Hôm nay,  

Dân Kurd Kéo Thổ Vào Cuộc

26/10/200700:00:00(Xem: 7154)
Chuyện Iraq thêm rối bù vì yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ...

Trong một giai đoạn khá lâu, xứ Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) là cường quốc ổn định giữa một khu vực nhiễu nhương trong vùng đất chiến lược của đại lục địa Âu-Á và hai thế giới Âu châu và Hồi giáo. Tình trạng ấy có thể đang chấm dứt ngay trước mắt chúng ta.

 Về địa dư chiến lược, Turkey là hậu thân của Đế quốc Thổ (Ottoman Empire), với đa số theo Hồi giáo, nhưng bao gồm nhiều sắc tộc và văn hoá khác biệt. Khi đế quốc Ottoman tan rã từ những biến động của Âu châu trong Thế chiến I (1914-1919), các cường quốc Âu châu đã xé vụn lãnh thổ của họ mà không kể đến thực tế sắc tộc ở từng địa phương. Đó là kết quả của Thỏa ước Sèvres ký kết vào năm 1920.

Nhờ vậy, Hy Lạp (Grece) và Armenia đã thừa hưởng nhiều vùng đất trước kia là của đế quốc Ottoman, và cũng thừa hưởng mối hiềm thù với dân Thổ của quốc gia Turkey. Grece và Turkey là hai nước kình địch, còn dân Armenia đã bị dân Thổ tàn sát, hay bỏ đói, trong những năm nhiễu loạn kéo dài, từ 1915 đến 1922.

Ngược lại, một sắc dân đông đảo là người Kurd thì không có quê hương hay lãnh thổ. Họ sống phân tán dưới sự cai trị của các thị tộc trên lãnh thổ của Turkey, Iraq, Iran và Syria, đông nhất là tại Turkey.

Khi Turkey tuyên bố độc lập và xây dựng lại quốc gia, vị anh hùng lập quốc Mustafa Kemal Attaturk muốn thoát khỏi quá khứ Hồi giáo của đế quốc Ottoman, ông canh tân xứ sở thành một quốc gia tân tiến, hiện đại, theo thế quyền và gần với quan điểm của Tây phương. Mô hình xây dựng và phát triển ấy của Turkey đã là mẫu mực cho nhiều xứ lân cận và cho những nước sau này giành lại độc lập từ chế độ thực dân của Âu châu.

Sau Thế chiến II, Turkey đứng hẳn về phe Tây phương, gia nhập Minh ước phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO và là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ và Tây Âu. Ở vào vị trí bản lề của hai lục địa và nhiều nền văn hoá khác biệt, sự chọn lựa ấy của Turkey, và dân Thổ, là yếu tố ổn định quan trọng. Lý do là Turkey giữ vị trí bản lề, từ Địa trung hải của Âu châu qua Hắc hải của Liên Xô; từ vùng Balkan và Liên bang Nam Tư với biển Caspian và Vịnh Á Rập: giữa Âu châu da trắng và khối Hồi giáo tại Trung Đông.Nói vắn tắt là giữa Âu châu và Á châu, giữa hai khối Đông-Tây trong thời Chiến tranh lạnh...

Ở giữa các thế lực đối chọi ấy, Turkey chọn Âu châu và thế giới tự do của phương Tây: trí thức, tướng lãnh và chuyên gia của họ đều tốt nghiệp các đại học Tây phương và cố gắng xây dựng một nền dân chủ "mạnh" trong một xã hội mà đa số vẫn theo đạo Hồi.

Trong hơn nửa thế kỷ, Turkey trở thành thế lực ổn định và nhờ vậy đã tiến lên vị trí cường quốc kinh tế và quân sự trong khu vực. Turkey có nền kinh tế đứng hàng thứ 15 trên thế giới, trước Indonesia (một quốc gia Hồi giáo đông dân nhất), Saudi Arabia (một xứ Hồi giáo ngồi trên mỏ dầu khí) hay Pakistan, một cường quốc Hồi giáo khác tại Nam Á. Và là thành viên NATO, với những căn cứ quân sự cho phép Tây phương khống chế được một khu vực then chốt. Quân lực Turkey còn đóng chốt tại vùng đất tiếp giáp với Iraq.

Cái giá phải trả cho sự ổn định ấy là xã hội dần dần bị tách đôi giữa thiểu số ưu tú thân Tây phương và đa số theo đạo Hồi và nghi ngờ giá trị phóng túng của Tây phương. Nạn tham nhũng và khủng hoảng kinh tế đã khiến xu hướng Hồi giáo thắng thế và thắng cử năm 2002, rồi tái đắc cử với một đa số còn lớn hơn vào tháng Bảy vừa qua.

