Hôm nay,  

Về Chuyến Đi Mỹ Của Nguyễn Minh Triết

09/06/200700:00:00(Xem: 12625)

Sau nhiều sự đồn đãi quanh việc Cộng sản Việt Nam có thể huỷ bỏ chuyến viếng thăm Mỹ do một tờ Nhật báo tại Singapore loan tải, Hà Nội đã chính thức thông báo là ông Nguyễn Minh Triết và một phái đoàn hùng hậu của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ viếng thăm Hoa Kỳ trong 5 ngày từ ngày 19 đến 23 tháng 6.

Trước khi công bố lịch trình chuyến viếng thăm này, ông Nguyễn Minh Triết cũng vừa hoàn tất chuyến viếng thăm Trung Quốc, trong 4 ngày, từ ngày 15 đến 18 tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên về phía Hoa Kỳ, trước khi lên đường dự Hội nghị Thượng Đỉnh G8 tại Đức vào trưa ngày mồng 4 tháng 6, Tổng Thống Bush và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng chưa chính thức công bố thư mời và lịch trình đón tiếp. Rõ ràng là chuyến đi Mỹ của ông Triết có nhiều điều trắc trở, không thuận buồm xuôi gió như chuyến đi Mỹ của ông Phan Văn Khải vào tháng 6, 2005.

Theo tin tức thì ông Lê Văn Bàng, Thứ trưởng ngoại giao của Hà Nội, đang có mặt tại Hoa Thịnh Đốn nhằm thảo luận và sắp xếp với phía Hoa Kỳ về lịch trình và nghi thức đón tiếp Nguyễn Minh Triết; nhưng vì hai phía chưa có đồng thuận về nghi thức đón tiếp và nội dung thảo luận nên Hoa Kỳ chưa công bố chăng"

Hai năm trước đây, Phan Văn Khải đã đến Hoa Kỳ và được coi là người đầu tiên đại diện cho hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm nước Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Chuyến đi của ông Khải vào lúc đó - trên bề mặt là để vận động đầu tư và tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho việc gia nhập WTO - nhưng bên trong là để tạo một dấu ấn cho thành phần tư bản đỏ thân Mỹ có điều kiện bành trướng các ảnh hưởng trong đảng cũng như dọn đường cho khuynh hướng đẩy mạnh cải cách kinh tế tiến gần hơn với Hoa Kỳ hầu giảm bớt những áp lực của Trung Quốc.

Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết lần này - ngoài những vận động đầu tư và mở rộng thị trường xuất cảng sang Mỹ - nhóm lãnh đạo mới gồm bộ ba Nguyễn Minh Triết - Nguyễn Tấn Dũng - Trương Tấn Sang muốn tạo một quan hệ mới với Hoa Thịnh Đốn trên các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao.. để thay đổi thời kỳ mà những quan hệ có khá nhiều sự chi phối của nhóm thân Trung Quốc ở trong đảng.

Có thể nói là sau Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X vào tháng 4 năm 2006, quyền lực chi phối của nhóm thân Trung Quốc đang bị suy yếu - nhóm thân Mỹ, đặc biệt là thành phần tư bản đỏ ở miền Nam đã chiếm nhiều vị trí then chốt trong Trung ương đảng nên đang cố mở rộng các đối thoại để đi gần hơn với Hoa Kỳ.

Sự phát sinh hai xu hướng thân Mỹ và Trung Quốc xuất phát từ các quan điểm khác nhau về mức độ cải cách kinh tế, đồng thời đến từ sự nhận thức không giống nhau về sự khống chế của Bắc Kinh trong nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, do quán tính sợ làm mất lòng Bắc Kinh vốn có từ lâu trong nội bộ đảng nên nhóm thân Trung Quốc đã tìm mọi cách khuynh loát và tạo ra những lực cản để gây khó khăn cho phe thân Mỹ trong quá trình thảo luận với Hoa Thịnh Đốn. Một trong những khó khăn là vấn đề giải quyết các áp lực của Hoa Kỳ về mặt nhân quyền và dân chủ mà phía Hà Nội đã có những đối phó lúng túng.

