Hôm nay,  

Truyền Thông Sắc Tộc: Những Người Báo Động Tình Trạng Hâm Nóng Địa Cầu

02/10/200700:00:00(Xem: 6546)

(LTS: Bài gửi trực tiếp từ Flex Your Power Media.)

Các đối tác quảng cáo thuộc truyền thông sắc tộc của Flex Your Power đang gởi đi các thông điệp báo động tình trạng hâm nóng địa cầu không những cho công chúng của họ ở California mà cho cả nước nhà họ nữa. Câu chuyện này là một phần của loạt bài của NAM xuất bản cộng tác với chiến dịch quảng cáo của Flex Your Power.

“Chiến đấu chống tình trạng hâm nóng địa cầu bắt đầu từ nhà mình”, một khẩu hiệu trong cuộc vận động qua truyền thông sắc tộc về ý thức bảo tồn năng lượng của Flex Your Power -- đối với người  sắc tộc California có hai nghĩa: Nhà mình không chỉ là California mà còn có nghĩa là quê nhà mình đã để lại sau lưng.

Vùng Nam  và Trung Á châu cùng với vùng Phi châu dưới sa mạc Sahara đã cảm thấy hậu quả của biến đổi thời tiết qui lỗi cho tình trạng hâm nóng địa cầu – những cơn bão thất thường, hạn hán, ngày càng nhiều những vùng vốn là đất phì nhiêu nay biến thành sa mạc. Đồng thời, những  vùng này chịu trách nhiệm ít nhất là đã sản sinh các khí ô nhiễm khiến khí hâu thay đổi.

Một cuộc thăm dò các nhà lãnh đạo truyền thông sắc tộc ở California đã phát giác rằng có nhiều người  tự thấy rằng mình là những “mõ làng” báo động dân cư nước nhà mình cũng như cử tọa ở đây về tình trạng khẩn cấp cần kềm chế sự thay đổi khí hậu ngay bây giờ.

 Nhà xuất bản tạp chí South Asian Siliconeer là Amardeep Gupta đã nói:“Là những người sống trong những vùng giàu có nhất thế giới như California, chúng ta có nghĩa vụ đặc biệt là nêu lên nhận thức làm sao để bảo tồn năng lượng và giảm thiểu dấu vết cacbon của chúng ta – nhất là khi ngay cả các chính phủ bên nhà cũng đã bắt đầu cất tiếng  cảnh cáo.”

Vì tạp chí Indonesia Media ở vùng Los Angeles đã tiếp cận được một cử tọa quốc tế, Chủ bút là bác sĩ Ibrahim Irawan nói rằng ông viết những câu chuyện không tìm thấy trên báo chí Nam dương. Ông biết rằng cuộc sống còn qua ngày đã đánh khiến dân Nam dương xao lãng các mối quan tâm về môi trường. Thế nhưng Nam dương có gần 10 phần trăm rừng nhiều mưa trên thế giới – nguồn ocxy chính trên Trái Đất – mà loại rừng này đang biến mất nhanh do tình trạng đốn cây và lập nông trại bất hợp pháp. Đối với trại chủ nghèo, cách rẻ tiền nhất để lập nông trại là đốt rừng. Ông Irawan tin rằng người  Nam dương ở Hoa kỳ phải dẫn đầu thực hành cải thiện môi trường và tạo ra những khích lệ để chính quyền Nam dương mở mang nhiều chương trình tạo công ăn việc làm khác.

Hoa kỳ sử dụng một phần lớn năng lượng thế giới, “vượt xa dân số của chúng ta” theo lời của ông Federico Galindo, tổng quản lý trạm Fresno của Azteca America. Ông nói rằng các cộng đồng ở đây phải dẫn đầu  bằng cách sử dụng năng lượng hữu hiệu hơn, rồi sau đó “chúng ta sẽ khiến cho phần còn lại của thế giới đang phát triển đi theo.”

Ông nói: “Thay thế bóng đèn nhiệt điện bằng bóng đèn huỳnh quang gọn nhẹ và bớt lái xe là những phương thức nhỏ mà người  ta có thể gây ảnh hưởng. Tất cả chúng ta không thể cùng đi xây dựng một tấm bảng năng lượng mặt trời hoặc triển khai xe hơi điện, nhưng tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy những việc nhỏ có ích lợi”.

Tổ chức Azteca America, hệ thống của Galindo thường xuyên đề cập đến các vấn đề hâm nóng địa cầu và vấn đề môi trường và việc đó  mở rộng ra ngoài phạm vi của phòng tin tức.

