Hôm nay,  

Gian Nan Đào Thoát Khỏi VNCS, Vui Mừng Với Quê Mới Canada

13/01/200800:00:00(Xem: 3141)

Đây không phải là lần đầu tiên ông lên thuyền vượt biển. Lần này ông cùng 30 người đàn ông khác chui lên một chiếc xuồng nhỏ khoảng 10 thước lênh đênh trên biển. Nhưng số ông bị đẩy lại vào tù.

Đó là năm 1982, biển đã kéo chiếc xuồng trở lại hải phận Việt Nam nơi ông cùng bạn bị bộ đội biên phòng bắt giữ.

Ông từng là một bác sĩ quân y. Vợ ông, bà Doris Tran kể "Không có gia đình Việt Nam nào là không có ít nhất một người vượt biên hoặc mất mạng nơi biển cả."

Gia đình của ông hiện cư ngụ tại Edmonton. Bill, nay đã 59 tuổi là một nhà châm cứu sống cùng vợ, bà Doris, 55 tuổi đang làm việc cho văn phòng Prince Rupert. Họ được một người anh em bảo lãnh và sang Canada định cư vào thập niên 90.

Ngày nay, dòng họ Trần là một trong những tên lót phổ biến và thông thường nhất tại đây. Kể từ năm 1977 chỉ có 2 họ tên Việt mà nay đã lên đến hơn 385 tên trong cùng một thế hệ.

Họ Trần xuất phát từ họ "Chen" bên Trung Hoa. Họ đã hội nhập cùng những họ khác như họ Nguyễn và Huỳnh có mặt trên danh bạ của thành phố.

Ba thập kỷ trước, chỉ có khoảng dưới 100 danh mục xuất xứ từ vùng ĐNÁ. Gia đình ông từ đó đến nay chưa trở lại Việt Nam lần nào nhưng dự định sẽ về trong năm tới vì lý do có người thân đang bị bệnh.

Sau khi được thả, ông đã từ bỏ ý định vượt biên và mở một phòng mạch tư, một việc làm mà chính phủ Việt Nam xem là không hợp pháp. Tuy nhiên họ cũng đã nhắm mắt làm ngơ. Trong khi đó, vợ ông, một sinh viên luật khoa đã làm việc tại một ngân hàng.

Bà cho biết phụ nữ và con nít không được phép đi chung với đàn ông trên chiếc xuồng của ông. Ra đến giữa biển thì ông bắt đầu lo lắng về sự mỏng manh con tàu cũng như cơ hội được vớt.

Nhiều năm trước sau khi ra trường ông đã bị động viên và nhập ngũ vào năm 73. Hai năm sau, khi chiến tranh kết thúc, ông bị đày đi cải tạo 2 năm và phải lao động cực nhọc.

Cưới nhau đã ngót 33 năm, vợ chồng ông đã gặp nhau lúc bà còn là học sinh trung học và ông là sinh viên khoa y. Họ thường hẹn nhau trong thư viện và ông luôn chừa một chỗ trống cạnh mình mỗi khi đến đó để ôn bài.

Bà Doris nói bà nhớ về quá khứ Sài Gòn, về gia đình và thời trẻ. Nhưng bà lại không muốn nhớ về những ngày tháng khổ cực sau chiến tranh.

"Edmonton là đất nước thứ hai của chúng tôi," ông Bill nói. "Chúng tôi chỉ có thể than phiền về thời tiết. Ngoài ra không còn gì khác để than nữa."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.