Hôm nay,  

Hôm Nay Tôi (đi Học) Ra Trường

14/06/200800:00:00(Xem: 3062)

Những sinh viên tốt nghiệp năm 1983 trong buổi họp mặt 2008 (Ảnh Bùi Văn Phú)
Các trường ở Mỹ vừa kết thúc một niên học để bước vào muà hè. Trên các báo Việt ngữ từ vài tuần qua đã có những lời chúc mừng tân khoa là những tân bác sĩ, kĩ sư, luật sư hay những cô cậu cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc đủ mọi ngành nghề. Trong những buổi lễ tốt nghiệp, nhất là ở bậc trung học, những thủ khoa và á khoa lên đọc diễn văn đã có nhiều em học sinh mang họ Việt như Nguyễn, Lê, Trần, Phạm.

Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học và chuẩn bị bước vào đời sống với công việc và một tương lai sáng lạn thì ngày tốt nghiệp là một ngày khó quên trong đời vì người Việt thường nói: “Đại đăng khoa rồi mới tiểu đăng khoa”, hay theo như truyền thống xa xưa: “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Ra trường, đi làm, xây dựng gia đình là nhịp sống trong văn hoá Việt.

Nhưng ở Hoa Kỳ, đời sống không nhất thiết theo tiến trình có thứ tự như trên vì nơi sân trường đại học lúc nào cũng có người lớn tuổi, không chỉ toàn những sinh viên của lứa tuổi đôi mươi nữa. Có nhà cả vợ chồng, con cái đều rủ nhau đi học. Dù ở tuổi nào, ngày được nghe xướng tên, bước lên lãnh nhận mảnh bằng cũng là một ngày đáng ghi nhớ trong lòng những cô cậu, ông bà sinh viên.

Tôi tốt nghiệp đại học đúng một phần tư thế kỉ trước.

Tháng 5.1983, Hội Sinh Viên Việt Nam tại Đại Học Berkeley - VSA, Vietnamese Students Asscociation - có tổ chức liên hoan mừng 22 sinh viên gốc Việt tốt nghiệp bằng một bữa tiệc và một chương trình văn nghệ với sự có mặt của gia đình và bạn bè, tất cả chừng 150 người. Lúc đó tôi không có gia đình ở bên nên nhiều bạn học chính là người thân. Tôi còn nhớ mãi ngày này.

Hôm đó nhiều sinh viên đã hát cho nhau nghe lần cuối trước khi rời mái trường thân yêu với nhiều kỉ niệm. Ban AVT thời đại với Hùng Ngô, Hoà Đỗ và Đảm Bùi hát bài “Mảnh bằng” là một ca khúc hài về văn hoá trọng giáo dục cũng như bằng cấp của người Việt.

Ngày xưa, lúc tuổi còn ấu thơ

Bố tôi thường nói con ráng học cho chuyên cần

Học nhiều thì ấm vào thân

Biếng lười sau chỉ vác chân đàn bà

Vợ con nó bắt coi nhà

Đuổi gà mà biết nhục, thì ráng học mà làm to…

*

Cái bằng nó chỉ một gang thôi

Mà sao con gái họ mê quá trời.

Theo nếp suy nghĩ của người Việt, không chỉ thiếu nữ mê người có bằng cấp mà trong gia đình bố mẹ, ông bà đều mong ước con cháu đỗ đạt, thành tài. Ngoài dấu ấn văn hoá bằng cấp in đậm trong lòng người Việt, nhiều người trong chúng tôi khi rời bỏ nơi sinh ra đã là thanh niên hay đang ở tuổi vị thành niên nên trong trí nhớ còn đọng lại nhiều câu thơ, bài hát, áng văn, điệu hò của quê hương.

Tân khoa Thăng Nguyễn chia tay bạn bè bằng mấy câu văn nhại bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh:

Mỗi năm cứ vào cuối xuân

Khi lá hai bên đường bắt đầu… nở

Bồ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi

Dắt đi trên con đường ngoằn ngèo

Hôm nay tôi ra trường

*

Tối 24.5.2008 vừa qua, những sinh viên tốt nghiệp Đại Học Berkeley trong khoảng từ 1980 đến 1986 đã tổ chức dạ tiệc họp mặt tại Thung Lũng Hoa Vàng ở miền Bắc California. Khoảng 200 sinh viên và người phối ngẫu đã về dự.

