Hôm nay,  

Hoằng Pháp Theo Căn Cơ

31/07/200700:00:00(Xem: 8241)

Trong kinh Pháp Hoa, có phẩm “Dược thảo dụ” trong đó đức Phật so sánh căn cơ nhận thức và thấu hiểu Phật pháp của chúng sanh như cây cỏ trong rừng dưới một cơn mưa lớn. Cơn mưa đó là cơn mưa pháp, là giáo pháp đức Phật giảng dạy truyền đạt cho chúng sanh. Nhưng rễ cây hút được nhiều nước hay không là do trình độ khà năng cùa mỗi loại cây cỏ, trí huệ chúng sanh thu nhận giáo pháp nhiều ít là tùy căn cơ nghiệp duyên của họ.

Nhìn lại đường lối tu hành của Phật tử ở Việt nam chúng ta hiện nay,quả đúng như vậy không sai. Phật tử quan niệm đạo Phật theo những cách khác nhau. Trừ một số ít chú trọng về vấn đề tâm linh, tu thân,tin vào tự lực hơn tha lực, quyết tâm trở thành Phật, đa số tin vào thần quyền hơn tu thân,chú trọng ăn chay, niệm Phật, cúng bái,làm phước,mong cầu gặt hái được quả lành trong kiếp này hay những kiếp sau. Tôi đã  thăm viếng nhiều chùa chiền ở các thành phố từ Sóc trăng ra đến Lào cai sát biên giới Trung quốc,nhận xét đầu tiên của tôi là ngoài Bắc đại đa số Phật tử đến với đức Phật vì mê tín hơn là vì hiểu rõ giáo lý của Ngài. Theo họ, Phật là một ông thần ban phứớc lộc và may mắn,càng thắp hương lễ lạy cầu xin van vái,càng cúng nhiều tiền và hoa quả,càng được Ngài thuơng tuởng,chiếu cố. Họ không  biết đến 5 giới cấm căn bản của người Phật tử, trong đó “cấm sát sanh” đứng đầu, vẫn  thoải mái giết gà vit súc sanh để cúng tế cha mẹ  rồi tụ họp ăn thit với nhau, tha hồ nguyền rủa, nhiếc móc, đâm thọc, dối gat nguời khác để thỏa lòng tham lam sân hận. Trong Nam, ít Phật tử  tin tuởng mù quáng như vậy hơn, mặc dù nhiều người vẫn dùng tài vật cúng chùa lễ Phật cầu xin đủ thứ, như một cách hối lộ thần linh , chứ không biết tu tâm, sửa mình thành con nguời từ bi, đạo đức. Điều đó cũng dễ hiểu, do ở trong Nam kinh diển Phật giáo được phiên dich và lưu hành rộng rãi tự do nhiều năm trứớc 1975, các trường đào tạo tăng sinh nhiều, và chùa chiền cũng được phép xây cất dễ dàng. Nhưng nói chung cũng tùy căn cơ mọi người. Có người do nghiệp lành,sinh ra trong gia dình cha mẹ đạo đức, sung túc, lớn lên trong môi trường xã hội và thời điểm chính trị tốt, giàu lòng từ tâm, nghe qua giáo pháp đã tin ngay một cách dễ dàng và làm việc thiện một cách tự nhiên không cố gắng. Có những người do ác nghiệp phải  sinh ra trong gia dinh nghèo, cha mẹ hung ác, phải vật lộn với miếng cơm manh áo,làm nghề cờ bạc, sát sanh, trộm cắp, sống vùng thôn dã rừng rú xa xôi hẻo lánh, lớn lên trong môi trường xã hội chính trị xấu, dửng dưng không tin  giáo pháp hoặc chưa hề nghe ai khuyên bố thí , làm  lành. 

