Hôm nay,  

Việt Nam: Nguyễn Minh Triết Chống Nạng Đến Mỹ

08/06/200700:00:00(Xem: 11634)

Tổng thống Bush: “Dưới mắt người Mỹ thì những những Nhà đấu tranh dân chủ hôm nay sẽ là những nhà lãnh đạo dân chủ của ngày mai.”

Hoa Thịnh Đốn.- Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ ngày 19-6, nhưng sẽ phải  chống nạng đến Tòa Bạch Ốc  ngày 22 để gặp Tổng thống Mỹ George W. Bush và  trả lời câu hỏi tại sao Việt Nam đã nuốt lời hứa để gia tăng  đàn áp, khủng bố và bỏ tù những người tranh đấu dân chủ bất bạo động"

Về thể lực thì Triết chẳng có bệnh tật gì nhưng tinh thần thì hoang mang tột cùng trước áp lực chính trị  nặng nề của chuyến đi vì đã có lúc tưởng như  bị  hõan lại vì Hoa Thịnh Đốn bất bình trước việc Việt Nam  bất ngờ gia tăng đàn áp, bắt giam và bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

Trước mắt người Mỹ thì hành động của nhà cầm quyền Hà Nội từ đầu năm (2007) đã phản bội những lời hứa tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân để được Mỹ bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đáng quan tâm (Countries of Particular Concern, CPC), bình thường liên lạc Thương mại để  giúp Việt Nam có điều kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO) hồi tháng 10 năm 2006.

Một số Nghị sỹ và Dân biểu Mỹ  từng ủng hộ quyết định giúp Việt Nam hội nhập với thế giới  đã phản ứng quyết liệt trước các vụ đàn áp mới của Việt Nam và đòi Bộ Ngọai giao  đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.  Một nhóm Dân biểu Cộng hoà và Dân chủ, đứng đầu bởi ông Frank Wolf, Cộng hoà, tiểu bang  Virginia, đã gửi thư cho Bà Ngoại trưởng Condoleezza Rice để yêu cầu hủy bỏ chuyến viếng thăm Mỹ của Triết.

Hai Nghị sỹ “bồ câu” nổi tiếng của đảng Dân Chủ, Edward Kennedy và John Kerry, cựu ứng viên Tổng thống năm 2004, cũng đã yêu cầu Việt Nam ngưng ngay các vụ đàn áp và đòi trả tự do ngay tức khắc cho những người đã bị bắt hay bỏ tù, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai Luật sự trẻ Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân và Luật sư Lê Quốc Quân, vừa đi tu nghiệp ở Mỹ về dưới sự bảo trợ của National Endowment for Democracy.

Vì vậy Triết đến Mỹ như người tự gây  chấn thương cho mình nên  phải nương vào cây nạng tinh thần để không bị ngã trước con mắt thiếu thiện cảm của  Chính quyền và Quốc hội Mỹ.

Mục tiêu của chuyến đi 4 ngày của Triết là để đạt được những thỏa hiệp về thương mại, công nghệ và viễn thông - bựu chính nên danh sách không có hai Bộ trưởng Ngọai giao (Phạm Gia Khiêm), người đã nghe đầy tai những lời than phiền của Mỹ về những vụ đàn áp trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5 (07) và  Bộ trưởng Quốc phòng (Phùng Quang Thanh, Thượng tướng).

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an lại có tên trong phái đoàn Triết thăm Mỹ là điều đáng chú ý vì Hưởng là người vẫn thường  thay mặt Chính phủ để đối thọai với người nước ngòai, đặc biệt là Mỹ về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Hưởng cũng được coi là người chỉ huy chiến dịch đàn áp dân chủ và nhân quyền hiện nay ở trong nước.

VIỆT NAM HIỂU NHÂN QUYỀN KHÁC MỸ

Cuộc đối thoại  sau cùng giữa Nguyễn Văn Hưởng với Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Johnathan Aloisi hồi tháng 3 (2007) về vấn đề nhân quyền và bắt giam người đấu tranh bất bạo động đã được Nguyễn Hùng Lĩnh của  báo Thanh Niên kể lại.

Theo  quan điểm của Hưởng thì: “VN chưa bao giờ ngăn cản người dân thực hiện quyền tự do phát biểu quan điểm của mình, dù trên báo chí, các diễn đàn công khai hay bất cứ ở đâu, ngay cả khi họ có ý kiến chỉ trích Chính phủ. Nếu các ngài có điều kiện dự các diễn đàn của một số hội đoàn và kể cả cơ quan nhà nước... thì thấy các quan điểm của họ được trình bày tự do, không ai coi đó là hoạt động phạm tội. Không những thế, còn phải tạo điều kiện cho họ nói để Chính phủ lắng nghe mà điều chỉnh chính sách của mình. Rõ ràng vấn đề này tại Hoa Kỳ cũng không có gì ngược với VN.”

