Hôm nay,  

Những Viên Ngọc Quý Của Cđ: Unavsa Và Mauvsa

09/08/201000:00:00(Xem: 3519)

Những Viên Ngọc Quý Của CĐ: uNAVSA Và MAUVSA

Hình ảnh trong Đại Hội.


Tuyết Mai


Liên Hội Sinh Viên Bắc Mỹ (Union of North American Vietnamese Student Association, tắt là uNAVSA) đã kết hợp  119 Hội Sinh Viên VN ở Hoa Kỳ và Canada, với khoảng 5,000 hội viên  đã gây quỹ được 59,529 mỹ kim, tạo được kỷ lục chưa từng có của hội trong việc  tài trợ cho Dự án “Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt”  do The Vietnamese American Heritage Foundation, viết tắt là VAHF đang thực hiện (Chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn: 500 Oral Histories Project).
Đây là một chương trình với mục đích xây dựng lại chương sử về người Mỹ gốc Việt bằng cách phỏng vấn 500 nhân vật trong cộng đồng người Việt để ghi lại những dữ kiện lịch sử và kinh nghiệm của họ trong thời gian chiến tranh, hành trình tìm tự do và những khó khăn của những ngày đầu của cuộc sống mới.
Trong một buổi lễ ngắn song thân mật trong Đại Hội uNAVSA kỳ thứ 7 vào ngày thứ Bẩy 31 tháng 7  tại Khách sạn Hyatt Regency, Crystal City,  Virginia, một ngân phiếu tượng trưng với con số $46,963.50 đã được trao cho đai diện của hội VAHF,  trước một cử tọa đông đảo gồm các sinh viên của uNAVSA đến từ khắp nơi  Hoa Kỳ và Canada và một số quan khách của Hội VAHF tại điạ phương và từ một số tiểu bang như Texas, Oregon. Sau đó,   Brian Võ, Chủ tịch Hội UNAVSA vận động với Ngân hàng nơi anh đang làm việc, đã tặng thêm 12,566 Mỹ kim, nâng tổng số ngân quỹ gi úp dự án này lên tới 59,529 Mỹ kim.
Số tiền này là kết quả của hơn nửa năm gây quỹ do các hội sinh viên thành viên của Liên Hội uNAVSA thực hiện, trong chương trình Bảo Trợ Dư Án Nhân Đạo (Collective Philanthropy Project, tắt là CPP), dưới danh nghĩa “Chương Lịch Sử  Của Chúng Ta - Lịch sử người Mỹ gốc Việt do cha anh kể lại, giới trẻ bảo tồn” (Chapters of Us – Vietnamese American History: Told by the Old, Preserved by the Young). Các sinh viên  gây quỹ để có số tiền trên bằng cách rữa xe, bán phở ở đại học, chạy bộ, trình diễn văn hóa, bán “cup cake”, gói quà ở malls…
Được biết, theo thống kê, con số du sinh từ Việt Nam  đến Hoa Kỳ tới nay lên đến 40,000, và con số sẽ tăng nhanh hơn trong những năm sắp tới đây. Du sinh   được sự hỗ trợ và  hướng dẫn tận tình của Toà Đại Sứ VC ở Hoa Kỳ trong việc thành lập hội và hoạt động. Truớc những mưu mô  của CS qua những chương trình “ Về VN Thuyết Trình” , “Về VN thăm quê hương”, "Về Việt Nam làm từ thiện”… CS  luôn cho người trẻ móc nối,  chiêu dụ rất nhiều sinh viên Quốc Gia, những mầm non đầy tài năng của đất nước,  phục vụ cho chế độ CS,  ở hải ngoại hay ở Việt Nam.
Trong lúc đó,  những nhà lãnh đạo Việt Nam rất thờ ơ với việc  hỗ trợ tinh thần và vật chất cho những  hội sinh viên trẻ Quốc Gia.  Trong lúc hằng trăm hội đoàn, đoàn thể Quốc Gia  ở hải ngoại đang hoạt động riêng rẻ, mặc dầu ai cũng hiểu biết “Hợp quần gây sức mạnh”. Thật là may mắn, trong cộng đồng hải ngoại có một số thanh niên sinh viên tài năng và đầy nhiệt huyết phục vụ,  đã kết hợp lại với nhau thành lập Liên Hội SinhViên Bắc Mỹ (uNAVSA trong đó có MAUVSA ở MD, VA và DC), để tạo sức mạnh. Hội đã hoạt động tích cực trong sáu năm qua, cùng hướng về một tầm nhìn chung. Năm nay Liên Hội họp Đại Hội bốn ngày ở Hyatt Hotel, Crystal City, VA. với Chủ đề “The Uncommon Power for the Common Voice”.
Bốn ngày Đại Hội lần Thứ Bảy của Liên Hội với khoảng 450 sinh viên từ nhiều nơi ở HK và Canada về tham dự,  không phải là  sinh hoạt nội bộ.  Đây là một chương trình học tập, hướng dẫn thế hệ trẻ đoàn kết, học hỏi kỹ năng lãnh đạo, chuẫn bị cho các sinh có tâm huyết phục vụ trở thành những  nhà lãnh đạo tài ba góp phần tích cực trong việc phục vụ  cộng đồng hải ngoại trong tương lai.


