Hôm nay,  

Ba Mươi Tám Năm Kiến An Đạo

23/07/201000:00:00(Xem: 3234)

Ba Mươi Tám Năm Kiến An Đạo

Hình ảnh trong ngày Ba Mươi Tám Năm Kienando.


Phong Vũ


Trời xanh lơ, mênh mang mây trắng bay về từ bể. Trời đầu hạ mà hừng hực nóng. Những ngày hè gợi ta nhớ những bãi biển thần tiên. Hawaii, Malibu, Zuma, Bahama, hay bãi bể Đồ Sơn ầm ì sóng bủa.
Từ biển Đồ Sơn, tam thập bát niên về trước, Kiến An kung fu ra đời. Ba mươi tám năm sau, bên kia biển Thái Bình Dương xa thẳm, California, thành phố của thiên thần, thung lũng của San Fernando lại tưng bừng lễ hội kỷ niệm ngày thành lập môn phái Kienando.
Nắng như hắt lửa xuống đường. Nắng như nung chin cây trái trong vườn, nắng như nhuộm vàng cỏ công viên. Và nắng như hâm nóng những hân hoan của đoàn võ sinh thân yêu đang tề tựu để mừng sinh nhật vị chưởng môn thân yêu - Thầy – Võ Sư Nguyễn Lâm. Và cũng là lễ hội mừng năm thứ 38 của môn phái nơi hải ngoại.
Chưa 2 giờ (theo chương trình) mà các phụ huynh học sinh đến thật đông. Các vị quan khách từ xa như ông Trần Quang Nam,  nguyên Chủ tịch Tổng Hội Cựu Cảnh sát Quốc Gia, đến từ Santa Ana. Giáo sư Hà Huyền Thanh – đương kim Chủ tịch Tổng Hội  Phát Triển Võ Thuật Thế Giới. Chris Phan - Chủ Nhiệm Việt Star tuần báo. Billy Hùng - phóng viên đài truyền hình Việt Nam, họ đã lên từ sớm.
Sau đó quan khách trong vùng như Phong Vũ, nhà văn Dương Viết Điền, nhà văn Nguyễn Ngọc Minh. Võ sư Lê Thịnh (Vovinam). Võ sư Lý Huỳnh Sanh (Thiếu Lâm Tự Do). Nhạc sĩ Hồ Xuân Mai. Ông Lương Sĩ -Tổng thư ký HNV. Ông Nguyễn Viết Rạng - Phó chủ tịch HNV, cũng đã hiện diện.
Võ sư Trần Phương - phát ngôn viên của Kienando, đã lên máy vi âm điều khiển chương trình. Ông giới thiệu  Võ sư Chưởng môn Nguyễn Lâm lên trình bày đại cương về khí công Thiếu Lâm Đạt Ma Dịch Cân Kinh và “Thái Cực Quyền Trương Tam Phong” (còn có tên  là Dương Gia Thái Cực Quyền). Được biết Võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa sẽ mở lớp huấn luyện môn công phu này tại võ đường nằm trong trụ sở HNV.
Khai mạc chương trình là nghi lễ chào quốc kỳ Việt - Mỹ diễn ra trang trọng. Một phút mặc niệm các nạn nhân đã bỏ mình vì chiến tranh.  Nhận thấy bàn chủ tọa có Giáo sư Hà Huyền Thanh, ông Trần Quang , Võ sư Nguyễn Lâm.  Bên dưới sân là các em võ sinh trong đồng phục đen, mang đai nhiều màu đang ngồi xếp hàng ngay ngắn và nghiêm trang (tôi vẫn luôn thích những bộ đồng phục đen truyền thống. Màu của nguyên thủy, của quê hương).
Sau phần chào cờ, một em bé võ sinh (5 tuổi) tên Vicky đã dâng hoa sinh nhật lên thầy Nguyễn Lâm. Nữ môn sinh Trần Thúy Hải  đã lên máy vi âm để đại diện tất cả môn đồ chúc thọ lên Võ sư Chưởng môn. Hình ảnh thật đẹp và đầy ý nghĩa. Một mần non của thế hệ mai sau, dâng hoa (biểu tượng của tươi trẻ và sung mãn) lên cho một cha ông của thế hệ đi trước. Như một tiến trình sẽ mãi thăng hoa.
