Hôm nay,  

Bắc Hàn Theo Hà Nội Mở Cửa: Mời Nam Hàn Du Lịch Kiếm Đô

10/12/200700:00:00(Xem: 6278)

OTTAWA (KL).- Theo bản tin Anh ngữ của BBC, thành phố Kaesong tại Bắc Hàn là một thành phố nằm sau giới tuyến chiến luỹ phân ranh giữa Bắc Hàn với Nam Hàn, thành phố này đã mở ra cho đoàn xe buýt chở khách du lịch từ miền Nam tới. John Sudworth, phóng viên của đài BBC đã nhập vào đoàn người vãn cảnh Bắc Hàn trong chuyến chu du này tường thuật như sau.

Thông báo vắn cho biết, có một đoàn xe gồm 10 xe buýt, chở người Nam Hàn du lịch chạy băng qua vùng phi quân sự.

Chỉ thị cơ bản đã nói rõ cho chúng tôi biết “Cấm phê bình hay chỉ trích đại lãnh tụ Bắc Hàn trong lúc tham quan,” “Tuyệt đối cấm chụp hình qua cửa kính hay bàn thảo bất cứ vấn đề chính trị nào.”

Khí thế Mỹ kim của khách du lịch.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà nước chuyên bưng bít đã cho phép các thành phần có người kèm theo băng qua biên giới căng thẳng phân chia quân đội đôi bên thuộc loại lớn nhất thế giới. Hơn bốn năm nay, người dân Nam Hàn chỏ có thể tham quan vùng du lịch dành riêng tại vùng núi Kumgang thuộc duyên hải phía đông. Nhưng đây là lần đầu tiên, một thành phố lớn của Bắc Hàn đã mở cửa theo đường lối này.

Không phải là người nước ngoài không được phép viếng thăm các nơi như Kaesong. Nhưng tin cho biết, những người Nam Hàn theo đoàn xe buýt du lịch này phải đóng lệ phí 200 Mỹ kim cho mỗi đầu người mới có quyền viếng thăm. Mặc dù trời băng giá, những du khách Nam Hàn tiên phong cũng cảm thấy ấm cúng.

Đoàn xe buýt đã được các công nhân Bắc Hàn tại vùng kinh tế đặc biệt này vỗ nhịp tay chào đón ngay trước khi vào thành phố Kaesong, một thành phố mà các công ty Nam Hàn đã thành lập nơi đây nhờ giá nhân công rẻ.

Sau này và hiện nay đồng Mỹ kim du lịch cứ như thề  vào Bắc Hàn, không bao lâu chúng tôi  tới các hãng xưởng nằm cuối đường trước đây nằm ngoại vi, con đường này dẫn ngay tới chính giữa thành phố này.

Đoàn xe của chúng tôi là phương tiện vận tải cơ động duy nhất chạy trên xa lộ rộng thênh thang, vắng bóng người. Quang cảnh thành phố này không mầu sắc: Có các cao ốc mầu xám với cái mái phủ sương, không có những tấm biển quảng cáo lớn, chỉ nhìn thấy  biển hiệu của các tiệm.

Thu nhập trùng người dân tại thành phố này vào khoảng 5 phần trăm thu nhập của người dân Nam Hàn bên kia bờ giới tuyến.Đối với những khách quá cảnh Nam Hàn, đây là một dịp để  nhìn thấy tận mắt là đồng bào cùng chung văn hoá và ngôn ngữ, nhưng có đời sống rất xa lạ.

Ông Kim Yoon Gyung, 80 tuổi, trở về thành phố ngày xưa lần đầu sau 57 năm xa cách. Ông đã để lại vợ và con nơi đây trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và không có thể nào trở lại được nữa.

Từ ngày đó ông ta không nhìn thấy cũng như không nghe gỉ về vợ con nữa, còn ông vẫn mang hy vọng nhận ra được người nào đó trong cguyến thăm viếng này.