Chương trình có mục đưa 450 sinh viên vào thăm viếng Quốc Hội Hoa Kỳ và tiếp xúc với vài vị dân biểu ở đây, để giúp các sinh viên hiểu biết thêm về Cơ quan Lập Pháp Hoa Kỳ, và cũng để gieo vào tâm trí các sinh viên những hạt giống tốt. Hy vọng những hạt giống này sẽ được nuôi dưỡng, nẩy mầm và lớn mạnh, để trong tương lai, trong cơ quan Lập Pháp HK này có thêm nhiều dân biểu, nghị sĩ Ngtười Mỹ gốc Việt.
Ngoài ra chương trình cũng có hai muơi buổi hội thảo, các sinh viên chọn lựa tham dự những đề tài nào thích hợp với mình,  trong đó có thảo luận “Tại sao Chính trị là một nghề rất quan trọng”, “Tổ chức cộng đồngt VN để đạt đựơc thành quả”,  “Phụ nữ trong việc lãnh đạo”, ”Sự kỳ thị Á Châu, Kỳ thị di dân trong một Trung Học ở South Philadelphia”…
Các sinh viên cũng được dịp  nghe các diễn giả nổi tiếng như Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích (CT Nghị Hội Toàn Quốc), Cô Mina Nguyễn (trước đây là Phụ tá Tổng trưởng Bộ Lao Động),  Kỹ sư Lê Duy Loan( một chuyên gia nổi tiếng của Texas Instrument), Dân Biểu Loretta Sanchez (CA), Dân Biểu Cao Quang Ánh (LA), Ông Việt Đinh (Giảng Sư Luật ở Georgetown University)… nhắn nhũ đừng quên m ình là người Việt Nam và quê hương Việt Nam đang bị thống trị bởi CS, không có tự do dân chủ,  hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của thế hệ trẻ cho cộng đồng cũng như cho đồng bào ở VN, Các sinh viên  cũng  được hướng dẫn và  chia sẻ những kinh nghiệm để thành công  trong tương lai.
Trong Đại Hội này, hai nhà hoạt động trẻ, rất tích cực trong cộng đồng  là Billy Le Nguyên Vu và Tina Dương Thúy Van , được vinh danh giữa sự ngưỡng mộ và tiếng hoan hô vang dội của các bạn sinh viên. Liên Hội cũng chọn hỗ trợ Tổ chức  “Blue Dragon Children’s Foundation” trong công tác từ thiện trong năm tới đây.
Dân biểu Frank Wolf (VA) có nhắn gởi ngừơi  tỵ nạn Việt Nam, cho dù dân biểu , nghị sĩ HKcó đặt quyền lợi của đất nước họ lên trên, họ cũng không thể bỏ qua nguyện vọng của những ngừơi đã bầu cho họ.  Nếu cộng đồng VN có thể đặt một vị dân biểu hay nghị sĩ hay Tổng thống vào Quốc Hội  hay Tòa Bạch Ốc thì những vị dân cử này bắt buộc phải nghe tiếng nói của quý vị. Nếu cộng đống  của quý vị không đông đảo thì nên kết hợp với các cộng đồng thiểu số khác như Tây Tạng, Đài Loan, Đại H àn, Miên, Lào, Miến Điện…
Các sinh viên của uNAVSA đã nhận thức đưọc điều này. Trứơc  sự th ành công đoàn kết đưọc 119  Hội Sinh Viên ở HK và Canada, Liên Hội đã hoạt động một cách tốt đẹp trong sáu năm qua, thế h ệ  trẻ đang ước mơ sẽ thành lập một Liên Hội Người Mỹ gốc Á Châu và một Cộng đồng Ngừơi Việt Quốc Tế (International Vietnamese Commjunity) để có một tiếng nói chung mạnh mẽ.
Khoảng bốn trăm năm mươi sinh viên về tham dự Đại Hội  lần thứ 7 đã phải tự trả tiền phi cơ,  tiền ăn,  tiền ở Khách sạn Hyatt, tốn phí khá nặng đối với một sinh viên chưa làm ra tiền. Chắc chắn những sinh viên về đây đã được thúc đẩy bởi một “đam mê”  muốn kết đoàn,  muốn học hỏi  để sau này trở thành người có tài năng,  đóng góp hữu hiệu cho cộng đồng VN ở hải ngoại.  Tám mươi sinh viên tình nguyện trong Ban Tổ chức, có nhiều em đã nghĩ việc không ăn  lương một tuần,  mất cả ngàn  mỹ kim.  Việc tổ chức đưa bốn trăm năm mươi sinh viên từ khắp nơi về đây đi thăm viếng HTD,  đi Quốc Hội HK  cùng lo việc ăn uống, vui chơi, học hỏi cho  c ác sinh viên  bốn ngày liên tục,  vất vả vô cùng. Công việc  đòi hỏi ở các em, chẳng những tài năng lãnh đạo mà  cả thiện chí phục vụ nữa. Tầt cả các sinh viên trong Đại Hội uVAVSA &MAUVSA l à những viên  ngọc quý của cộng đồng VN hải ngoại.
Trước đây mấy mươi năm, lúc ngưòi dân da màu còn  bị kỳ thị , Mục sư Martin Luther King đã  nói “I Have A Dream”… giấc mơ đó đã thành đạt. Nay Tổng Thống của HK là một người Mỹ gốc da màu.  Vạn vật vô thường, biết đâu một ngày nào đó Tổng Thống của HK  là một nguời Mỹ gốc Việt, xuất thân từ Liên Hội  Sinh Viên uNAVSA hay MAUVA"
Hình ảnh Đai Hội trong:
http://www.youtube.com/watch"v=sGbgWj8T1kQ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.