Hôm nay,  

San Jose: Đoàn Tiếng Vọng Quê Hương Giỗ Tổ Cải Lương

12/09/200800:00:00(Xem: 3386)

Bài vọng cổ diễn tả tình mẹ con buổi giỗ tổ cải lương.

San Jose (Trần Củng Sơn)- Chiều chủ nhật ngày 7 tháng 9 năm 2008, tại nhà hàng Grand Fortune, đòan cải lương Tiếng Vọng Quê Hương do nữ giáo sư đàn tranh Ngọc Dung thành lập đã có buổi lễ giỗ tổ cải lương với sự tham dự khỏang 200 quan khách gồm thân hữu và người yêu thích bộ môn sân khấu cải lương.

Ngày giỗ tổ cải lương là ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm, từ trong nước cho đến hải ngọai, những nghệ sỹ ngành này đều có tổ chức buổi lễ.

Giáo sư Ngọc Dung, từng tốt nghiệp và dạy đàn tranh tại trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn, qua San Jose từ nhiều năm nay và đã mở lớp dạy đàn tranh cùng cổ nhạc thu nhận nhiều học viên. Bà thành lập đòan cải lương Tiếng Vọng Quê Hương với sự tham gia trình diễn của những người có khả năng ca diễn, đa số là những học viên mới.

Quan khách có bữa ăn tối vừa thưởng thức các tiết mục cải lương, cổ nhạc  do các thân hữu và học viên của giáo sư Ngọc Dung trình diễn.

Ca sĩ Quang Lê nhận lời mời trình diễn vọng cổ trong buổi này nhưng vì máy bay chậm trễ nên lỡ dịp.

Vài năm trở lại đây, bộ môn cải lương cùng vọng cổ đang phát triển tại hải ngọai. Một số ca sĩ tân nhạc cũng muốn học ca cải lương và thành công như Mạnh Quỳnh. Những nghệ sỹ cải lương thành danh trước năm 1975 được khách mộ điệu hải ngọai đón nhận nồng nhiệt.

Ba mươi ba năm trôi qua từ ngày Sài Gòn thất thủ, chưa có vở tuồng cải lương mới nào được coi là có giá trị nghệ thuật so với thời trước. Lý do kiểm sóat chính trị và độc tài tư tưởng đã bóp nghẹt tính sáng tạo của sọan giả cải lương.

Sáu câu vọng cổ mùi mẫn làm rung động lòng người vẫn chưa được làm mới với chữ nghĩa thời nay để thu hút người nghe; vẫn chỉ là những bài cũ hát lại và lời ca có khi sáo ngữ. Một sọan giả vọng cổ ở Nam Cali đã có cố gắng viết những bài tân cổ giao duyên, nhưng chưa được giới nghệ sỹ cải lương hưởng ứng.

Có lẽ trong tình yêu chia ly, những câu vọng cổ diễn tả được tính chất ảo não nhất. Mỗi một lần xuống câu vọng cổ là tiếng vỗ tay rào rào tán thưởng, nhiều hay ít tùy theo hay dở, và có một tí ươn ướt trong mắt, một nghèn nghẹn trong cổ, một thóang lành lạnh dọc theo xương sống của người nghe.

Buổi giỗ tổ cải lương gợi lại kỷ niệm cho những người yêu thích cải lương vọng cổ và nỗi nhớ quê nhà lãng đãng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.