Azteca America tặng tiền cho các chương trình bảo toàn môi trường song song với những người  chống nạn nghiện ma túy. Tổ chức này dẫn đầu các cuộc vận động bảo vệ môi trường sống cho loài cá voi xám dọc theo bờ biển Hạ Mễ Tây Cơ và bảo toàn môi trường sống cho loài bướm chúa ở Michoacán.

Các khoa học gia quốc tế lo lắng quan sát một giải rất lớn ở một lớp địa chất lạnh tại Tây Bá Lợi Á -- cỡ lớn bằng nước Pháp và nước Đức hợp lại – đã bắt đầu tan ra lần đầu tiên kể từ thời đại băng giá cuối cùng. Nếu không có biện pháp, tình trạng tan băng này có thể giải phóng hàng tỉ tấn mêtan, một loại khí có hiệu ứng nhà kính mạnh, thuộc những khí được cho là làm thay đổi khí hậu.

Irene Parker, tổng biên tập tờ Panorama, một tuần báo tiếng Nga ở Los Angeles, nhấn mạnh rằng tờ báo của bà không phải để nói với độc giả của mình điều gì đúng hay sai. Bà thấy rằng người  Nga tại Hoa kỳ dấn thân với các vấn đề môi trường nhiều hơn người  Nga tại Nga. Thật sự, độc giả của bà bao gồm các khoa học gia trên tuyến đầu cuộc tranh luận về vấn đề thay đổi khí hậu là do con người  hay là một phần của chu kỳ thiên nhiên, và báo Panorama phản ánh cuộc tranh luận đó.

Dù không hẳn đã vững tin vào sự khốc liệt của tình trạng hâm nóng địa cầu, bà ta tin rằng những biện pháp hiệu năng và bảo tồn là có ý nghĩa. Gia đình bà ta đã chuyển sang dùng đèn huỳnh quang ở nhà và chồng bà, một người chủ nhà đất, đã đặt những phòng vệ sinh sử dụng ít nước tại các ngôi nhà của mình để tiết kiệm nước và tiền. Bà nói thêm: “Nếu điều gì tốt và có ý nghĩa thì chúng tôi thay đổi.”

Căn cứ vào số liệu mới được Cơ quan Lượng định Môi trường do Hòa lan công bố,  Trung Hoa có thể đã vượt qua Hoa Kỳ như là một nước góp phần lớn nhất thế giới về khí trong hiệu ứng nhà kính,. Ông Joseph Leung, tổng biên tập Nhật báo Sinh Tao, nhà xuất bản San Francisco, nói rằng truyền thông Trung Hoa tại Hoa Kỳ theo sát những câu chuyện môi trường từ Trung Hoa, cũng giữ vai trò then chốt trong việc phiên dịch những tin tức quan trọng về môi trường từ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ hoặc truyền thong dòng chính.

Truyền thông bản địa và Mỹ gốc Phi châu vốn đã đề cập từ lâu đến các câu chuyện pháp lý về môi trường, cũng đang tăng cường với các vấn đề hâm nóng địa cầu.

Bà Mary Ratcliff, chủ bút tờ San Francisco Bay View, một nhật báo của người  Mỹ gốc Phi châu, nói rằng: “Không có gì cho thấy rõ rằng các cộng đồng sắc tộc và có lợi tức thấp là những người bị thiệt hại nặng nề nhất vì thiên tai môi trường hơn là trận Bão Katrina.

Những cộng đồng da màu nghèo khổ là nơi mà những hiểm nguy về môi trường đổ vào. Đó không phải chỉ là đồ phế thải, mà còn có cả những nhà máy phát điện, những kỹ nghệ gây ô nhiễm và những khu lân cận dễ bi tổn hại vì môi trường”. 

Ông Sundust Martinez, đồng xướng ngôn viên của Native Voice TV và đồng sáng lập viên Hội đồng Dân Bản địa (Indigenous Peoples Council) nói: “Vì nhiều cộng đồng người  bản địa là ở vùng nông thôn –  những miền nhạy cảm hơn đối với thay đổi môi trường --  thuộc về những nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của sự xuống cấp môi trường. Đó là lý do khiến truyền thông bộ tộc luôn đề cập vấn đề môi trường. Ông còn nói thêm rằng những người  sống trong “sa mạc hoặc trong những đồng bằng băng giá, ngày thì nóng, ngày thì lạnh, họ biết có điều gì đó là sai.”

Ông nói rằng cách tiếp cận này được phản ánh qua những câu chuyện trong truyền thông của người  bản địa có khuynh hướng “nhìn vào căn nguyên của vấn đề; nói về tình trạng hâm nóng địa cầu, có một căn nguyên lớn mà chúng ta cần phải rút ra.”

New America Media

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.