Hôm nay,  

Hơn 2 Năm Chào Hàng Phát Hành Khởi Chiếu Từ 23 Tháng 3

06/02/200700:00:00(Xem: 3315)

Hơn 2 Năm Chào Hàng Phát Hành Khởi Chiếu Từ 23 Tháng 3: Phim ‘Journey From The Fall’

Một số thành viên đoàn làm phim Journey From The Fall tại Đại Hội Điện Ảnh Sundance, từ trái: Long Nguyễn, Alan Võ Ford, Mai Thế Hiệp, Diễm Liên, Kiều Chinh, Lâm Nguyên. (Hình Vũ Quí Hạo Nhiên).

 Sau hơn hai năm nỗ lực tìm nhà phát hành, song song với việc gặt hái nhiều thành công tại các đại hội điện ảnh trên thế giới, cuốn phim chủ đề tỵ nạn “Journey from the Fall” sẽ chính thức chiếu rộng rãi cho công chúng vào ngày 23 tháng 3 sắp tớị

Phim “Journey from the Fall,” tựa Việt là “Vượt Sóng,” sẽ khởi chiếu tại khu vực Quận Cam, San José và New York. Sau đó sẽ chiếu tại Houston, Dallas và khu vực Washington DC/Virginiạ Sau đó sẽ tiếp tục chiếu rộng rãi hơn tại các khu vực khác.

Cuốn phim do công ty ImaginAsian đứng ra phát hành. ImaginAsian là một công ty truyền thông có trụ sở chính tại New York, chú trọng về văn hóa người Mỹ gốc Á, và hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau như truyền hình, điện ảnh, truyền thanh, internet.

Đạo diễn cuốn phim là Hàm Trần cho biết, “Một trong những điều chúng tôi thương lượng khi tìm nhà phát hành là cần chú trọng chiếu tại các rạp trong vùng có đông người Việt Nam tỵ nạn.”

Hàm Trần giải thích, “Đây là cuốn phim về người Việt tỵ nạn. Cuốn phim này phản ảnh đời sống của người Việt tỵ nạn. Cuốn phim này cần là một phần của nền văn hóa người Việt tỵ nạn. Vì vậy, khi thương lượng chúng tôi luôn đòi hỏi phía nhà phát hành phải biết chú trọng đến những khu vực đông người Việt tỵ nạn sinh sống.”

Đây sẽ là lần đầu tiên một cuốn phim do người Việt Nam thực hiện, về người Việt Nam tỵ nạn, do tài tử Việt Nam tỵ nạn đóng, sẽ được phát hành trong hệ thống rạp chiếu phim tại Hoa Kỳ.

Ngoài diễn viên kỳ cựu Kiều Chinh, cuốn phim còn có sự đóng góp của một số diễn viên lần đầu đóng phim như Long Nguyễn, ca sĩ Diễm Liên, ca sĩ Cát Ly, kịch sĩ Mai Thế Hiệp.

Cuốn phim “Journey from the Fall - Vượt Sóng” được quay tại Thái Lan và tại miền Nam California vào năm 2004-2005. Như lời đạo diễn Hàm Trần, cuốn phim “bao trùm hết cả lịch sử tỵ nạn, từ ngày 30 Tháng Tư đến trại tù cải tạo, vượt biên, phấn đấu dựng lại cuộc đời trên quê hương mớị”

Trước đây, vào năm 2005, phim “Journey from the Fall - Vượt Sóng” đã từng chiếu một lần tại Quận Cam và Virginia nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư. Tuy nhiên, theo lời nhà sản xuất Lâm Nguyễn, “Hồi đó chúng tôi chiếu bản chưa hoàn chỉnh vì muốn phục vụ cộng đồng kịp ngày 30 tháng tư, 2005. Cuốn phim nay đã hoàn hảo hơn.”

Trong thời gian hai năm qua, cuốn phim đã được chiếu tại nhiều đại hội điện ảnh lớn trên thế giớị

Năm 2005, phim “Journey from the Fall - Vượt Sóng” đã được chiếu chính thức tại Đại Hội Điện Ảnh Pusan. Đại hội điện ảnh này, tại Nam Hàn, được xem là đại hội điện ảnh nổi bật nhất Á Châụ

Đầu năm 2006, phim được chiếu chính thức tại Đại Hội Điện Ảnh Sundancẹ Cùng với các đại hội điện ảnh Toronto, Venice, Cannes, Berlin, Locarno, Đại Hội Điện Ảnh Sundance được xếp vào hạng đại hội điện ảnh loại “A” của thế giớị

Tại các đại hội điện ảnh, cuốn phim đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có một số giải thưởng kể ra tại đâỵ Tại ĐHĐA Newport Beach, cuốn phim đoạt giải đặc biệt của ban giám khảo, và đồng thời tài tử Long Nguyễn đoạt giải nam diễn viên xuất sắc.

Tại ĐHĐA Phim Đầu Tay Á Châu tại Singapore, đạo diễn Hàm Trần đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất, và nhà sản xuất Lâm Nguyễn đoạt giải nhà sản xuất xuất sắc nhất.

Cuốn phim cũng đoạt giải lớn của ban giám khảo, Grand Jury Prize, tại ĐHĐA Amazonas tại Brazil. (Đây cũng là ĐHĐA đã từng trao giải đạo diễn cho Nguyễn Võ Nghiêm Minh với phim “Mùa Len Trâu”.)

Một tổ chức văn hóa của vương quốc Monaco là tổ chức Princess  Grace Foundation đã trao cho cuốn phim giải dự án đặc biệt, Special Project Award.

“Journey from the Fall - Vượt Sóng” đi theo một gia đình trải qua lịch sử sau 30 Tháng Tư. Mất nước, không chạy di tản, người cha (tên Long, do Long Nguyễn đóng) bị bắt vào tù cải tạo, để lại mẹ già, vợ dại, con thơ. Không sống được trong hoàn cảnh thiếu tự do, cả ba người - bà mẹ (do Kiều Chinh đóng), cô vợ tên Mai (do Diễm Liên đóng), và đứa con 10 tuổi tên Lai (do Nguyễn Thái Nguyên đóng) lên đường vượt biên.

Cuộc vượt biển hiểm nguy vì sóng gió đã đành, chuyến tàu còn bị hải tặc tấn công. Đến được Mỹ, họ gầy dựng lại cuộc sống mớị Đời sống chật vật, khó khăn trong sở làm, trường học, không biết Long còn sống hay chết, mỗi người đành tự tìm một lối thoát cho riêng mình. Bà nội bám vào hy vọng con mình còn sống. Mai gượng gạo xây lại một gia đình mới cho con. Lai thể hiện niềm hy vọng vào hội họa, cặm cụi vẽ những bức hình Lê Lợi, Lê Lai, và thanh kiếm thần theo lời kể của bà nộị Ba người trong một gia đình, sống cùng một nhà, nhưng ngày càng tản mát. Phải cho đến lúc mọi sự đè nén bùng nổ lên, gia đình mới thực sự có dịp lại gần với nhaụ

Cuốn phim nói lên điều xưa nay ít thấy trong điện ảnh, đó là câu chuyện của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam và những nỗi niềm của họ. Chính xác hơn, không thể nói “của họ” mà phải nói “của chúng tạ” (HNV)

Một giám đốc sản xuất của phim này là Alan Võ Ford nói: “Tôi lớn lên trong hoàn cảnh cũng tựa như trong phim, lúc còn nhỏ thì ba đi học tập, cả chục năm sau mới về. Chuyện học tập, vượt biên, định cư, là câu chuyện của hết mọi thế hệ Việt Nam.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.