 Theo giáo lý Phật, bố thí có nhiều loại :  tài vật, thân thể, lời nói, kiến thức,vô úy thí, pháp thí..…vv..nhưng  trong đó chỉ có bố thí pháp là  công đức vô lượng hơn cả. Bố thí vật chất chỉ hưởng quả vật chất,một kiếp, hai kiếp…, trong vòng hữu vi mà thôi. Bố thí Pháp có thể đưa con người vượt ra khỏi 6 cõi (trời,người,A tu la,ngạ quỉ,súc sanh,địa ngục), 3 giới(dục giới, sắc giới, vô sắc giới).  Bố thí Pháp có thể bằng lời nói,hay hành động. Trong suốt cuộc đời này,hãy tìm cách bố thí pháp mỗi khi có cơ hội đưa tới. Góp tiền ấn tống kinh sách, xây chùa, kể chuyện tiền kiếp Phật, viết bài, tổ chức nói về Phật pháp… Khi nói pháp, theo tôi,  luật NHÂN QUẢ nên là bài học đầu tiên  dạy cho tất cả những người sơ cơ và trẻ con. Ý niệm về  Nhân quả vốn bắt nguồn từ Ấn độ giáo. Đạo Phật đã mượn nó làm nền móng để dạy cho người sơ cơ. Nhân quả rất khoa học và dễ hiểu cho bất cứ ai. Vạch ra cho nguời nghe  thấy tai sao có người dung nhan đẹp đẽ,có nguời xấu xí khó coi.  Tại sao có nguời  nghèo nguòi giàu,nguời chết yểu, kẻ sống thọ. Nguời suốt đời gặp hoạn nạn, kẻsuốt đời may mắn. Người khỏe mạnh, kẻ đau ốm mổ xẻ  liên miên.Có người mới sinh ra đã mồ côi,có nguời được nuôi dưỡng ăn học đầy đủ tới lớn và còn hưởng gia tài suốt đời ăn không hết. Chẳng lẽ Tạo hóa bất công lắm sao" Phải có nguyên nhân. Do nhân duyên gi mà “được” hay “bị” thế này thế kia" Không có lửa sao có khói. Trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa. Nhân quả có thể xảy ra cùng một kiếp này hay nhiều kiếp về sau. Nhân nhỏ nhưng quả có thể lớn gấp bội. Như hạt cam trồng xuống, tuy nhỏ tí ti,nhưng sẽ mọc thành cây cổ thụ um tùm mang nặng vô số bông trái và hạt giống tương lai.

 Thuyết LUÂN HỒI là bài học căn bản thứ hai. Thuyết luân hồi có thể khó chứng minh một cách khoa học để thuyết phục những người đa nghi, nên cần phải sưu tầm  trưng ra những bằng chứng có thật để chứng minh ,cũng như cần có bài học về Nhân quả để bổ túc và biện minh  thêm. Rất nhiều chuyện bên Ấn độ trẻ em nhớ rõ tiền kiếp mình làm gì, ở đâu,đi tìm lại gia đình cũ,được báo chí tường thuật và chính quyền xác nhận..Sự kế truyền của các vị Đat lai Đạt ma Tây Tạng cũng  là một bằng chứng.Giết súc sanh làm thịt có thể kiếp sau trở lại sanh vào lốt súc sanh,hay bệnh tật liên miên vì nghiệp sàt nặng... Súc sanh ăn chay, nghe kinh, trả hết nợ nần kéo xe,giữ nhà, biết sám hối,có thể sinh lên làm người trở lại. Một phen mất thân người,muôn kiếp khó trở lại.

