Hôm nay,  

Dân Chủ Kiểu Mỹ: Tốt Hay Xấu?

22/09/200700:00:00(Xem: 11605)

...nước Mỹ phát triển mạnh nhờ ở một khu vực tư nhân hùng mạnh và hiệu quả...

Trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ hai, TT Bush thao thao bất tuyệt quảng bá và hô hào “Dân Chủ”. Theo ông thì dân chủ là thuốc tiên sẽ mang lại hạnh phúc cho nhân loại và hòa bình cho thế giới.

Dân chủ ở đây dĩ nhiên là dân chủ theo định nghĩa cũng như thực hành trong khuôn mẫu của Mỹ. Không phải “dân chủ” kiểu nước “Kăm-Pu-Chia Dân Chủ” (Democratic Kampuchia) của Pol Pot.

Cái mâu thuẫn nổi bật trong lý luận của TT Bush là nếu như dân chủ là loại thuốc tiên như quảng cáo, thì có lẽ người dân Mỹ phải rất là hạnh phúc và thoả mãn, và nước Mỹ phải là nước thanh bình nhất thế giới. Thực tế hình như hơi khác. Theo những thăm dò dư luận Mỹ, chỉ có khoảng một phần ba dân Mỹ cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống hiện tại của họ, trong khi nước Mỹ chưa khi nào thấy hòa bình trọn vẹn và lính Mỹ không ngừng chết trong suốt gần một thế kỷ qua, từ Đại Chiến Thứ Nhất đến ngày nay.

Dường như có cái gì đó không ổn trong lý luận của ông Bush.

Thật vậy, nếu ta chịu làm công việc “chẻ sợi tóc làm ba” để nghiên cứu vấn đề, thì quả nhiên có nhiều điều không ổn với chế độ dân chủ kiểu Mỹ.

Chế độ dân chủ được định nghĩa một cách nôm na ngắn gọn là một chế độ trong đó người dân có quyền và có cơ hội lựa chọn những người lãnh đạo, những người lèo lái con thuyền quốc gia. “Lèo lái” ở đây phải hiểu theo ý nghĩa trong sáng nhất, chứ không phải theo kiểu méo mó của mấy anh quản giáo trại cải tạo VC (trong thời cải tạo, đã có không ít mấy anh tù cải tạo muốn lấy điểm, đã ca tụng tài “lèo lái con thuyền” của bác Hồ; không ngờ bị quản giáo cho đi nằm “phòng riêng” và kết tội dám nói bác của chúng “lèo lái”, như thể “làm chuyện lươn lẹo”!) .

Định nghĩa như vậy thì, quả nhiên, nước Mỹ rất là dân chủ, cho người dân có cơ hội bầu những người lãnh đạo, từ địa phương đến trung ương, từ ông cò (sheriff) đến ông tòa (judge), cũng như từ ông tỉnh trưởng đến ông tổng thống. Tất cả đều phải ra tranh cử, đều có nhiệm kỳ nhất định, rồi sau đó lại phải ra tranh cử lại. Ai làm gì thì làm, Nhà Nước chẳng giúp đỡ dân chúng hay “gợi ý” gì hết, khác với dân chủ theo kiểu “cộng hòa nhân dân xã hội chủ nghĩa” trong đó Nhà Nước đưa danh sách có sẵn cho nhân dân chọn lựa giữa “ông Trắng” và “ông Bạch”.

Trên lý thuyết thì bầu bán kiểu Mỹ thật là hoàn hảo, bất cứ ai cũng có quyền ra tranh cử, hy sinh ra vác ngà voi, và người dân có quyền trao job cho bất cứ người nào họ cảm thấy tài giỏi nhất, hay hợp ý nhất, hay có vẻ thỏa mãn nhu cầu của họ nhất, hay… tốt mã nhất. Do đó, các ứng viên, cho dù bất cứ trách nhiệm nào, cũng phải cố gắng vận động, vỗ ngực tự quảng cáo mình là tài giỏi, là cùng ý với người đi bầu, là sẽ phục vụ quyền lợi cử tri đến chết. Họ sẽ phải tận dụng mọi khả năng, mọi phương thức, mọi kỹ thuật “đắc nhân tâm”, mọi mánh khóe, mọi thủ thuật để lấy phiếu. Luôn luôn cười toe toét, hôn trẻ em, ôm bà già, hứa hẹn mặt trăng, dâng tặng mặt trời, chui vào hang cùng ngõ hẻm, lặn lội vào sa mạc hay leo lên núi tuyết, v.v…

Những cuộc vận động như vậy kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Chẳng hạn như cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm 2008 đã được vận động từ đầu năm 2007. Kết quả là người dân trên nguyên tắc chọn được người giỏi nhất để lãnh đạo họ. Đồng thời cũng được quyền sa thải ngay những anh bất tài vô tướng hay bê bối.