Ông cho tôi biết: “Hết hy vọng mất rồi.” “Cái nơi ngày xưa của tôi đã được dựng lên bức tượng chân dung Kim II Sung cực lớn, hơn thế nữa tôi không được quyền chặn lại bất cứ người nào để hỏi thăm.”

Vẻ lạc quan

Mặc dù những cấm đoán, cuộc tham quan này là một dấu hiệu Bắc Hàn thực sự đã sẵn sàng đề gia nhập thế giới ngoài.

Hội nghị thượng đỉnh tháng Mười giữa hai thủ lãnh Nam và Bắc Hàn đã tiến tới một thoả hiệp có hàng loạt sáng kiến để gia tăng hợp tác kinh tế, kể cả việc đầu tư và kinh doanh và vận chuyển hàng hoá bằng đường xe lửa nối hai miền Nam, Bắc.

Chương trình vũ khí hạch nhân tiến triển tạo thêm phần lạc quan.

Đổi lấy số tiền viện trợ vĩ đại, Bình Nhưỡng đạ cho phép toán chuyên gia quốc tế  tới công tác để vô hiệu hoá lò nguyên tử hạch nhân của Bắc Hàn.

Một số dân Hàn quốc tin rằng, chỉ có đường lối thay đổi duy nhất này để hội nhập.

Một du khách Nam Hàn nói: “Tôi tin rằng cần có sự kiện này giúp chúng tôi tiến tới việc thống nhất đất nước.”

Số dân Nam Hàn khác tố giác chính phủ Nam Hàn ngây thơ tin vào cái chế độ bức chế đó. “Bắc Hàn chỉ cần tiền mà thôi,” một trong những du khách Nam Hàn cho tôi biết. “Họ không mở cửa mọi nơi mà chỉ mở ra một số nơi về lịch sử. Họ cần kiếm Mỹ kim.” Nhưng các du khách khác đồng hành không có cùng ý kiến này.

Ông ta nói: “Tôi phải tin các chuyến du ngoạn này là một đường lối để khỏi xa cách. Đường lối này ngụ nhiều ý cho dân tộc chúng ta, tôi cho đường lối này đang giúp chúng ta có nghị lực để tiến tới việc thống nhất.”

Quan hệ gia đình hay chỉ là tò mò, du khách Nam Hàn muốn tham quan Nam Hàn khi được cung ứng đầy đủ.

Tháng năm năm ngoái, vùng núi Baeku có quang cảnh đẹp nằm ngay biên giới Trung quốc sẽ được cho thêm vào danh sách tham quan nằm trong lòng của cái nước cộng sản quyết tâm cô lập.

Nhà nước Bắc Hàn đã nhìn thấy gương Hanoi, không còn có cách nào khác để bịt mắt nhân dân trước đoàn du khách miền Nam giầu có hơn họ. Vì nhà nước Bắc Hàn đang cần tiền mặt.

Trong thế kỷ thứ mười chin, các nước Tây phương tranh giành chiếm các thuộc địa, người Anh đã dung hàng hải thương thuyền tạo ra cảnh toàn cầu hoá và nâng mức sống của người dân Anh quốc cao hơn các quốc gia khác. Ngày nay với phương tiện hàng không và truyền thông đa dạng như internet cho việc thực thi chính sách toàn cầu hoá để không cho một nơi nào hay bất cứ nước nào trên thế giới bị cô lập vì đường bộ cũng như đường thuỷ và truyền thông, Cung cách bưng bít người dân của Cộng sản là con đường dẫn tới tự sát; vì thế số trí thức cộng sản mang học vị tiến sĩ của Hanoi đang vận dụng triết lý kinh tế của Mác và Lê-nin để nguỵ biện cho cái kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các vị này đã đồng hoá chất xám như một thứ tư liệu (material) để làm triệt các sáng kiến của thế hệ trẻ đang lên tại Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, sắp đến Tết  Mậu Tý 2008, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước mưa đông lạnh thành nước đá đóng mặt đường
John Wu đã diễn tả thật khéo trong cuốn "Đông Gặp Tây" về ba đạo sĩ theo dấu sao lạ tìm đến Bê-Lem dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Đấng Cứu Thế
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.