 NGHIỆP BÁO nên là bài học thứ ba di theo đó, cắt nghĩa cho thuyết luân hồi và nhân quả. Nghiệp có thiện nghiệp và ác nghiệp. Nghiệp có thân nghiệp (sát sanh,ăn cắp,tà dâm),khẩu nghiệp(nói láo,đâm thọc, nguyền rủa,nói tục),ý nghiệp(tham,sân,si). Đừng chê việc thiện nhỏ mà bỏ qua,việc ác nhỏ mà cứ làm. Tạo nhân lành là tạo thiện nghiệp,gây nhân ác là tạo ác nghiệp. Thiện nghiệp đưa con nguời tái sinh vào những cảnh giới sung suớng an vui ,gặp toàn những sự may mắn. Ác nghiệp đưa đẩy ta sinh vào những chốn tối tăm, nghèo cùng,gặp đầy tai họa. Nhân thiện ác gây ra lại phải chờ có “duyên” xúc tác mới biến thành hiện thực. Hột lúa giống tốt (nhân)cần gieo xuống đất tốt(duyên),  cần có mưa nắng thuận hòa(duyên) mới biến thành cây cho hạt vàng nặng chĩu (quả). Phật tử thường xuyên niệm Phật,lễ bái,cúng dường Phật Pháp Tăng , tự động gây nhân duyên lành với Phật pháp, thì đời nào sinh ra cũng thường  gặp được Phật pháp, thiện tri thức,tinh tấn tu hành, mau ra khỏi luân hồi. Lại còn có Cọng nghiệp và Biệt nghiệp. Cùng là dân Vietnam, cùng hấp thụ văn hóa Việt, cùng vô quân đội VNCH, cùng học cải tạo Cọng sản, đó là cọng nghiệp, nhưng có người lại vượt biên bình yên qua Mỹ, tạo nên vinh hoa phú quí lẫy lứng,đó là biệt nghiệp. Có thể do một phước lành nào đó tạo được từ tiền kiếp xa xưa bây giờ dược hưởng..  Chỉ cần 3 bài học căn bản đó, song song với 5 giới căn bản  của người Phật tử tại gia, đủ dùng để cải hóa một người ác độc, tham lam, thành một người tốt, có cơ may sau này xa lìa những cảnh giới địa ngục, nga quỉ, súc sanh để sinh về cõi người, cõi Trời.

 Những người được dạy  về Luân hồi, Nhân quả, Nghiệp báo và áp dụng chúng vào đời sống, lúc đầu có thể chỉ vì ích kỷ,sợ quả báo xấu  đến với mình mà không dám làm ác, nhưng thực hành những diều lành  lâu dần sẽ trở thành thói quen, vô tình tạo được nhiều phước lành,chinh phước lành vô hình này sẽ giúp cho người ấy gặp những diều lành và từ đó,khiến họ tin tưởng thêm vào luật nhân quả . Dựa vào lòng tham của bản chất con người, ta hoằng pháp bằng cách thoạt đầu  đề cao ích lợi của việc làm phước. Làm phước để được hưởng quả lành,giàu sang,no ấm,ai mà không ham. Bố thí,phóng sanh để kiếp sau  được giàu có,  khỏe mạnh sống lâu,ai mà không thích. Dần dần, khi làm phước đã trở thành thói quen nơi người Phật tử, người hoằng pháp sẽ đề cập đến chuyện thi ân không cầu báo đáp, làm phước với tâm trong sạch không mong cầu báo đáp, mới đúng với tinh thần vô ngã, vô chấp của đạo Phật.

Nếu ta không có đủ ngôn từ lưu loát để giảng về Nhân quả,Luân hồi, ta có thể hoằng pháp bằng chính lời nói và hành động cá nhân ta ,âm thầm làm những việc tốt giữa công chúng, để làm gương, để khiến người ác suy nghĩ về hành động  của ta, so sánh với hành động của họ,đề gây chuyển biến tư tưởng trong tâm hồn họ, để gây ảnh  hưởng dây chuyền tốt. Tôi nhớ,  một lần  trong trại tù cải tạo Cọng sản,vào mùa mưa có rất nhiều con cà cuống bay vào rớt xuống đất trong sân trại,nhiều   bạn tù, vì chế độ ăn uống kham khổ, đua nhau bắt nướng cà cuống ăn để bồi dưỡng.  Tiếng thịt cháy xèo xèo trên lửa vọng đến tai tôi hàng ngày. Xót xa với nỗi đau đớn của loài sinh vật vô tội bị nướng cháy này,tôi nghĩ ra một kế,bắn tiếng ra giá mua tất cả các con vật này với một giá khá cao ,trả tiền mặt,không phải để đánh thức lòng tham tiền của người tù, nhưng  để gởi một lời khuyên phóng sanh đến tất cả mọi người. Việc làm này có kết quả trông thấy , số người bắt nướng cà cuống từ từ ngưng  lại,anh em đua nhau mang cà cuống lại cho không không lấy tiền. Tiếng đồn vang xa, nhiều năm sau mỗi lần gặp lại , bạn bè vẫn nhắc lại việc làm đó hay nói có nghe kể lại . Tuy họ không nói thêm, tôi  biết  việc  này đã gây  một cú “sốc” mạnh lên tâm thức họ,và chắc chắn những người này đã nhiều lần ngần ngại không dám sát sanh . Giảng về giới cấm trộm cắp, hạnh bố thí, trong gia đình tôi đã từng lấy tiền cho ăn mày để  dạy cho con cái hạnh bố thí. Ngoài xã hội,tôi đã  móc túi lấy tiền  giúp đỡ người nghèo trước mặt láng giềng bè bạn hay người mới quen. Mỗi khi nhận xét phê bình cuộc sống một cá nhân nào,tôi đều gián tiếp hoằng pháp bằng cách nhắc đến nhân quả ,nghiệp báo, luân hồi trước mặt đám đông . Anh A trúng số độc đắc, chắc kiếp trước đã bố thí cho vô số người. Chị B thông minh thi đậu cao chắc kiếp trước làm cô giáo tận tụy dạy dỗ nhiều học trò. Ông C bệnh hoạn triền miên chắc kiếp truớc sát sanh nhiều. Có thể một số người không tin, vì nhân quả không nhất thiết lúc nào cũng thẳng thừng như vậy, nhưng nếu nghe những người khác lập di lập lại những diều này, họ sẽ đâm ra  bán tín bán nghi  và sẽ dè dặt tránh không làm ác nữa.