Võ sư Trần Phương nói về nguồn gốc, xuất xứ của môn phái Kiến An Đạo :
- Kiến An võ đạo xuất phát từ  đất Kiên An núi cao, biển rộng hun đúc nhân tài. Vào thập niên một chín bốn mươi, vùng Hải Phòng  xuất phát một võ phái mới, mang nhiều tinh hoa tụ hội của thập bát ban võ nghệ khác nhau. Người có công chắc lọc, biến hóa các chiêu thức và lập thành những bài bản độc đáo, riêng biệt cho một môn võ mang tên của vùng đất quê hương - Võ sư Nguyễn Lâm, Chưởng môn Kienando ngày nay.
Khi ấy võ phái mới  này chỉ  tập luyện và truyền bá cho người quanh vùng. Mãi đến khi đất nước bị chia đôi năm 1954, cùng định mệnh đất nước môn võ này theo làn sóng người di cư, lưu lạc vào vùng đất phương Nam, tự do và trù phú.
Từ đó môn phái Kiến An ngày thêm phát triển, và chính thức truyền bá rộng rãi khắp nơi từ thập niên 1970. Võ phái Kiến An được giới võ thuật hâm mộ qua các giải quán quân liên tiếp, trong những cuộc thi đấu võ đài và biểu diễn công phu. Báo chí Sài Gòn thưở ấy từng đặt biệt danh "Hồng Ngọc Đại Nghĩa" cho một võ sư trẻ tuổi nhưng thân pháp điêu luyện, và dũng mãnh trong các lần biểu dương võ nghệ của môn phái Kiến An - chàng trai ấy chính là thứ nam của võ sư Nguyễn Lâm.
Năm 1995, cuộc sống nơi hải ngoại vừa tạm ổn là Võ sư Nguyễn Lâm bắt tay ngay vào việc truyền bá võ thuật ở xứ người. Võ đường đầu tiên của Kienando là trụ sở của HNV vùng San Fernando Valley, thuộc thành phố "thiên thần" (Los Angeles), tiểu bang California. Ngay sau đó, môn phái Kiến An đã thu hút được lòng thương mến của cộng đồng Việt Nam địa phương, và đông đảo phụ huynh đã đưa con em mình đến thụ huấn môn võ của quê cha đất tổ. Sau mười lăm năm tại hải ngoại, môn phái Kiến An không những  đã vang danh trong cộng đồng Việt Nam, mà còn truyền bá đến cả cộng đồng của Hoa Kỳ. Võ sư Nguyễn Lâm có những lớp dạy võ học chính thức trong đại học CSUN (California State University, Northridge).
Võ sinh của Kienando ngày nay, bao gồm cả người Việt lẫn các sắc dân địa phương khác theo học. Võ sư Nguyễn Lâm đã viết và xuất bản hai quyển sách: "Thiếu Lâm Kiến An" và "Lôi Vũ Quyền". Sách được đón nhận nồng nhiệt trong giới hâm mộ võ thuật. Ngoài ra Võ sư Nguyễn Lâm thường xuyên viết bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí tại hải ngoại. Trong các dịp lễ hội của cộng đồng Việt Nam tại đây, và các cộng đồng địa phương, võ phái Kiến An đưa  đoàn võ sinh đến tham dự biểu diễn võ thuật, như một hình thức phô diễn nét đặc thù văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nơi đâu đoàn võ sinh Kienando cũng đều được tán thưởng nhiệt liệt, và họ đã đem về nhiều bằng tưởng lục danh dự.
Môn phái Kiến An là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt sống nơi hải ngoại. Ngoài Võ sư Chưởng môn Nguyễn Lâm thân hành chăm sóc võ phái, ông còn có hai phụ tá là Võ sư Nguyễn Văn Đại  Nghĩa với chức vụ "Phó Chưởng Môn" cùng võ sư Trần Phương, võ sư Philip Nguyễn, Đại Nhân Miliate Lynelle Võ đường Kienando cũng đã đào tạo nhiều huấn luyện viên với kỹ thuật cao như Vivian Đỗ, Andrew Đỗ, Daryl Fuentes, Rene, Linda Hà, Huê Trần…
Trong bầu không khí phấn khởi của buổi lễ, mọi người chờ đợi màn biểu diễn chính thức chào mừng quan khách, của “tứ đại Trấn Môn Đệ Tử” Philip, Lynelle, Bảo và đích thân Hồng Ngọc Đại Nghĩa cùng thi triển. Tôi hơi thất vọng vì không có dịp chứng kiến những uy dũng, hào hùng và mãnh liệt của bài quyền “Thanh Long Đao” mà võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa với thanh đại đao (của một Quan Vân Trường phương phi lẫm liệt. Hay một nguyên soái Lý Thường Kiệt bình Chiêm phạt Tống thửa xưa) luôn biểu diễn hàng năm để chào mừng quan khách.