“Vấn đề tự do hội họp, nghĩa của nó rất rộng. Ở VN có hàng ngàn hội đoàn, họ họp gì là quyền của họ, không ai ngăn cản họ tổ chức hội họp. Nhưng những người lập tổ chức trái phép thì chúng tôi mới quan tâm. Có nghĩa là luật pháp phải điều chỉnh hoạt động của họ như thế nào cho đúng quy định của pháp luật.”

“Chẳng hạn, Hiến pháp VN quy định: thể chế chính trị VN chỉ có một đảng. Nhưng có người lại đòi lập một đảng khác nữa, như vậy là bất hợp pháp. Chưa nói là họ đã bí mật kích động, lôi kéo người khác vào tổ chức của họ và đề ra mục tiêu là lật đổ Nhà nước hiện hành thì rõ ràng là họ vi phạm pháp luật.” (Báo Công an Nhân dân đăng lại ngày 14/03/2007).

Truớc đó, trong cuộc tiếp Đại sứ Lưu động John Hanford ngày 21-02-2006,  Nguyễn Văn Hưởng  còn khẳng định: “Ở  Việt Nam không hề có “tù nhân tôn giáo” mà chỉ có tín đồ tôn giáo phạm tội hình sự bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.” (Báo Công an Nhân dân)

 Rõ ràng là những lời tuyên bố của Hưởng đã xác nhận thêm lần nữa rằng Việt Nam chỉ chấp nhận quyền “tự do phát biểu” và “tự do hội họp” có tổ chức trong phạm vi đảng cho phép.  Việt Nam không cho phép công dân được phát tán các tài liệu, viết bài phổ biến, nhất là về chính trị, khác với quan điểm của Nhà nước và của đảng.

Và tất nhiên, nhà nước không chấp nhận sự có mặt của một đảng chính trị nào khác, ngoài đảng cầm quyền Cộng sản.

Như thế thì độc tài hay dân chủ" Và sự hiện diện của Hưởng trong phái đoàn Triết đến Mỹ có làm dịu không khí ngột ngạt về nhân quyền và tự do giữa hai bên hay chỉ làm cho phía Mỹ khó chịu thêm"

Bằng chứng khó chịu của Mỹ đã  được Tổng thống Bush chứng minh lần đầu tiên ngày 29-5 (2007) khi ông và  Phó Tổng thống Dick Cheney tiếp Đại diện của bốn tổ chức Chính trị và tranh đấu nhân quyền của người Việt đang hoạt động ở trong và  bên ngoài Việt Nam.

Bốn người  đã gặp Tổng thống Bush là các  ông Lê Minh Nguyên, chủ tịch Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam;  Đỗ Thành Công, chủ tịch Đảng Dân Chủ Nhân Dân; Bác Sỹ Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch Phong Trào Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản; và ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, hậu thân của tổ chức kháng chiến Hòang Cơ Minh.

Phía người Việt đã yêu cầu Tổng thống Bush 3 điều:

1.- Đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. 

2.-Đòi Việt Nam chấm dứt các cuộc khủng bố chính trị và thả ngay lập tức những người mới bị bắt giam, bị án tù hay đã bị giam từ lâu vì những hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền. Tiêu biểu như 4 người:  Linh mục Nguyễn Văn Lý và các  Luật sư  Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân và Lê Quốc Quân. 

3.- Đòi Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân như Hiến pháp đã quy định để cho người dân được tự do ra báo và được tự do thờ phượng, tự do hành đạo.

DIỄN VĂN CỦA TT BUSH

Hành pháp Mỹ  chưa đáp ứng ngay những đề nghị của các tổ chức chính trị người Việt, nhưng chắc chắn áp lực đối với Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết  sẽ không nhẹ chút nào.

Bằng chứng này còn  được Tổng thống Bush đưa ra  trong bài Diễn văn về Tự do, Dân chủ và Nhân quyền của ông  đọc trước Hội nghị Quốc tế về Dân chủ và An ninh tại Cộng Hòa Czech, Prague, hôm Thứ Ba (05-06-07).

Tổng thống Bush nói với các nhà tranh đấu có mặt: “Trong phòng họp này có mặt các nhà đối kháng và tranh đấu dân chủ đến từ 17 quốc gia của 5 Châu Lục. Qúy bạn theo  những tập quán khác nhau, tín ngường khác nhau, và các bạn cũng phải đương đầu với những thử thách khác nhau. Nhưng các bạn đã thống nhất bởi niềm tin không gì lay chuyển được, đó là :  Tự do là quyền không thể thương lượng của mỗi người nam, người nữ và  trẻ em, và con đường đưa đến hòa bình vĩnh cửu cho thế giới chúng ta là Tự do.”