Khi người Phật tử  tin chắc vào Nhân quả,luân hòi và nghiệp báo, đọc kinh Địa Tạng, Hiền ngu, và những mẩu truyện về tiền kiếp đức Phật rồi, nguời hoằng pháp có thể bắt đầu nói về TỨ DIỆU ĐẾ:  đời là khổ, nguyên nhân của khổ là ái dục, nên phải diệt khổ, cách thức diệt khổ là Bát chánh Đạo. Chắc chắn hầu hết mọi người đều đồng ý với diệu đế đầu tiên:  Đời là bể khổ. Khổ vi sinh lão bệnh tử, đói khát,nóng lạnh, công danh sự nghiệp, khổ vì phải xa lìa người mình thương, phải cận kề người mình  ghét, thất tình, vv….Đồng ý rồi thì sẵn sàng nghe tiếp chân lý thứ hai:  nguyên nhân của khổ là ái dục.  Neu không có ham thích, thèm khát thi mọi sự trên đời  không có gì là quan trọng,đáng cho ta tranh dành chuốc lấy đau khổ. Không yêu thương vợ đẹp con khôn,mê đắm nhà cao cửa rộng thì khi những thứ đó chết hay mất di,ta sẽ không thấy đau khổ. Từ đó cần thoát khổ.  Chỉ vẽ  con đường thoát khổ ra sao. Đó là BÁT CHÁNH ĐẠO,8 con đường phải theo:  chánh kiến,chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh  định, chánh niệm.   
                 
Song song với bài học về Tứ diệu đế và Bát chánh đạo,ta nhấn mạnh đến cái hại của Tham,sân,si. Phải dẹp bỏ THAM, SÂN , SI. Đức Phật ngày xưa nói “Ta đã từng trải qua 3 đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật như hôm nay”,ngài Huệ Năng giải thích 3 đại a tăng kỳ kiếp ấy chính là THAM SÂN SI. Ngay trong hiện kiếp này mà diệt được Tham ,sân ,si, lập tức thành Phật rồi. Trong kinh nói,muốn đối trị Tham,sân,si,phải dùng GIỚI, ĐỊNH, HUỆ. Giữ giới,dẹp bỏ ái dục để khỏi bị quả báo của Tham. Ngồi thiền,  niệm Phật hay giữ tâm ý trong sạch để tránh quả báo  của SÂN. Siêng đọc kinh sách,đạt đến Trí huệ Phật để ra khỏi Vô minh. Tham sân si , như thầy Thanh Từ giảng, là 3 con rắn độc sống chung với ta trong phòng ngủ,khiến ta không ngủ yên ,ngày đêm lo sợ. Phải trục xuất 3 con rắn độc này ra khỏi phòng thì mới an tâm  yên giấc.