Rừng núi giang tay nối lại biển xa

Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

Mặt đất bao la, anh em ta về

Gặp nhau mừng như bão cát

Quay cuồng trời rộng

Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam...

Gặp nhau chúng tôi lại cất tiếng hát những lời ca đã từng vang vang nơi sân trường đại học.

Tựa bài hát cũng được chúng tôi đặt tên cho tờ báo sinh viên: “Nối Vòng Tay”, là nơi nhắn gửi thương yêu, môi trường sáng tác, nơi chọc ghẹo nhau bằng ngôn ngữ Việt, là món ăn tinh thần trong những ngày ở đại học. Ngày xưa có Kòm làm thơ tình, đăng báo gửi Kẹp Tóc, hôm nay có Hoà Đỗ và Diệu Thúy, á hậu áo dài của thế kỉ trước, tuổi đời bây giờ đã thêm hai bó rưỡi nhưng vẫn còn thích làm thơ chọc ghẹo nhau, không còn e thẹn giấu tên, mà đọc to cho bạn cũ cùng nghe:

Cô ơi, cô biết tôi vẫn ế

Diện chi cho lắm vẫn bị chê...

*

Anh ơi tôi biết anh rất ế

Diện chi cho lắm vẫn thấy ghê

Thôi đừng lẽo đẽo theo tôi nhé

Theo chi cho mệt cái thân dê

*

Cô ơi cô ế tôi cũng ế

Chi bằng mình giải cả đôi bên...

*

Xin anh nhớ rõ tôi không ế

Bận tâm chi đến chuyện đôi bên

Thương ai cứ việc, nhưng đừng thương tôi nhé

Đêm nằm tôi sợ thấy con dê.

Trong khung cảnh “Gợi áng mây xưa” - là chủ đề ban tổ chức đặt cho buổi họp mặt - giữa những gam mầu xanh và vàng của trường cũ, tìm lại những giảng đường thân thương, ngồi cạnh Sather Gate, tháp Campanelli, sinh viên được xem lại những hình ảnh xưa, nghe lại những tiếng nói, giọng hát, câu hò ngày cũ, được thêm một lần nghe Vương Thiên Nga (Ti), Bảo Khanh, Thăng Nguyễn, Anh Thư, Hùng Hawaii, Hùng Phạm hát; được lần đầu thưởng thức những giọng ca của thời đại karaoke như Frank Thành Nguyễn, Đào Kiều Liên, Hiệp, Mai Thanh Tùng, Rosanna, James hát với ban nhạc trong đó có cây ghi-ta Hương Phạm và tay trống Song Xuân Nguyễn là những cựu sinh viên Berkeley. Cô nha sĩ Xuân ngày xưa thích làm văn nghệ, thích đọc “Nói với tuổi hai mươi” nhưng hôm nay biểu diễn đánh trống làm ngạc nhiên nhiều bạn cũ. Ban AVT bây giờ có Hùng (Hawaii) Trần, thay cho Hùng (râu) Ngô ở xa không về được, cùng với Hoà Đỗ và Đảm Bùi hát lại bài “Mảnh bằng”.

Một phần tư thế kỉ sau ngày tốt nghiệp, là lúc gần thấy hoàng hôn của trí nhớ nếu tính theo câu hát: “Em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời”. Với hơn nửa đời sống ở Mỹ, không biết nếp suy nghĩ của những cựu sinh viên có khác với các cụ ta ngày xưa, hay vẫn mang tinh thần gia trưởng, chồng chuá vợ tôi, trọng nam khinh nữ khi mà những con số thống kê mới nhất từ trường cũ như đã xác nhận một thực tế khác hơn.

Trong khoá học muà thu 2007, Đại Học Berkeley với 24.636 sinh viên ban cử nhân, chỉ có 46% là nam sinh viên. Sinh viên gốc Việt có 844 thì 57% là phe kẹp tóc. Nếu chia theo từng năm, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, tỉ lệ nữ sinh vẫn cao hơn trong mọi cấp lớp. Ba mươi năm trước tỉ lệ này ngược lại. Trong số sinh viên gốc Việt thời đó, nam sinh hơn nữ sinh rất nhiều.

