quan truyền thông và được đăng trên website của thành phố: “ Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Austin hiện tại đang mau chóng trở thành  cộng đồng Á châu đông đảo nhất tại Austin” (Presently, Vietnamese Americans are fast becoming the largest Asian American population in Austin). Xin tham khảo website của thành phố qua địa chỉ: http://www.ci.austin.tx.us/library/ahc. Rất mong đồng hương tham dự và quảng bá tới bạn bè thân quyến tham dự đông đủ, nhất là đến với Lễ Khai mạc vào lúc 2 tới 4 giờ ngày thứ bảy 7 tháng 3 sắp tới.”
Anh Thụy Phan, chủ tịch công đồng người Việt VACAT phát biểu: “Cuộc triển lãm này sẽ giúp chính quyền thành phố và cộng đồng bạn biết rõ hơn về con số và những nhu cầu của cộng đồng người Việt. Nó cũng đóng góp tích cực vào nền văn hoá đầy màu sắc và đa dạng của Austin. VACAT rất mong đồng hương tham dự đông đủ và nhất là hãy tham gia vào việc ghi danh trong cuộc kiểm tra dân số năm 2010 để người Việt không tiếp tục bị thiệt thòi trong việc xin quỹ để tài trợ cho các vấn đề giáo dục, xã hội, nhà ở, thông dịch và nhiều quyền lợi khác..”
Sẽ lưu truyền trong thư khố Austin mãi mãi.
Ông Mike Miller, một sử gia trẻ giữ chức giám đốc Austin History Center từ năm 2007 đã trả lời như sau về câu hỏi; sau khi triển lãm gần 6 tháng tại trung tâm này, những tài liệu về người Mỹ gốc Việt sẽ được đem đi đâu"
“Sẽ được lưu giữ tại thư khố này và lưu truyền lại 10 năm , 20 năm, 50 năm và mãi mãi để công chúng và các sử gia nghiên cứu. Mỗi năm Austin History Center có khoảng trên 35,000 khách viếng thăm. Tôi tin chắc rằng năm tháng trôi qua, sẽ có hàng ngàn, hàng triệu người sẽ tra cứu các tài liệu này”
Cũng nên nhắc lại, hội VAHF đã được thành lập hơn 4 năm qua với mục đích sưu tầm, gìn giữ, phổ biến và biểu dương lịch sử và văn hóa người Mỹ gốc Việt. Hội đã thu thập được trên 200,000 trang tài liệu, phối hợp với Vietnam Center tại Đại học Texas để hoàn thành bộ sưu tập về Tù nhân chính trị VN vào tháng 5, 2008. Tháng 4 năm 2006, hôi đã hướng đẫn một phái đoàn gồm 17 người sang đảo Guam theo lời mời của Thống đốc Guam để nhận lãnh một số tài liệu và hình ảnh quan trọng về cuộc di tản vĩ đại của trên 150,000 người tị nạn Việt Nam khi miền nam Việt Nam thất thủ vào 30 tháng 4 năm 1975. Hội đang hợp tác với lớp học “Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ gốc Việt” được giảng dạy có tín chỉ và là môn học bắt buộc cho bằng Cử nhân Á Châu học tại Đại học Texas Austin, qua chương trình lịch sử thu thanh (oral history) nhằm phỏng vấn các nhân vật trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt về những kinh nghiệm của họ về hành trình đi tìm tự do và hội nhập trong đời sống mới. Hội cũng hợp tác với Viện Bảo Tàng Texas, Trung Tâm Sử Liệu Austin và các hội đoàn Mỹ Việt khác để liên tiếp tổ chức những cuộc triển lãm về lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Việt. Mọi liên lạc, xin gửi điện thư về địa chỉ info@vietnameseamerican.org. Hoặc lên website:www.vietnameseamerican.org. Hoăc gọi điện thoại số: 512-844-9417 
Triều Giang
Tháng 2/2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.