Dân chủ kiểu Mỹ có thật là hoàn hảo không" Câu trả lời hiển nhiên là không, chế độ dân chủ kiểu Mỹ đầy dẫy sơ hở và khuyết tật.

Trước hết phải nói là cách thức tuyển chọn ứng viên và bầu cử chẳng những không bảo đảm lả người tài giỏi nhất sẽ đắc cử, mà trên thực tế đã đưa đến sự đắc cử của những thùng trống rỗng kêu to kiểu Carter, nếu không thì cũng là những người có hành vi mờ ám kiểu Nixon, hay lem nhem đạo đức kiểu Clinton.

Những cuộc vận động tranh cử kiểu Mỹ tốn tiền một cách khó tưởng tượng được.  Từ tiền thuê mướn nhân viên, chuyên viên, tham vấn, mướn người đi bắt mạch dư luận để chọn lập trường ăn khách, tiền di chuyển, cho đến chi phí quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình, tiền mở các trang báo trên mạng lưới điện tử, tiền làm truyền đơn, chưa kể tiền cắt tóc chải đầu, hay tiền đút lót mua chuộc bất hợp pháp, v.v… Tất cả đều tốn tiền rất nhiều, do đó cũng phải tìm mọi cách để lấy tiền những người ủng hộ, gọi là gây qũy. Càng gây được quỹ nhiều thì tức là càng có nhiều hậu thuẫn, càng có nhiều phương tiện tranh cử, và càng có hy vọng đắc cử.

Cuộc bầu cử tổng thống kỳ này được ước lượng sẽ tốn tổng cộng trên một tỷ Mỹ kim, với mỗi cá nhân ứng viên chi ra trên dưới cả trăm triệu. Một phần lớn thời giờ của các ứng viên được dành để mở tiệc tùng gây qũy. Như bà Oprah Winfrey mới đây đã tổ chức tiệc mời 3.000 tài tử, ca sĩ đến ăn gây qũy cho ứng viên tổng thống Dân Chủ Barack Obama, mỗi người phải trả 2.300 Mỹ kim để ăn một miếng xì tếch với một ly rượu đỏ, trong khi ca bài suy tôn Obama. Tuy ảnh hưởng chính trị thì không bao nhiêu vì khả năng nhận định chính trị của các anh chị tài tử Hồ Ly Vọng không có gì đáng quan tâm cho lắm, nhưng điều quan trọng là tiền thu được vài triệu Mỹ kim. Chỉ cần tiền vô là được.

Ý thức được chuyện này, nên rất nhiều thế lực chính trị kinh tế đã không ngại tung tiền ra để mua chuộc các ứng viên. Như cái anh Norman Hsu, người Mỹ gốc Hoa với nhiều liên hệ mật thiết với chính quyền Bắc Kinh đã đóng góp 850.000 Mỹ kim cho bà Hillary Clinton (sau khi anh Hsu này bị FBI Mỹ bắt vì tội lem nhem tiền bạc, bà Clinton đã chẳng đặng đừng bóp bụng trả số tiền này lại, chẳng biết trả cho ai trong khi anh Hsu này đã ngồi tù chờ ngày ra tòa vì tội lừa đảo 60 triệu, chưa kể các tội vặt khác như... chạy làng khi bị truy nã).

Hậu quả đầu tiên của dân chủ kiểu Mỹ là các chính khách Mỹ đều lệ thuộc vào đồng tiền, và dĩ nhiên là cũng lệ thuộc vào người cho tiền luôn.

Nhóm phản chiến hạng nặng MoveOn.org đã nói thẳng ra điều ấy khi đã chi tiền rất xộp cho các ứng viên Dân chủ trong cuộc tranh cử năm ngoái, rằng: "quý vị nợ chúng tôi", "quý vị là của chúng tôi". Láng cháng mà không kéo cờ trắng đòi Mỹ tháo chạy hay bênh vực nhóm này trong vụ nhục mạ Tướng Petraeus là sẽ bị họ đòi nợ, và chi tiền quạt cho mờ mắt trong cuộc bầu cử năm tới. Cứng cựa như bà Hillary mà còn phải né!