Như thế thì câu hát: “Cái bằng nó chỉ một gang thôi, mà sao con gái họ mê quá trời” thời đó hát nghe vui, chứ bây giờ không chừng lại là một lời hát chọc giận phái nữ. Sự thực những ngày còn ở sân trường chúng tôi quây quần bên nhau, sinh hoạt quanh VSA với rất nhiều kỉ niệm vui. Chúng tôi còn hồn nhiên quá, cái gì cũng có thể giễu cười mà chẳng sợ bị mang tiếng là phân biệt nam nữ, kì thị nọ kia.

Tối hôm họp mặt, anh Hùng Phạm bồi hồi kể chuyện VSA như một thứ “trouble maker, gây phiền toái”, và ít nhiều đã là nguyên do khiến cho có bạn phải bỏ lớp, điểm học tụt xuống, chậm trễ ra trường. Nhưng chính nhờ có “nghiệp đoàn chuyên viên mua việc” mà sinh hoạt của VSA đã để lại cho chúng tôi nhiều kỉ niệm về quãng đời đại học và những tình bạn đến hôm nay.

Về họp mặt có Dư Minh Trọng là tổng thư ký đầu tiên của VSA và chủ tịch hội của những năm sau là Nguyễn Khánh, Mai Thanh Tùng, Đỗ Anh Thư, Trúc Đặng và Ngô Như Phú Việt. Những sinh viên thời chúng tôi bây giờ hầu hết làm kĩ sư, bác sĩ nhưng cũng có luật sư, giáo sư đại học. Nổi tiếng có kĩ sư Nguyễn Hùng Việt của hãng Boeing, có nhà văn Andrew Lâm, tức Lâm Quang Dũng. Còn đang ở phương xa có Ninh Kim làm đại diện cho một quỹ phát triển quốc tế tại Việt Nam, có Cao Lệ Huyền nghiên cứu về các loại thuốc tiêm chủng về bệnh liệt kháng ở châu Phi, có Đặng Khải Minh, có lẽ là luật sư gốc Việt đầu tiên tốt nghiệp từ Berkeley, vẫn còn đâu đó trong vùng Đông Nam Á.

Một cựu sinh viên có con gái vừa tốt nghiệp Berkeley, đúng 25 năm sau, là con của Bảo Nguyễn. Ngày xưa đa số theo học những ngành khoa học, thế hệ sinh viên gốc Việt sau này theo đuổi đủ mọi ngành nghề: Mina Nguyễn làm việc trong chính quyền liên bang, Thuý Vũ là phóng viên kênh truyền hình CBS-5 ở San Francisco, đạo diễn Đức Nguyễn mới hoàn tất phim tài liệu Bolinao 52 về người vượt biển, hoạ sĩ Trần Thuỷ Châu với những tác phẩm gây phản ứng sôi nổi trong cộng đồng người Việt.

Thời chúng tôi đi học, ngôn ngữ điện toán là fortran, pascal, viết thảo chương với cả một hộp cạc IBM, ra đường nghe nhạc với walkman. Bây giờ nghe nhạc bằng iPod và iPhone đang trở nên thịnh hành mà giá chỉ 200 đô-la, bằng thời giá của một máy tính cao cấp TI hay HP vào đầu thập niên 1980. Ngày xưa chúng tôi liên lạc với nhau bằng lời nói qua điện thoại, bây giờ dùng e-mail, bàn luận trong những nhóm qua mạng thông tin toàn cầu. Đi đâu bên tai cũng đeo bluetooth trông như người từ hành tinh khác du hành qua trái đất.

Cho dù kỹ thuật thay đổi nhanh, gặp lại nhau trong buổi tối họp mặt, tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều cựu nữ sinh vẫn duyên dáng áo dài làm tôi nhớ lại hình ảnh buổi trình diễn văn hoá Việt ở Sproul Plaza trong ngày “Open House” 25 năm về trước.

Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh anh mến lá sân trường

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương

Anh pha mực cho vừa mầu luyến thương

Những nữ sinh ngày xưa, một phần tư thế kỉ sau vẫn xinh tươi trong tà áo cổ truyền hay áo cách tân, có áo may bên này, nhiều áo may ở Việt Nam, đủ mầu cam, tím, hồng, xanh.

Nhắc lại thời đại học, trên môi chúng tôi vẫn rộn ràng ngôn ngữ Việt và trong lòng lại xôn xao những kỉ niệm thân thương nơi sân trường cũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.