Thay vào đó, năm nay như để phổ biến một tinh hoa khác của môn phái, bốn võ sư cao đồ này cùng biểu diễn nội gia quyền “Dịch Cân Kinh”. Niềm thất vọng vì không thấy bài “Thanh Long Đao” của tôi biến mất để nhường vào đó một niềm phấn khích mới khi được tận mắt chứng kiến bốn môn đồ của Kienando thi triển bài quyền thượng thừa này.
Những động tác xoay vòng chầm chậm. Những bàn chưởng gồng cứng gân cốt xòe ra hít thu khí công. Những chân tấn chảo mã mềm mại. Hay những bộ trung bình tấn vững chắc như bàn thạch đã nói lên sức mạnh tiềm tang của bài quyền “chuyển núi” này.  Tôi có cảm tưởng như đang chứng kiến sự yên tỉnh, lắng động nhưng tiềm chứa sức công phá mãnh liệt của một trung tâm bão (the hurricane eyes). Với những cơn lốc xoay vòng tàn phá chung quanh tâm bão.
Hay một “tornado” với vòng lốc xoáy của tốc độ gió khủng khiếp. Nhắc bổng, ném xa, xé nát mọi thứ kể cả nhà cửa, xe cộ, nhưng bên trong thì tỉnh lặng, an bình. Nhìn bốn cao đồ biểu diễn bài khí công này, tự nhiên sức mạnh của “inner power” trong tôi cũng trào dâng theo. Tôi tưởng mình cũng đang đứng trên sân võ đường, trước hàng trăm đôi mắt chú mục, biểu diễn nội lực thượng thừa cho mọi người thưởng ngoạn. Những gương mặt trầm tỉnh, những hơi thở dồn dập, bốn cao thủ của Kienando đang đè nén sức mạnh tiềm tang bên trong cơ thể. Chỉ chực như những luồng gió bão, xô đẩy, thổi tung những gì cản trở chung quanh.Quan khách chợt thở phào, sau hơn mấy phút đồng hồ nín thở, theo dõi các động tác của bài quyền nội gia này.


Võ sư Philip Nguyễn với bài Kiến An Hàn Long Côn
Không để cho quan khách đủ thời gian lấy lại nhịp tim đập,  võ sư Trần Phương lại giới thiệu một bài quyền khác do võ sư Philip biểu diễn với chiếc roi dài (tên Bình Định gọi chiếc côn) qua bài quyền  “Kiến An Hàn Long Côn”. Chàng võ sinh đẹp trai, cao gầy vóc dáng thư sinh với đôi kiến cận, đã gây ngạc nhiên với các đường côn mãnh liệt và hiểm hóc. Ra chiêu dài, thu chiêu ngắn, côn đập xuống sân chan chát, côn quay vùn vụt trên đầu, kèm theo song phi cước. Võ su Philip đã triển khái đẹp đẻ các nét uy mãnh của bài côn độc đáo này. Bài quyền danh dự mang tên của môn phái !
Sau đó là phần nói chuyện của giáo sư Hà Huyền Thanh – đương kiêm Chủ tịch Tổng hội Phát triển Võ thuật Thế giới. . Ông nói về những kỷ niệm gắn bó với môn phái Kiến An, với thầy Nguyễn Lâm. Ông nói về tinh thần thượng võ, và tài năng, trí tuệ cũng như đạo đức cần có của võ sinh, cho một tương lai của nền võ học Việt Nam mai sau.