Vụ ông Phạm Gia Khiêm, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao đã hứa với Ngoại trưởng Hoa Kỳ là sẽ cứu xét thả ông Nguyễn Vũ Bình trong chuyến gặp gỡ hồi đầu tháng 3 năm nay, thế nhưng cho đến nay lời hứa này đã không những không thực hiện mà ngược lại Hà Nội lại gia tăng các cuộc đàn áp, bắt giữ các nhà đối kháng tại Hà Nội và Sài Gòn, tạo một sự phẫn nộ trong dư luận. Chính những phiên tòa xét xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các nhà lãnh đạo đảng Thăng Tiến, hay là các phiên tòa xét xử Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài,... đã không chỉ làm cho công luận thế giới lên án mà ngay chính trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những cán bộ phụ trách đối ngoại rất bất bình.

Chính trong bối cảnh nói trên, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết đang gặp rất nhiều áp xuất trong nội bộ đảng và dư luận Hoa Kỳ. Về phía dư luận Hoa Kỳ, những đàn áp các nhà đối kháng gần đây của Hà Nội sẽ là đề tài được nêu ra trong mọi cuộc trao đổi giữa ông Triết với Tổng Thống Bush và một số chính giới Hoa Kỳ. Sự kiện Tổng thống Bush gặp gỡ bốn nhà lãnh đạo của bốn tổ chức đấu tranh người Việt Nam hôm 29 tháng 5, và nhất là xuyên qua bài phát biểu trong buổi gặp gỡ các nhà đấu tranh cho dân chủ thuộc 17 quốc gia tại Cộng Hòa Tiệp vào ngày 5 tháng 6, cho thấy là chính quyền Hoa Kỳ đang có sự quan tâm đặc biệt về các phong trào dân chủ. Có lẽ đoán trước phần nào những áp lực này, Cộng sản Việt Nam đang bắn tiếng là sẽ phóng thích hai nhà đối kháng mà phía Hoa Kỳ đang quan tâm, đó là nhà báo Nguyễn Vũ Bình và Luật sư Lê Quốc Quân. Ông Nguyễn Vũ Bình đang ở trong tình trạng suy nhược vì mắc nhiều chứng bệnh nhưng lại không được chăm sóc đúng mức. Luật sư Lê Quốc Quân là một nghiên cứu sinh của Tổ Chức NED tại Hoa Kỳ và anh đã bị bắt ngay sau khi về lại Việt Nam.

Thật ra thì Hà Nội dù có chính thức phóng thích hai nhân vật nói trên - tuy có thể làm nhẹ phần nào những áp xuất đang đè nặng lên chuyến đi của ông Triết - nhưng về căn bản thì chưa có một dấu hiệu nào cho thấy là Hà Nội thực tâm trong việc tôn trọng nhân quyền và chấm dứt đàn áp những nhà dân chủ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Minh Triết không được Hoa Kỳ đón tiếp chu đáo như một vị 'quốc khách' thì sẽ làm bất lợi cho nhóm thân Mỹ vì phe thân Trung Quốc có thêm lý cớ để khuynh loát trong nội bộ về chủ trương 'coi chừng Mỹ' của họ. Chủ trương này không phải mới rao truyền trong nội bộ gần đây mà đã có từ lâu qua việc coi chừng chính sách 'diễn biến hòa bình' của Mỹ; nhưng đã được làm sống lại khi Bắc Kinh đề nghị hai phía Việt Nam và Trung Quốc trở thành 'đối tác chiến lược', nhân chuyến viếng thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC - 14 của ông Hồ Cẩm Đào vào tháng 11 năm 2006. Do đó, những diễn biến quanh chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết sẽ có những tác động rất lớn lên hướng đi của hai nhóm thân Mỹ và thân Trung Quốc trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam về những cải cách của chế độ trong vài năm tới.

Nói tóm lại, chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết không chỉ đơn thuần là thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại hay mở rộng thương mại với Hoa Kỳ mà nhằm giúp cho thành phần tư bản đỏ phát triển khuynh hướng thân Mỹ trong nội bộ, đồng thời qua đó, giúp củng cố thế lực của bộ ba Nguyễn Minh Triết (Chủ tịch nước), Trương Tấn Sang (Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng) trước những cản trở của nhóm thân Bắc Kinh.

June 6 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.