Tuy nhiên, dù có ảnh hưởng Hồi giáo rất mạnh, đảng cầm quyền của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan vẫn chủ trương ôn hoà về tôn giáo - không đòi xứ sở trở lại chế độ thần quyền của đạo Hồi - và không muốn các tướng lãnh (thân Tây phương) bất mãn hay lo sợ mà tiến hành đảo chính để cướp chính quyền (như trường hợp Pakistan vào năm 1999).

Cái giá thứ hai của sự ổn định tại Turkey, dân Kurd phải trả.

Nỗi khát khao độc lập và lập quốc của họ coi như bị dập tắt từ 1920. Họ sống tập trung tại miền Nam Turkey và nhìn qua đồng bào tại Iraq, Iran và Syria, họ tiếp tục mơ ước sự hình thành một "quốc gia của dân Kurd", gọi là Kurdistan. Sự hình thành ấy trực tiếp đe dọa mối lo truyền thống của dân Thổ là thấy lãnh thổ Turkey bị xé làm đôi, phân nửa miền Nam trở thành một phần của xứ Kurdistan. Nếu lại sát nhập với dân Kurd ở miền Bắc Iraq, xứ Kurdistan này còn là một nước đáng nể, vì ngồi trên mỏ dầu! Sự hình thành ấy cũng đe dọa sự vẹn toàn lãnh thổ của Iraq, Iran và cả Syria, là nơi có nhiều người Kurd sinh sống.

Trong một chừng mực nào đó, Turkey, Iraq và Iran trở thành đồng minh khách quan vì có chung một mục tiêu là bóp nghẹt hy vọng lập quốc của dân Kurd. Chính quyền Ankara của dân Thổ còn mặc nhiên cộng tác với chế độ Baghdad của Saddam Hussein để triệt hạ các tổ chức đấu tranh giành độc lập của dân Kurd.
Từ xứ Turkey xuống tới Iraq, dân Kurd này có ba tổ chức mạnh nhất.

Đảng Công nhân Kudistan (PKK) là lực lượng cực đoan nhất, chủ trương đấu tranh võ trang và khủng bố trên lãnh thổ Turkey (và bị Hoa Kỳ đưa vào danh mục khủng bố). Tại phía Nam của vùng hoạt động của PKK - và trên lãnh thổ Iraq - là đất hùng cứ của đảng Dân chủ Kurd (KDP). Kế tiếp là khu vực tung hoành của Liên minh Ái quốc Kurdistan (PUK). Vì hoàn cảnh địa dư và chính trị tại từng nơi, mỗi lực lượng lại theo đuổi một chiến lược khác, cực đoan hay ôn hoà, và cố gắng tương nhượng lẫn nhau vì cùng chia sẻ một di sản Kurd.

Sau khi duyệt lại tình hình chung như vậy, chúng ta mới trở lại hiện tại.

Hiện tại ấy thực ra khởi sự từ 1991, khi Saddam Hussein tấn công xứ Kuweit và bị Hoa Kỳ thời Tổng thống George H. Bush (Bush 41) chặn đứng.

Nhằm khống chế Iraq và bẻ càng Saddam Hussein, Hoa Kỳ cho dân Kurd tại Iraq nhiều quyền tự trị hơn. Phân nửa mạn Bắc của Iraq được bảo vệ bởi quy chế "vùng cấm bay" - không cho không quân của Baghdad oanh tạc. Lực lượng bảo vệ khu vực ấy sử dụng căn cứ Incirlik (đọc là injurlik) của NATO nằm trong lãnh thổ Turkey!

Được Hoa Kỳ bảo vệ, dân Kurd tại Iraq giữ lập trường "thân Mỹ", tức là ôn hoà, và tìm cách giành thế mạnh. Bên kia biên giới, lực lượng PKK không chịu lép vế và tung đòn khủng bố trên lãnh thổ Turkey rồi rút lui về hậu cứ nằm trong vùng núi non hiểm trở của Iraq. Năm 1995, Ankara đã đưa ba vạn quân vào truy quét phiến loạn
PKK trong đất Iraq, nghĩa là dưới khu vực bảo vệ dân Kurd của Hoa Kỳ.

Nhìn từ Ankara, việc Hoa Kỳ tấn công Saddam Hussein và nâng đỡ dân Kurd tại Iraq lại đi ngược mục tiêu của Turkey. Thay vì là một đồng minh chiến lược góp phần ổn định như trong nửa thế kỷ, Hoa Kỳ trở thành siêu cường gây rối cho Turkey!