Khả năng thay thế người lãnh đạo trong chế độ dân chủ Mỹ cũng đưa đến tình trạng mị dân.

Các chính khách Mỹ phần lớn dùng mũi để đánh hơi chiều gió chính trị thay vì can đảm đứng ra phất cờ lãnh đạo, hướng dẫn dư luận quần chúng. Những người cương quyết nhất tâm giữ vững lập trường thì bị tố ngay là ngoan cố không thức thời vận, và sẽ bị phế thải. TT Bush đang ở trong tình trạng này, và đang chuẩn bị về hưu với sự ủng hộ thấp nhất trong tất cả các tổng thống trong lịch sử Mỹ.

Chính cái khả năng thay thế dễ dàng này cũng đưa đến tình trạng bất nhất, thay đổi chính sách như chong chóng. Hoặc một chính khách phải thay đổi chính sách để vừa lòng quần chúng, hoặc chính khách này sẽ bị sa thải, người mới lên sẽ thay đổi chính sách. Nhìn vào cách Mỹ đối xử với Việt Nam thì sẽ thấy ngay chính sách “chong chóng” này. TT Roosevelt chủ trương giúp VN được độc lập thoát khỏi đô hộ Pháp. TT Truman, thay đổi chủ trương, giúp Pháp tái lập ảnh hưởng. TT Eisenhower thì lại từ chối giúp Pháp đánh Việt Minh. TT Kennedy bắt đầu gửi cố vấn qua VN giúp đánh cộng sản. TT Johnson thì tung quân Mỹ ồ ạt vào. TT Nixon thì rút dù mau chóng để “Việt Nam hóa”. Đến TT Ford thì chấp nhận cộng sản hoá luôn cho tiện. Đồng minh Việt Nam nào mà cứ tưởng bở là sẽ lãnh ngay rất nhiều tội (xin chọn: độc tài, tham nhũng, cộng tác với CIA, đi đêm với VC, v.v....)

Đối với Iraq, Saddam Hussein là đồng minh của TT Reagan, nhưng lại là kẻ thù cần bị chu diệt của TT Bush. TT Carter bắt tay với Al Qaeda đánh quân Nga tại Afghanistan. TT Bush thì lại bắt tay với Nga để truy lùng Al-Qaeda.

Đối nội cũng vậy. Ông này tăng thuế, ông kia giảm thuế. Tóm lại không có gì trường cửu hay lâu dài trong chính sách của Mỹ. Tất cả đều nhân danh quyền lợi tối thượng của nước Mỹ. Tiến cũng vậy mà thối cũng thế. Rốt cuộc, chẳng ai hiểu được quyền lợi tối thượng đó nằm ở đâu.

Chế độ dân chủ kiểu Mỹ cũng giới hạn các chức vụ trong những nhiệm kỳ tương đối ngắn ngủi. Lấy ví dụ trách nhiệm nặng nhất mà cũng khó khăn nhất, tức là trách nhiệm tổng thống. Một nhiệm kỳ chỉ vỏn vẹn bốn năm. Năm đầu thì mắc “học nghề”, năm thứ hai vừa vào bàn giấy làm việc thì lại phải bắt đầu lo ra tái tranh cử nhiệm kỳ tới. Nếu may mắn đắc cử lại thì sẽ bù đầu chống đỡ các cuộc điều trần, điều tra của phe đối lập. Cứ hỏi ông Bush thì biết.

Nguyên tắc dân chủ, tất cả do đa số quyết định tưởng chừng như là giải pháp tối ưu, dựa trên căn bản nhiều người quyết định tất nhiên phải khá hơn là một ít người quyết định, do đó đa số sẽ bảo đảm chọn được đúng thiên tài. Nhưng cũng chưa hẳn như vậy.

Ví dụ như TT Carter, đúng ra phải được bầu làm linh mục với cá tính hiền lành chất phác  của ông. Hay cứ nhìn vào đám ứng viên tổng thống của cả hai chính đảng hiện nay, là những người tương đối được nhiều dân Mỹ ủng hộ nhất: chẳng thấy một Quản Trọng nào cả. Bên Dân Chủ thì có một bà Hillary mà cả nửa nước oán ghét; rồi một ông Obama miệng còn hôi sữa, chưa từng quản lý một công ty hay một thành phố hay một quận nào, nhưng tự cho mình dư sức quản lý cả nước Mỹ và cả thế giới; và một ông triệu phú Edwards với châm ngôn “đừng nhìn những gì tôi làm, mà hãy nghe kỹ những gì tôi hứa”.