Tiếp theo là một pha biểu diễn tuyệt đẹp của các võ sư Kienando. Gồm Hồng Ngọc Đại Nghĩa, Andrew, Vivian, Alan và Tommy Ngô (Tommy Ngô võ sĩ chứ không phải Tommy Ngô ca sĩ). Nam quyền Bắc cước, là câu truyền tụng trong giới võ lâm. Bắc phái sở trường về đòn đá chân. Nam phái chuyên về quyền tay. Riêng Kienando tổng hợp các tinh hoa của nghệ thuật chiến đấu, nên quyền cước đều được chuyên chú tập luyện. Các võ sư nói trên đã biểu diễn các chiêu cước khác nhau. Từ một Bàng Long cước (đá ngang) mạnh mẽ. Một Câu Liêm cước (đá móc câu) đẹp mắt. Một Kim Tiêu cước (đá thẳng) độc địa. Một Song Phi cước đẹp như rồng bay. Một Phi Lôi cước (đá bay ngược) đầy tính bất ngờ, có sức công phá khủng khiếp do Đại Nghĩa với tốc độ sấm bay, và một Phi Long cước (đá bay ngang) tuyệt vời mà võ sư Lý Tiểu Long đã vang tiếng một thời qua bộ phim võ thuật “Tinh Võ Môn”. Các võ sư, võ sinh  thi triển cước thật gọn gàng, thần tốc và đầy sức dũng mảnh. Quan khách vỗ tay ầm ĩ thán phục. Đây có thể nói là một trong các phần biểu diễn đẹp mắt nhất hôm nay.
Trong sự chờ đợi của khán giả, màn song đấu tự do được bắt đầu với hai võ sinh bé tí (khoảng 6, 7 tuổi) Alex va Duan. Haii em còn mang đai tím, nhưng đã có kỹ thuật vững vàng do các võ sư truyền dạy. Hai em vận dụng quyền cước tổng hợp và tạo nên các pha gây cấn với những tiếng kêu bôm-bốp mạnh mẽ của găng tay đấm vào giáp trụ (bảo vệ thân thể). Giữa một hiệp đầu, trong khi hai em ngồi nghĩ xã hơi (có cả các đàn anh, chị võ sư xoa bóp và cho nước… như một võ đài thật sự. Thì võ sư Trần Phương lại cho bắt đầu một một màn biểu diễn khác. Bốn võ sinh biểu diễn bài “Tứ Trụ quyền” thật nhịp nhàng và đẹp mắt. Rồi năm võ sinh khác trong bài “Âm Dương Nhật Nguyệt quyền” thật dũng mảnh, cương nhu hòa hợp trong bài quyền nay, và võ sư Linda thuyết minh các động tác của quyền cước.
Màn song đấu tự do mà mọi người mong đợi đã đến. Hai huấn luyện viên Daryl và Andrew (võ sĩ hạng trung nếu tính theo võ đài quốc tế, 140 -150 pound). Hai võ si đã giao đấu thật dữ dội và tuyệt đẳng (như hai võ sĩ trong chương trình Ultimate Fighting Championship (UFC). Nhưng có quy cũ, và kỷ luật hơn, vì không có màn ôm nhau đánh đô vật). Giữa các hiệp nghĩ, là màn biểu diễn bài quyền danh tiếng “Phương Dực quyền” do chin võ sinh biểu diễn. Đây là các đòn cùi chỏ nổi tiếng của môn võ Tây Sơn Bình Định. Sở trường với các đòn đánh chỏ, lên gối, giựt gót. Các đường võ gia truyền này đã từng đánh tan tác quân nhà Thanh mấy trăm năm trước.
Một võ sinh, Harrison, đã thi triển bài quyền “Lưỡng Tiết côn” khiến ta nhớ lại hình ảnh của một “Lý tam cước” khi trước với côn nhị khúc. Đây là một binh khí phổ cập, độc đáo của dân quê khi xưa dùng chống lại bọn thảo khấu, thổ phỉ.
“Lôi Vũ quyền” một bài quyền cao đẵng do ba cao đồ biểu diễn. Daryl, Linda và Victor Nguyen đã khiến người xem hình dung những cơn sấm chớp ngoài trời. Những cơn gió lốc thổi tung cây lá. Đây đúng là “Thunder Rain” qua sức uy mãnh của người biểu diễn.
Quan khách náo nức qua phần biểu diễn của hai chị em ruột. Hai em võ sinh đã song đấu với nhau bằng trường côn là Vivian Đổ (huy chương vàng môn Kata (bài quyền) trong Karate International Tournament 2009), và Andrew Đỗ, Đây là một môn binh khí giãn dị nhưng phải khổ luyện mới sở trường hết cái hay của nó. Những đường côn tạt ngang, hất dọc, hay đâm thẳng khiến cử tọa cứ hoa mắt cả lên và trầm trồ thán phục. Buông côn ra, hai anh em lại tự vệ song đấu với nhau bằng tay không. Một mất một còn, thật nhuần nhuyễn và điêu luyện. Với tôi đây là màn biểu diễn võ thuật thích thú nhất.
