Hôm nay,  

Hs Phan Châu Trinh Đà Nẵng Toàn Thế Giới Dự Đại Hội Kỳ I

08/07/200900:00:00(Xem: 7558)

HS Phan Châu Trinh Đà Nẵng Toàn Thế Giới Dự Đại Hội Kỳ I

Hình ảnh Đại Hội.
Santa Ana ( Cổ Ngưu )- - Đại hội lần đầu tiên các cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng toàn thế giới được tổ chức tại Thủ đô tỵ nạn. Sau 2 ngày sinh hoạt của trường cũng như những buổi gặp gở của các lớp để thảo luận một số công tác trong tương lai của những cựu học sinh Trung Học Phan Chu Trinh. Trước hiện tình đất nước cũng như dân tộc đang trong tình trạng lâm nguy, do nạn xâm lăng của Trung Quốc và những bất lực của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Người học sinh Phan Châu Trinh phải làm gì để thể hiện đúng tinh thần của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Sau 2 ngày sinh hoạt, đại hội kết thúc bằng buổi dạ tiệc được tổ chức vào lúc 7 giờ tối Chủ Nhật ngày 5 tháng 7 năm 2009 tại nhà hàng Regent West với sự tham dự của các Thầy Cô giáo, qúy vị quan khách, đại diện các hội học sinh các trường bạn, các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí cùng anh chị em cựu học sinh Phan Chu Trinh về từ khắp nơi trên thế giới.
Đặc biệt có Hòa Thượng Thích Tịnh Đức, cựu học sinh Phan Châu Trinh về từ Dalas TX. Điều hợp chương trình chung có các MC Diễm Hương, Phan Nhật Nam, Trương Công Lập, Thanh Liễu. Điều hợp chương trình văn nghệ có Nhạc Sĩ Nhật Ngân, Trần Quang. Chương trinh nghi thức bắt đầu với  tiếng trống trường được vang lên như thúc dục lòng những cựu học sinh hãy mau mau tìm nhau mà về trường củ, chốn cũ ngày xưa. . . Nghi thức chào quốc kỳ Việt Mỹ và phút mặc niệm, tiếp theo diễn lại nghi thức chào cờ vào mỗi sáng Thứ Hai của trường, hình cổng trường với hàng chữ "Trung Học Phan Châu Trinh" được dựng lên trước mặt mọi người, cây trụ cờ với lá cờ hiệu đoàn, hình ảnh đồng phục của những học sinh già ngày hôm nay đã làm gợi nhớ không biết bao kỷ niệm những ngày trẻ cắp sách đến trường. Bài hát hiệu đoàn ca " Phan Châu Trinh Hành Khúc" làm cảm động nhiều người tham dự, Tiếp theo lễ tưởng niệm các Thầy Cô và các cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng đã không còn sinh hoạt hôm nay. Lễ tưởng niệm diễn ra trong không khí thật trang nghiêm vô cùng xúc động. Đèn điện tắt để nhường cho ánh nén được đốt lên khắp các bàn. Trên sân khấu một nữ sinh với áo dài màu trắng bưng cây nén trắng đứng nghiêm trong yên lặng để nghe xướng tên những vị Thầy, Cô đã qua đời vì tuổi già sức yếu, vì khốn khổ trong chốn lao tù cộng sản, những cựu học sinh Phan Châu Trinh đã anh dũng hy sinh để làm phận sự của người trai thời loạn. Được biết những học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng cũng một thời theo tiếng gọi quê hương, hàng hàng, lớp lớp lên đừờng để bảo vệ lý tưởng tự do cho đồng bào miền nam Việt Nam có cuộc sống thanh bình, no ấm.
Từng tên đọc lên trong niềm thổn thức của các MC đã làm cảm động đến mọi người trong những giây phút thật thiêng liêng như gởi đến họ lòng tri ân của những người còn lại đang hiện diện trong buổi đại hội nầy. Tiếp theo chương trình cựu học sinh Nguyễn Phương Minh (Nhà báo Đỗ Thái Nhiên) trưởng ban tổ chức lên ngỏ lời cảm ơn sự hiện diện của các Thầy Cô, qúy vị quan khách, thân hữu và các đồng môn Phan Châu Trinh về từ khắp nơi trên thế giới. Oâng nói " Tìm trường mà về" đó là chủ đề phần phát biểu của Oâng, mở đầu Oâng đã nhắc lại chuyện một lòai cá:


“Cá Hồi là loài cá sanh ra trong vùng nước ngọt. Nhưng chỉ một thời gian ngắn kể từ  khi chào đời, cá Hồi đã từ giả sông hẹp để tìm ra biển rộng. Trên đường xa rời “quê hương gốc” cá Hồi không quên ghi nhận trọn vẹn hương vị của dòng sông nơi nó đã nhìn thấy ánh mặt trời. Sau nhiều năm vùng vẫy khắp đại dương, cá Hồi lại vận dụng khứu giác kỳ lạ của nó để vượt đại dương, quay trở lại chính dòng sông, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của nó. Trên dòng sông xưa, cá Hồi cảm thấy được sống lại những ngày thanh xuân cũ. Cuối cùng nó chết tại nơi nó cảm thấy “được sống lại” kia.
 Sự việc cá Hồi ra khơi là một gợi nhớ vỡ kịch “Bỏ Trường Mà Đi” do hoc sinh Phan Châu Trinh trình diễn năm 1959.
Sau biến cố 1975, số lượng học trò bỏ trường mà đi tăng lên vùn vụt. Hiện tượng” bỏ trường mà đi” chẳng khác nào cá hồi bỏ sông ra biển, rồi từ biển lại trở về sông. Sau nhiều thập niên bỏ trường mà đi, cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng có hay không dự tính đổi hướng đời sống" Có hay không dự tính tìm trường mà về" Thưa rằng câu trả lời nằm ở đặc điểm nổi bật và bất ngờ của Đại Hội này. Đó là sự tham dự của hơn 70 quí Anh Chi học sinh PCT liên lớp 1954-1960. . . .
Tình người Việt Nam là ý tưởng bang bạc trong toàn bộ chương trình giáo dục tại trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng mà các Thầy các Cô đã trao truyền cho hoc sinh PCT trong nhiều năm và trong nhiều môn học khác nhau.  Nền giáo dục nhân bản kia đã khắc sâu vào tim óc của tất cả cựu học sinh Phan Châu Trinh lời nguyền rằng: Tình người Việt Nam không chấp nhận quan hệ thống trị và bị trị. Tình người Việt Nam chỉ nở hoa trên công bằng và nhân ái, trên dân chủ và nhân quyền.
Cá hồi từ sông ra biển rồi từ biển trở về sông mang theo ước mong được sống êm ả trên dòng sông cũ. Cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng từ sông Hàn phiêu bạt khắp năm châu bốn bể …Cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng không trở về sông Hàn như những du khách hoặc như loài cá hồi phản ứng theo bản năng của động vật. Cựu học sinh PhanChâuTrinh trở về chốn cũ với  giấc mơ làm hồi sinh văn hóa Việt, văn hóa của yêu thương và công bằng, văn hóa của tình người Việt Nam. Đó là tất cả những gì nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã suy nghĩ và hành động thuở sinh thời. Đó còn vừa là hướng phục vụ quê hương, vừa là lời ước hẹn mà toàn thể cựu học sinh Phan Châu Trinh trao đổi cho nhau như một chỉ dấu thắt chặt tình thân ái Phan Châu Trinh tai Đại Hội Cựu Học Sinh PCT/Toàn Thế GiớI Kỳ I/2009.”
Sau đó là lời phát biểu của Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đăng Ngọc, Oâng ca ngợi những đóng góp của các cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng trong suốt chiều dài của đất nước, qua những chặng đường gian nan theo vận nước nỗi trôi vẫn giữ được tinh thần đấu tranh bất khuất của nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Oâng hy vọng tinh thần đó mãi mãi trong mỗi các em học sinh.
Tiếp theo phần văn nghệ mở đầu ban hợp ca đã lên hát bản nhạc " Đường Chúng Ta Đi" do Nhạc Sĩ Nhật Ngân mới sáng tác tặng cho đại hội. Sau đó Giáo Sư Trần Gia Phụng cũng là cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng lên giới thiệu về đặc san "Kỷ Niệm Trường Xưa" để chào mừng đại hội , đặc san dày khoảng 250 trang với nhiều bài vở giá trị trong các lãnh vực văn học, văn nghệ của nhiều cây viết nổi tiếng xưất thân từ trường Phan Châu Trinh, mọi người tham dự đều được tặng 1 đặïc san, 1 CD và một tập nhạc do cựu học sinh Phan Châu trinh Đà Nẵng thực hiện. Buổi tiệc bắt đầu với chương trình văn nghệ tiếp diễn qua các màn trình diễn do các Anh Chị cựu học sinh Phan Châu Trinh và hậu duệ thực hiện.
Muốn biết về Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng xin vào Web: phanchautrinhdanang.org hay vào TVVN.org

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tcd_10122005_1.jpgDân Biểu Mike Honda thăm Dòng Nữ Tu Đa Minh ở Houston, nơi tạm trú của hàng trăm nạn nhân bão lụt. Dân Biểu Mike Honda thăm chùa Vạn Đức ở Biloxi.
tcd_10112005_2.jpgHình: 64 xe lắc tay cho người tàn tật tỉnh Quảng Nam.
tcd_10112005_6.jpgTrưởng Nguyễn Trung Thoại nhận Bắc Đẩu Huân Chương từ Trưởng Mai Liệu tại lễ khai mạc Thẳng Tiến 7 vào ngày 1 tháng 7 năm 2002. Từ Trái: Trưởng Nguyễn Tấn Định, Trưởng Nguyễn Trung Thoại, Trưởng Mai Liệu và Trưởng Nghiêm Văn Thạch (Photo by Toan Vo)
tcd_10112005_3.jpgÔng giám đốc điều hành nhạc sĩ Trần Kim Quí và thân hữu đến mừng khai trương là nhạc sĩ vĩ cầm Hồng Nguyễn, hiện có lớp dạy vĩ cầm ở Westminster trên 10 năm qua. (ảnh Hiền Nguyễn)
tcd_10112005_5.jpgPhan Ni Tấn (trái) và Nguyễn Đức Quang hát chung.
tcd_10112005_4.jpgBuổi trì tụng Lương Hoàng Sám trang nghiêm.
tcd_10102005_2.jpgTrong buổi nhạc sĩ Nguyễn Nhật Tân ra mắt 2 CD nhạc tuyển.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.