 Muốn Phật tử dẹp được Tham sân si dễ dàng hơn, ta nên  nói về VÔ THƯỜNG và VÔ NGÃ. Vô thường là không gì tồn tại lâu trên đời này. Của cải,nhà đất thế gian tạm bợ,làm mồi cho 5 thứ giặc: giặc cướp, quan chức ( hay nhà bank) tịch thu,nước lụt, hỏa hoạn, và con cái phá tán. Đời người ngắn ngủi,như bóng câu qua cửa sổ. Chết sống chỉ khác nhau qua một hơi thở: còn hít vào thì sống, thở ra luôn thì chết. Chết xuống không mang theo được gì, ngoại trừ cái nghiệp. Nói về có sinh tức có diệt. Nói về trái đất ta đang ở chỉ là hạt bụi nhỏ  trong vô số  vi trần lơ lửng trong khắp tam thiên đại thiên thế giới. Nó cũng sẽ một ngày nào đó tan vỡ. Tại sao con  người phải tranh giành chém giết, bóc lột,hãm hại nhau trên cái hạt bụi tí teo đó để rồi chết đi sa đọa vào những chốn tối tăm khổ sở.   Về VÔ NGÃ,cũng vậy.  Thân xác này không bền vững. Như cây chuối lột ra từng bẹ lá thì không còn gì là cây chuối. Giảng “ Na tien Ty kheo kinh” để Phật tử thấy thân người chỉ như là chiếc xe,là  một mớ các bộ phận khác nhau hợp thành, tháo rời ra thì không có cái gì thực sự gọi là cái TA. Thân này là do tứ đại( đất, nước, gió, lửa) hợp thành mà tạm gọi là TA.  Dẹp bỏ cái tiểu ngã ích kỷ này, nhập vào cái Đại ngã của  Phật tánh sẽ được giải thoát. Một là tất cả, tất cả là một. Ta với người chỉ là một,cùng một bản thể. Khi người Phật tử đã đạt đến trình độ nhận thức“đại học”này, thì giữ 5 giới chỉ là trình độ tiểu học,vì giết kẻ khác tức là giết chính ta, ăn cắp kẻ khác tức là ăn cắp của chính ta,lòng từ bi bao trùm chúng sanh,thương người như thể thương ta. “Giới” chỉ là phương tiện cho người sơ cơ mới vào đạo. Là chiếc bè đưa ta qua biển khổ đến bờ giải thoát. Đến bờ rồi thi không cần bè nữa.

Cao hơn một bực, ta có thể giảng về TỨ VÔ LƯỢNG TÂM (Từ,Bi,Hỉ,Xã), về nguyện đại bi bao la của Quán thế âm bồ tát và Địa tạng vương bồ tát . Quan thế âm nghe tiếng kêu cứu bi ai của chúng sanh mà tìm tới cứu khổ cứu nạn. Địa tạng vương bồ tát nguyện không thành Phật nếu trong dịa ngục vẫn còn có chúng sinh chịu khổ. Trong kinh Duy ma cật, bồ tát “bệnh” vì chúng sinh bệnh,thấy chúng sinh đau khổ mà đau khổ lây..Trong kinh Pháp hoa,đức Phật thấy chúng sinh vui sống trong ba cõi cũng như trẻ con ham vui ở trong nhà lửa mà không hay biết, động lòng bi ai mới dùng Pháp giả làm đồ chơi mà kêu gọi lôi kéo ra. Từ bi cũng có nhiều trình độ cao thấp. Có người quan niệm không nên giết người, nhưng súc vật thì giết được,cho rằng Trời sinh ra vật để dưỡng nhơn. Có người chỉ thương xót các con vật lớn, còn tôm tép, sâu bọ ,ruồi muỗi thi cứ giết. Có người lại thương đến cả mầm cây ngọn cỏ,không nỡ dẫm lên. Mùa an cư kiết hạ trong đạo Phật bắt nguồn cũng từ lòng từ bi đối với sâu bọ cây cỏ.Ở Ấn độ về mùa hè nhiều mưa,ẩm ướt,cây cỏ sâu bọ sinh sôi nảy nở,đức Phật vì tránh cho đồ đệ  khỏi dẫm lên sâu bọ khi ra ngoài khất thực mà chế ra tục lệ này, ở yên một chỗ cho thí chủ tới cúng dường. Hỷ là vui cái vui của ngươi khác,bắt nguồn từ lòng bi vị tha. Phải thương người như chính mình thì mới thực hành được tâm Hỷ. Xả là xả bỏ hờn giận,vướng mắc,không chấp,không tiếc.                       
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Ở đây,  nên tùy căn cơ Phật tử mà giảng LÝ hay SỰ.Với Phật tử có trình độ tâm linh thấp, ta khuyên nên thường xuyên lễ bái,niệm Quan thế âm bồ tát để được tai qua nạn khỏi,niệm Địa tạng vương bồ tát để khi chết đọa xuống địa ngục được Ngài cứu vớt, đó là SỰ. Với Phật tử có trình độ tâm linh cao thì giảng niệm Phật có nghĩa là mỗi người chúng ta nguyện có tâm đại bi như là Phật,như một Bồ tát Quan thế âm, một Địa tạng vương , đó là LÝ.   Thường xuyên thực hành hạnh cứu khổ cứu nạn như Ngài Quan thế âm với tâm đại bi vô lượng, chúng ta là ai nếu không phải là Quan thế âm bồ tát tại thế.  Nếu chúng ta có lòng đại bi thương xót chúng sanh như Quan thế âm thì có chúng sanh nào thù ghét,gây tai họa  cho chúng ta. Tuy nhiên,Lý Sự viên dung. Cứu khổ hàng ngày cho chúng sinh mà thấy hình tượng Quan thế âm vẫn thành tâm lễ bái với tâm cảm kích trong sạch.

