Hôm nay,  

Từ Beverley Mclachlin Đến Lê Thị Công Nhân - Nhóm Sinh Viên Việt Nam Tại Canada

30/08/200700:00:00(Xem: 9527)

Nhân chuyến viễn du sang tận miền tây Canada nhằm trao giồi kinh nghiệm  cho các sinh viên của Đại Học Montreal -Quebec trong chương trình "student exchange" hàng năm. Một sinh viên VN trong nhóm sinh viên Canada đã mở cuộc viễn du sang tận miền Western Canada - là thủ phủ của lúa mì - thịt  và dầu khí- và cũng nhờ dịp nầy mà chúng tôi mới có dịp gởi đến quí bạn một câu chuyện khá lý thú về một người phụ nữ Canada có tên Beverley McLachlin . 

Beverley McLachlin  là ai"

 Xin thưa ngay , khi còn nhỏ bà chỉ là một trong những người phụ nữ bình thường như những người phụ nữ Canada bình thường khác, bà Beverley McLachlin sinh trưởng tại một làng quê (Town) hẻo lánh tên Pincher Creek (PC) tạm dịch là Rạch Rìu miền tây Canada thuộc tỉnh bang Alberta với dân số vỏn vẹn chỉ vài ngàn người chung quanh là những cánh đồng lúa mì và những triền đồi thoai thoải cỏ xanh vời hàng ngàn con bò vàng bò bông thả mình nhai cỏ ... Chính các đặc điểm của người phụ nữ nầy , sự thăng tiến cũng như sự nghiệp đóng góp cho đất nước Canada đến ngày hôm nay  đã làm cho chúng tôi liên tưởng đến một người phụ nữ Việt Nam khác có tên là Lê Thị Công Nhân.

 How Pincher Creek Got It's Name

In 1868 a group of Montana prospectors camped along a creek north of the border. They left behind a pair of pincers, tools essential for shoeing horses, in the creek when they rode out for the Kootenay gold fields.

 In 1874 the Northwest Mounted Police marched west from Manitoba to bring peace to Western Canadạ On their patrols they discovered the rusting pincers in the creek,and hence forth it became known as Pincher Creek.

Four years later, the Mounties established a large horse ranch at Pincher Creek to raise mounts for their patrols.The good grass attracted other ranchers and the police detachment grew into a settlement named Pincher Creek. In 1906 the settlement was incorporated as a Town.

Quí bạn thanh nữ, thanh niên và sinh viên học sinh trong nước thân mến,

Câu chuyện về bà Beverley McLachlin được nhắc tới như là một sự tình cờ khi một cô sinh viên Canada hỏi người Host của nhóm (Host là người đứng ra nhận cho cả nhóm ở tạm và hướng dẫn cho nhóm chúng tôi về lịch sử cũng như văn hóa của địa phương) là ... what is the most popular story in Pincher Creek" (ở đây điều gì là nổi bật nhứt ")

Ông Host chúng tôi nhíu mày lại và mắt ông sáng lên nhìn từng người trong chúng tôi như sắp nói điều gì quan trọng rồi bỗng dưng ông nhìn thẳng vào tôi ý như muốn tôi trả lời câu hỏi sắp tới của ông rồi ông nói ... Who  is the Chief Justice of Canada " Ai là người đứng đầu ngành Tư Pháp của Canada ...

 Ai nấy đều ngơ ngác nhìn nhau không một ai biết mà trả lời ông . Riêng tôi thì nhân một dịp tình cờ xem TV tôi nhơ mài mại là đứng đầu ngành Tư Pháp của Canada là một người phụ nữ nhưng không còn nhớ tên nên tôi vội trả lời ông là ... Thưa ông đó có phải là một người phụ nữ không . Ông vội vỗ vai tôi và nói hãy ráng nói tên đi nào , tôi lắc đầu nhẹ và tôi có cảm giác là ông thông cảm .