(In this room are dissidents and democratic activists from 17 countries on five continents. You follow different traditions, you practice different faiths, and you face different challenges. But you are united by an unwavering conviction: that freedom is the non-negotiable right of every man, woman, and child, and that the path to lasting peace in our world is liberty.)

“Có nhiều nhà đối kháng không thể tham dự với chúng ta vì họ đã bị bỏ tù phi pháp hay bị giam giữ tại gia. Tôi mong có ngày, trong một Hội nghị  như thế này sẽ có sự tham dự của Alexander Kozulin của Belarus, Aung San Suu Kyi của Miến Điện, Oscar Elias Biscet của  Cuba, Linh mục Nguyễn Văn Lý của Việt Nam, Ayman Nour của Ai Cập (vỗ tay). Con gái của một trong những người tù chính trị đang có mặt trong phòng này. Tôi muốn nói với cô  và tất cả mọi gia đình: Tôi cám ơn qúy vị vì sự can đảm của qúy vị. Tôi cầu nguyện cho sự bình yên và nghị lực của qúy vị. Và tôi kêu gọi thả ngay lập tức và vô điều kiện những người yêu qúy của qúy vị.”

(There are many dissidents who couldn't join us because they are being unjustly imprisoned or held under house arrest. I look forward to the day when a conference like this one include Alexander Kozulin of Belarus, Aung San Suu Kyi of Burma, Oscar Elias Biscet of Cuba, Father Nguyen Van Ly of Vietnam, Ayman Nour of Egypt. (Applause.) The daughter of one of these political prisoners is in this room. I would like to say to her, and all the families: I thank you for your courage. I pray for your comfort and strength. And I call for the immediate and unconditional release of your loved ones.)

 Ông Bush nói tiếp: “Dưới mắt người Mỹ, những nhà đấu tranh dân chủ hôm nay sẽ là những nhà lãnh đạo dân chủ của ngày mai. Vì vậy, chúng tôi đang thực hiện những bước tiến mới để gia tăng sự yểm trợ của Hoa Kỳ. Chúng tôi mới thành lập Qũy Bảo vệ Nhân quyền để giúp vào phí tổn bào chữa và y tế cho những nhà đối kháng bị bắt hay bị tra tấn bởi các chính phủ áp bức. Tôi hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên Bố Prague, trong đó xác định rằng “bảo vệ nhân quyền là điều rất hệ trọng cho nền hòa bình và an ninh thế giới.”

(In the eyes of America, the democratic dissidents today are the democratic leaders of tomorrow. So we're taking new steps to strengthen our support. We recently created a Human Rights Defenders Fund, which provides grants for the legal defense and medical expenses of activists arrested or beaten by repressive governments. I strongly support the Prague Document that your conference plans to issue, which states that "the protection of human rights is critical to international peace and security." )

Một lần nữa, Việt Nam lại bị Tổng thống Busch đặt lên bàn mổ khi ông nói: “Tự do cũng bị tấn công tại các nước từng đạt được một số tiến bộ. Tại Venezuela, những lãnh tụ đắc cử đã lạm dụng sự tín nhiệm của người dân để hủy hoại các cơ chế dân chủ và xiết chặt lấy quyền hành. Chính phủ của Uzbekistan tiếp tục bóp nghẹt tiếng nói độc lập bằng cách bỏ tù những nhà tranh đấu cho nhân quyền. Và tại Việt Nam, cũng mới đây, đã bắt giữ và bỏ tù một số người đấu tranh tôn giáo và chính trị ôn hòa.”

“Những biến động này đều không khích lệ chút nào, nhưng chúng ta cũng có nhiều lý do để lạc quan. Vào đầu thập niên 1980, chỉ có 45 nước Dân chủ trên Qủa địa cầu. Ngày nay chúng ta có hơn 120 quốc gia dân chủ và có thêm nhiều người được sống tự do hơn trước đây.”

“Và đây cũng là bổn phận của những ai đã đựợc hưởng tự do phải giúp đỡ những người còn đang phải tranh đấu để thiết lập xã hội tự do cho  chính họ.”

(Freedom is also under assault in countries that have shown some progress. In Venezuela, elected leaders have resorted to shallow populism to dismantle democratic institutions and tighten their grip on power. The government of Uzbekistan continues to silence independent voices by jailing human rights activists. And Vietnam recently arrested and imprisoned a number of peaceful religious and political activists.

These developments are discouraging, but there are more reasons for optimism. At the start of the 1980s, there were only 45 democracies on Earth. There are now more than 120 democracies -- more people now live in freedom than ever before. And it is the responsibility of those who enjoy the blessings of liberty to help those who are struggling to establish their free societies.)

Liệu những lời nói đanh thép của vị Nguyên thủ Hiệp Chủng Quốc đã lọt vào tai đám lãnh đạo Việt Nam chưa hay ông Bush cần phải nói thẳng cho Nguyễn Minh Triết nghe thêm một lần nữa" -/-

(06/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.