Hồng Ngọc Đại Nghĩa trở lại với bài “Thái Cực quyền Trương Tam Phong” Bài quyền nổi tiếng từ hàng trăm năm trước của môn phái Võ Đang (với một đạo sĩ Trương Tam Phong phi phàm mặc áo vải đứng luyện kiếm trên núi Võ Đang, vào đời nhà Minh, Trung Hoa). Bài này còn có tên là “Dương Gia Thái Cực quyền”, nay được  chắc lọc, và rút ngắn lại bằng hai mưới bốn chiêu thế. Đồng biểu diễn với Hồng ngọc Đại Nghĩa là Lynelle và Charles. Những nét mềm mại, uyển chuyển với các động tác đồng bộ với khí công hơi thở. Mục đích đem lại sức mạnh cho thân thể, bổi dưỡng sức khoẻ, giảm trừ bệnh tật qua các phép điều tức hơi thở đem dưỡng khí vào sâu trong lục phủ ngủ tạng. Nghe thầy Nguyễn Lâm thông báo là một lớp huấn luyện về khí công dưỡng sinh sẽ được Võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa khai giảng trong một ngày thật gần tại trụ sở HNV này.
Luôn luôn trong các cuộc biểu diễn võ thuật, màn thi triển ngạnh công là phần độc đáo và lý thú nhất. Võ sư Philip Nguyễn đã biểu diễn công phá, đá chẻ gót bể ba tấm gỗ dày, và phi thân đá gẩy một chồng ván trên cao. Đồng thời thi triển tuyệt chiêu Phi Long cước bay qua chướng ngại vật để đá gẩy đôi 3 tấm ván dày.
Không kém phần lợi hại, võ sư Nguyễn Mạnh Bảo dùng tay không chặt gẩy 3 tấm ván dày chồng lên nhau. Rồi dùng cùi chỏ đánh tan một chồng ván khác. Mọi người trầm trồ thán phục. Không thiếu kẻ thè lưỡi, lắc đầu, kinh ngạc trước sức mạnh và cứng rắn của đôi tay trần của hai võ sư mảnh khảnh đó. Tất cả kết quả là do sự khổ luyện dưới sự hướng dẫn của các võ sư huấn luyện viên, và đích thân từ võ sư chưởng môn Nguyễn Lâm.
Phần thăng đai bắt đầu cho các võ sinh cấp thấp và dần lên cao. Các phụ huynh học sinh đã được mời lên để tận tay trao bằng cấp và phong đai mới cho các con em của mình. Các quan khách hiện diện cũng được mời trao bằng và phong đai cho các võ sinh các cấp. Một hình ảnh gây xúc cảm là ba võ sư Lynelle, Philip Nguyễn và Nguyễn Mạnh Bảo sau khi được thăng ngạch (hồng đai) đã đọc những lời tuyên thệ trung thành với môn phái thật cảm đông.
Trời muộn chiều, nhưng mặt trời vẫn chưa đem đi hết sức nóng của một cuối tuần hè. Võ sư chưởng môn Nguyễn Lâm mời quan khách liên hoan một buổi tiệc nho nhỏ nhưng đầy tình thân đồng hương. Chiếc bánh sinh nhật của thầy cũng được cắt để mọi người cùng thưởng thức. Khách xa, khách gần cùng ngồi gần lại với nhau, tay dĩa thức ăn tay ly nước ngọt, trò chuyện không dứt.
Mỗi năm một lần, ngày lễ hôi truyền thống của Kienando như kéo mọi người lại gần với nhau thêm. Bỏ qua những tỵ hiềm, đố kỵ trong đời sống vất vả nơi đây, người Việt đồng hương cùng ngồi lại nhau cho tình thân thêm gắn bỏ, cởi mở. Và cùng lo cho một tương lai của thế hệ trẻ Việt nam nơi hải ngoại được thấm nhuần đạo lý, văn hóa và tinh hoa nghệ thuật của giòng giống Việt Nam.
Hè tháng bảy, 2010
Phong Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.