 Ông nhìn ra phía trước nhà bắt đầu đứng dậy và ra dấu cho chúng tôi theo ông và sau đó ông chỉ về hướng trước rồi quay lại nói với chúng tôi là ... Yes , The Chief Justice of Canada is the Pincher Creek native , her name is Beverley McLachlin and she was born on that house just about 4 blocks from herẹ. Vâng Chánh Thẩm (phán) Tối Cao Pháp Viện Canada là người của Pincher Creek có tên là Beverley McLachlin http://en.wikipedia.org/wiki/Beverley_McLachlin, bà được sinh ra cách đây 4 con đường ..

 Khi nói đến Tối Cao Pháp Viện người ta liên tưởng ngay đến Bản Hiến Pháp của một nước và các hệ thống Luật Pháp sao cho ăn khớp và thể hiện cái tinh lý tối cao của Hiến Pháp.

Bản Hiến pháp VN cũng bảm đảm cho mọi công dân có đầy đủ các quyền tự do không khác gì trong Bản Hiến Pháp của Canada còn được gọi là Canadian Charter of Rights and Freedoms http://en.wikipedia.org/wiki/Canadian_Charter_of_Rights_and_Freedomsnhưng ở Canada các quyền Tự do đó được bảo đảm đầy đủ vì có Tối Cao Pháp Viện Canada bảo vệ . Khi bất kỳ người dân nào cảm thấy quyền Tự Do Hiến định của mình bị xâm phạm là có toàn quyền khiếu nại lên Tối Cao Pháp Viện (nếu không thõa mãn các án lệnh của các Toà dưới) để được TCPV giải quyết và Án lệnh của TCPV là chung thẩm có hiệu lực cưỡng hành đối với cả Chánh Phủ (Hành Pháp) . Xin vào website nầy để xem các Án lệnh - judgments- của bà Beverley McLachlin http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Supreme_Court_of_Canada_cases_%28McLachlin_Court%29.

 Ở VN ta, chính vì sự thiếu vắng của một cơ chế tam quyền phân lập - Chánh phủ- Quốc Hội và Toà Án vừa độc lập vừa phối hợp vừa kiểm soát lẫn nhau mà  Tối Cao Pháp Viện là cơ quan hoàn toàn độc lập có vai trò quyết định trong việc giải thích  và áp dụng Hiến Pháp và Luật pháp sao cho công bằng trong xã hội .Thiết nghĩ đây mới chính là một trong các  yếu tố cốt lõi tạo sự ổn định cho xã hội cho sự phát triển bền vững và làm cho mọi công dân cảm thấy mình được bảo vệ trước áp bức bất công và được sống một cuộc đời an ninh  thoải mái.

Nhân đọc được một bài viết trong nước có đoạn viết như sau :  (Nguyên văn ... Lê thị Công Nhân -LTCN- sinh ngày 20 tháng 7 năm 1979 nguyên quán tại Gò Công Tây, Tiền Giang là Luật sư kiêm thư ký đối ngoại của  Luật sư Đoàn Hà Nội  bà Trần thị Lệ giải thích rằng bà hy vọng con gái bà sẽ được sống trong một xã hội đẫm môi trường công bằng, nhân ái và bản thân cô cũng là một người biết trọng sự công bằng và có tấm lòng chứa chan nhân ái\ ... làm cho tôi có hi vọng rằng một Nữ Luật sư Việt Nam sinh trưởng ở miền tây VN giống như bà nữ Luật sư Beverley McLachlin sinh ra cũng ở miền tây Canada - Lê thị Công Nhân , một nữ lưu mảnh mai nhưng đầy khí phách , một người biết trọng sự công bằng và có tấm lòng chứa chan nhân ái ... thật xứng đáng cho vai trò của Chánh Thẩm Tối Cao Pháp Viện Việt Nam tương lai...

Đầu Thu Canada 2007,

duongtanluc86@yahoo.com

Nhóm Sinh Viên Việt Nam tại Canada

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.