Tới đây, đa số Phật tử đã có trình độ nhận thức cao về Phật pháp,ta có thể giới thiệu các bộ kinh lớn.  Kinh LĂNG NGHIÊM  nói về Chơn tâm và Vọng tâm. Chuyện ngài A Nan suýt phạm giới nữ sắc tà dâm vì chạy theo Vọng tâm.  Chuyện đức Phật sai đệ tử tắt đèn, đánh chuông để giảng về tánh thấy ,tánh nghe ,phân biệt  Chơn Tâm,Vọng tâm và Cảnh. Cảnh thì thay đổi(khi tối khi sáng)mà Chơn Tâm thì thường còn, đứng yên, cố định( tánh thấy lúc nào cũng có)). Vọng tâm (hay Tâm phan duyên), luôn chạy theo Cảnh,khiến chúng sanh theo vọng tâm mà tạo nên nghiệp ác,trôi lăn trong cõi luân hồi. Người giữ dược chơn tâm trong mọi tình huống thì không tạo nghiệp, không  phải xoay chuyển trong cõi luân hồi. Do đó,phật tử nào lăng xăng loạn động tâm ý suốt ngày, “tâm viên ý mã” (tâm ý như vượn và ngựa,chạy nhảy luôn luôn), nên đọc kinh Lăng nghiêm để bắt đầu thực tập những bước đầu về Thiền định. Chúng sanh sỡ dĩ trôi lăn trong vòng sanh tử vì chạy theo vọng tâm điên đảo. Phải giữ chánh niệm 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sau Kinh Lăng nghiêm phải đọc lên Kinh VIÊN GIÁC , tiến thêm một bực trên đường tu học về Chơn Tâm. Phải quên cả cái biết về Chơn tâm để được hoàn toàn thong dong tự tại.

Kinh PHÁP HOA nói về Phật tánh có sẵn trong mỗi mỗi chúng sanh,không cần tìm kiếm ở đâu xa,chỉ cần xa lìa Vô minh thì Phật tánh tự hiển hiện sáng chói. Kinh nhắc lại đức Phật vì thương xót chúng sinh như con đẻ mà thị hiện xuống cõi Ta bà này để khai ngộ tri kiến Phật có sẵn trong mỗi chúng sinh. Kinh KIM CANG đề cao tinh thần Vô chấp, qua cuộc đối thoại giáo pháp giữa đức Phật và Tu bồ đề. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Đừng có trụ vào đâu hết mà sanh tâm. Thế gian như huyễn, lúc nào cũng phải quan sát như thế với cái Tâm vô trụ,vô tướng.. Làm tất cả Phật sự mà không thấy minh đang làm và có việc gi để làm,như  thế tức là làm. Kinh BÁT NHÃ Ba la mật đa,hay TÂM kinh, cũng bác hết tất cả các kiến chấp về sở đắc trên con đường tu học thì mới giác ngộ,mới đến “bờ bên kia” . Người tu đã đạt đến trình độ Phật,đã giác ngộ, thi không còn thấy mảy may một cái gì gọi là có trên đời. Ngũ uẩn là không.  Sắc tức là không ,không tức là sắc.. Chứng đắc là không. Ý thức giới là không.

