Hôm nay,  

Ngày Thế Giới Nhân Quyền 10 Tháng 12 Năm 2007

11/12/200700:00:00(Xem: 5606)

(Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.)

Thứ hai 10 tháng 12 năm 2007 là Ngày Kỷ niệm Năm thứ 59 Công bố Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới Nhân Quyền. Chúng ta cùng thắp lên những ngọn nến, cho dù những tia sáng đó có mong manh ra sao. Hãy thắp lên tia sáng của Niềm Hy Vọng, Sự Sống và Tình Đoàn Kết cho con người bị tước đoạt tự do, công lý, hòa bình và tình anh em. Thắp lên những ngọn nến cho những Khát Vọng chính đáng đó và những Quyền căn bản đó của con người bị bắt làm con tin, bị tra tấn hoặc cầm tù, lưu đày hoặc lưu vong, bị hành hình hoặc mang đi mất tích dưới những bầu trời tối ám của địa cầu.

Thắp lên một ngọn nến cho tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm Việt Nam mà chế độ Hà Nội luôn luôn phủ nhận sự hiện hữu. Sự thật là hàng trăm hàng ngàn nạn nhân của chế độ đó bị nhốt trong các trại lưu đày lao công cưỡng bách. Chúng ta hãy thắp lên một ngọn nến đối diện với một trong những Nhà nước tham nhũng và trấn áp nhứt thế giới : nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đó là một Nhà nước chiếm hạng thứ 162 trên 169 nước trong Bảng Xếp Hạng Tôn Trọng Quyền Tự Do Báo Chí năm 2007 do Phóng Viên Không Biên Giới thiết lập. Tồi tệ hơn nữa, CHXHCNVN có mặt trong trong danh sách đáng kinh tởm để tưởng thưởng mười Nhà nước đã hành quyết tử tù nhiều nhứt thế giới trong năm 2006 và 2007. Ngoài Việt Nam phải kể Trung Hoa, Ba Tư, Pakistan, Irak, Soudan, Hoa Kỳ, Arabie Saoudite, Yémen và Koweit theo phúc trình của Hands Off Cain. Năm 2005, tổ chức này cũng nhắc rằng Việt Nam đứng hạng thứ 3 đã bước lên đài vinh dự của sự vô nhân đạo, liền sau Trung Hoa và Ba Tư. Thành tích khủng khiếp đó của đao phủ thủ Hà Nội lại hiếm thấy công chúng quốc tế biết đến.

Chúng ta thắp lên những ngọn nến cho những người bị đàn áp vì có can đảm diễn đạt tư tưởng chẳng phù hợp với ý thức hệ các quyền lực độc tài trên khắp năm châu. Trở lại nước Việt Nam. Ở nơi đó, muốn còn giữ được phẩm cách liêm chính, lòng bao dung và tinh thần độc lập, bất luận là nhà thơ, nhà viết tiểu thuyết, nhà báo, luật sư, tu sĩ, lao động hoặc nông dân, với ý thức về chuyện rủi ro cho sinh mạng, một người Việt Nam nào cũng phải tranh đấu chống lại hành vi bạo lực và công an, chống lại hình ảnh kinh khiếp của toán hành quyết tử tù. Con người đó còn phải đương đầu với chế độ kiểm duyệt, luận điệu dối trá quỷ quyệt, mối lo sợ và niềm tuyệt vọng. Chúng ta thắp lên một ngọn nến để đọc một danh sách chưa đầy đủ của những nhà dân chủ đối kháng và những người bảo vệ nhân quyền bị hành hạ ngược đãi. Một tên người nào đó bị xua đuổi, một khuôn mặt nào đó bị che giấu, một giọng nói nào đó bị bóp nghẹt… Nhà thơ và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, mắc bệnh tiểu đường và lao phổi nặng, bị giam cầm không xét xử trong trại tập trung từ 8 tháng qua. Luật sư và trí thức trẻ dấn thân Lê Thị Công Nhân, hội viên Hiệp Hội Quốc Tế Luật Sư, mắc bệnh áp huyết thấp và viêm khí quản mãn tính, bị kết án 3 năm tù. Đồng nghiệp của cô, luật sư và nhà báo Nguyễn Văn Đài, thành viên sáng lập Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam (bị cấm), bị phạt 4 năm tù. Linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ biên một tạp chí không nộp kiểm duyệt, bị tuyên án 8 năm tù ; hai cộng tác viên, Nguyễn Phong và Nguyễn Bình Thành, 6 năm và 5 năm tù. Bị áp đặt án tù còn có luật sư Trần Quốc Hiền, nhà viết tiểu luận, phát ngôn viên Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam (bị cấm), 5 năm tù ; bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyển và nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, 4 năm, 3 năm và 2 năm tù. Và còn nhiều người khác nữa.

Chúng ta cùng nhau thắp lên những ngọn nến chiều ngày 10 tháng 12 này. Để cho tại Việt Nam và các nơi khác, không còn có thể thi hành được nữa những biện pháp giam cầm độc đoán, những sự tra tấn hay đối xử một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm, những vụ hành hình không phán xử hợp pháp. Cho dù những hành vi phạm tội ác đối với nhân loại đó được bảo vệ bởi chế độ đặc miễn vô liêm sĩ, được che chở bởi bóng tối của thói quen chiều chuộng bợ đỡ và thái độ đồng lõa, của sự câm nín và tính dửng dưng.   

Genève ngày 10 tháng 12 năm 2007

Nguyễn Lê Nhân Quyền

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thụy Khuê là môt nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Bà sinh năm Giáp Thân, 1944, tại Hải Hậu, Nam Định
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.