Bên Cộng Hòa thì có một ông thị trưởng Giuliani tề gia không xong nói chi đến trị quốc, một ông tài tử truyền hình hạng B là Fred Thompson, và một ông nghị sĩ McCain đã vào tuổi “thất thập cổ lai hy” gàn đến độ nhất định đánh Iraq đến cùng dù biết vô phương đắc cử với lập trường này. Không kể một lô các chính khách hoàn toàn vô danh vô tướng khác.

Thật ra không phải đại cường Hoa Kỳ không có người tài giỏi hơn mấy nhân vật trên, nhưng tính tự do tranh cử của Mỹ đưa đến tình trạng bới móc đả phá lẫn nhau tận tình, khiến nhiều người có khả năng thật sự hay có tư cách đáng nể, cảm thấy nản chí không muốn nhập cuộc nhẩy vào một chính trường đầy “gió tanh mưa máu”.

Một điều tai hại nữa của thể chế bầu bán kiểu Mỹ là hầu hết các ứng viên tranh cử đều là những viên chức đang có trách nhiệm gì đó, nhưng lại bỏ hết thời giờ lo đi vận động tranh cử mà hoàn toàn bỏ bê trách nhiệm quan trọng hiện hữu, mặc dù không hề “bỏ bê” cái lương tháng đang lãnh. Nhóm hai tá ứng viên tổng thống hiện nay đều là đương kim thống đốc, nghị sĩ, hay dân biểu hết, ngoại trừ vài ba người. Thậm chí như bà Hillary Clinton, quê ở Illinois, sinh sống ở Arkansas, nhưng lại nhảy dù xuống tranh cử (và đắc cử) thượng nghị sĩ New York cũng chỉ vì muốn mượn cái chức quan trọng này làm bàn đạp để ra tranh cử tổng thống, chứ chẳng thiết tha gì với dân New York. Ông Obama đắc cử thượng nghị sĩ Illinois với nhiệm kỳ sáu năm, nhưng chưa làm tới hai năm thì đã nhẩy ngựa hy sinh đi kiếm chức tổng thống, chu du khắp nước, lâu lâu mới chạy về thủ đô bỏ phiếu chống cuộc chiến Iraq một lần.

Nhìn vào những vấn đề trên, không ai chối cãi được thể chế dân chủ bầu cử tự do của Mỹ, tha hồ lựa chọn nhân tài vẫn còn đầy khiếm khuyết, chẳng mấy khi đưa ra được những khuôn mặt kinh bang tế thế xuất chúng.

Câu hỏi đặt ra là nếu như vậy thì làm sao giải thích sự liên tục phát huy của nước Mỹ, trở thành cường quốc bá chủ võ lâm hiện nay"

Câu trả lời đơn giản là thứ nhất tuy thể chế chính trị đó không hoàn hảo, nhưng nhân loại vẫn chưa phát minh ra được thể chế nào khá hơn, và, quan trọng hơn cả, nước Mỹ phát triển mạnh nhờ ở một khu vực tư nhân hùng mạnh và hiệu quả, chứ không nhờ vào sự chỉ đạo hay thiết kế quy mô chi tiết của Nhà Nước, cũng chẳng nhờ vào “định hướng” của đảng phái nào, hay của mấy ông chính trị gia nào.

Chẳng cần phải nhìn đâu cho xa. Sự phát triển của các cộng đồng người Việt tỵ nạn trong ba chục năm qua, điển hình là khu Bolsa tại Quận Cam, hay Bellaire tại Houston,  tuy xô bồ, nhưng vẫn là hình ảnh sống động của sự thành công của một nền kinh tế thị trường dựa trên sáng kiến, sự cần cù và tính cầu tiến của hàng chục ngàn người Việt tỵ nạn, chứ chẳng phải là công trình thiết kế của mấy ông bà công chức hay chính khách dân cử nào.

Một chế độ dân chủ tự do tha hồ lựa chọn nhân tài mà còn chưa khá được, thì làm sao một chế độ chỉ đạo bởi một ông Trắng hay ông Bạch có thể khá được"

20-9-07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.