Kinh Đại bát Niết bàn, Kinh Lăng Già, Kinh Hoa nghiêm ….là những cuốn kinh Đại thừa cao siêu nói về những lời dạy cuối cùng của đức Phật, những chi tiết về phương pháp tu hành, phân biệt vọng tưởng và giác ngộ , tứ đức “Thường, lạc, ngã, tịnh” của Bồ tát,hay mô tả cảnh giới Niết ban ,lý trùng trùng duyên khởi trên cảnh giới Phật mà người thế gian ít ai thấu hiểu. Kinh Duy thức học phân tích chi ly cái nhận thức tâm linh với đầy dẫy từ ngữ rắc rối, trừu tượng khó hiểu, có thể chỉ dành cho những vị cao tăng học giả căn cơ sâu dày nghiên cứu  học hỏi và lĩnh hội . Nói như thề không có nghĩa là chỉ có những tu sĩ dày công tu học mới có thể làm nhiệm vụ hoằng pháp để cứu độ chúng sanh. Cư sĩ dày công nghiên cứu Phật pháp cũng có thể hoằng pháp theo trình độ của mình. Kinh Duy ma cật là một bằng chứng hùng hồn nói lên khả năng thuyết pháp biện tài vô ngại của hàng cư sĩ. 

Điều căn bản ở đây khi hoằng pháp là chúng ta phải tùy thuận căn cơ của người nghe mà chọn đề tài và phương cách thuyết pháp. Đối với người nặng về chấp trước hình tướng,còn nặng nợ thế gian, tình ái, còn lăn lộn bon chen làm ăn buôn bán, phải nói về nhân quả,ngũ giới,Báo ân phụ mẫu,về nghiệp báo,về Tham sân si, vô thường, giảng Kinh Hiền Ngu,Địa tạng. Chưa thể giảng kinh Kim Cang  ngay được . Người nghe sẽ chấp không, cho tất cả thiện ác đều là không, ăn chay cũng như ăn mặn,nói láo cũng như  nói thật, không có tội gì hết, từ đó sẽ tha hồ buông lung phóng túng, tạo vô số nghiệp ác. Người thuyết pháp như bác sĩ tùy bệnh mà cho thuốc. Thuốc có thể hợp với người này mà không hợp với người kia. Nhiều Phật tử bỗng  nhiên giác ngộ chỉ vì được bài pháp chữa đúng  bệnh,đúng thời. Cũng như có kẻ nghe pháp nhiều mà vẫn trơ trơ tu hành không thấy tinh tấn chút nào vì chưa gặp được thuốc trị đúng bệnh. Ngoài ra, như trong phẩm Pháp sư của kinh Pháp hoa có nói, người giảng phap phải “vào nhà Như lai, mặc áo Như lai, ngồi tòa Như lai “mà giảng. Vào nhà Như lai là phải có tâm từ bi rộng lớn, mặc áo Như lai là thể hiện tâm tánh nhẫn nại, khiêm nhu ,ngồi tòa Như lai là thể nhập được bản thể chân không của tất cả các pháp. Điều cuối cùng,khi giảng những bộ kinh cao siêu, người giảng pháp phải hiểu rõ ý chỉ của đức Phật mà truyền đạt,không được tự ý xuyên tạc,diễn dịch,đoán mò  theo nhận thức riêng của cá nhân minh mà vô tình tạo nghiệp chướng.  Nên tham vấn những vị học giả cao minh để chu toàn kiến thức và chứng đạt trước khi truyền đạt ý chỉ thâm sâu trong các bộ kinh lớn.
Pham hoàng Chương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.