Vì vậy, sau khi đắc cử năm 2002, Chính quyền (thân Hồi giáo) Recep Erdogan mới chống lại quyết định tấn công Iraq của Chính quyền George W. Bush, không cho Mỹ mượn lãnh thổ làm bàn đạp tiến vào giải phóng mạn Bắc Iraq. Nhưng Turkey vẫn không thể trở mặt với đồng minh chiến lược: liên quân Mỹ vẫn sử dụng căn cứ không quân Incirlik làm trạm trung chuyển khoảng 70% số võ khí và quân cụ của Hoa Kỳ vào Iraq.

Tình hình trở thành rắc rối hơn khi hai lực lượng PUK và KDP sát cánh với Mỹ trong mối tranh chấp tay ba với sắc dân Sunni và Shia và các lãnh tụ Kurd gia nhập hệ thống lãnh đạo mới của Iraq tại Baghdad. Tổng thống Iraq ngày nay là lãnh tụ của lực lượng PUK, cầm đầu "Chính quyền địa phương Kurd" (KRG) là ông Massoud Barzani, thủ lãnh đảng KDP. Trong giấc mơ chung của dân Kurd, hai lực lượng PUK và KDP có thể đã đạt một phần, bằng đường lối ôn hoà, nghĩa là hợp tác với Mỹ, và đang giành được nhiều quyền hạn chính trị và quyền lợi kinh tế chưa khi nào họ có được.

Chiến lược ấy gây phản ứng bất an cho cả hai phía. Lực lượng PKK sợ bị cô lập trong chủ trương hiếu chiến và quá khích nên muốn phá vỡ cái thế thượng phong của hai đảng KDP và PUK trên lãnh thổ Iraq. Phía Turkey thì chẳng yên tâm với sự hình thành của một khu vực Kurd có dầu hoả ở bên kia biên giới. Dân Thổ càng thấy lo khi phe Kurd có khi thắng lớn nếu lãnh thổ Iraq bị chia thành ba quốc gia cho ba cộng đồng Kurd, Sunni và Shia.

Hoa Kỳ bị kẹt ở giữa những tranh chấp của hai đồng minh quan trọng như nhau là Turkey và phe Kurd tại Iraq. Lực lượng PKK bèn tung đòn khiêu khích để kéo Turkey vào cuộc bằng cách tấn công các đơn vị Turkey ngay sau khi Quốc hội Turkey cho phép đưa quân vào Iraq, ngày 21 vừa qua. Đòn khiêu khích đáng ngại của PKK còn được sự cổ võ bất ngờ của... Quốc hội tại Hoa Kỳ, khi Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án Turkey về tội diệt chủng khi tàn sát dân Armenia năm 1915!

Lực lượng PKK muốn phá vỡ thế hợp tác để ổn định của Hoa Kỳ khiến hai phe PUK (của Tổng thống Talabani) và KDP (của Barzani) ở vào thế khó xử nếu không yểm trợ dân Kurd tại Turkey hoặc nếu thẳng tay diệt trừ phiến quân PKK theo lời đòi hỏi của Ankara (hay yêu cầu của Chính quyền Bush). Quốc hội Dân chủ cũng không muốn Chính quyền Bush đạt thành quả ổn định tại Iraq, một bất lợi cho đảng này trong cuộc tranh cử năm tới.

Đấy là những động lực ngoắt ngoéo của các phe liên hệ khiến lực lượng PKK giật đuôi cọp để kéo Turkey phá vỡ bàn cờ của Mỹ, trong khi cả Hoa Kỳ lẫn Ankara và dân Kurd tại Iraq đang cố trì hoãn những quyết định nguy hiểm cho toàn vùng.
Nhìn trên một viễn cảnh dài, là điều bất khả cho các chính khách Mỹ, Turkey phải kết luận là kỷ nguyên hợp tác với Hoa Kỳ nay đã kết thúc vì Mỹ lấy quyết định theo quyền lợi của Mỹ, bất kể tới mối quan tâm sinh tử của mình.

Nhưng, họ có thể làm gì"

Họ nhìn thấy nhiều chuyển động lớn trong thế giới Hồi giáo và sức cám dỗ của loại chủ trương cực đoan đang gây bất ổn cho mọi xứ có dân Hồi sinh sống, từ Philippines tới Pakistan về đến Saudi Arabia và Lebanon. Những bất ổn đó có thể gây nội loạn trong xứ sở, với đa số theo đạo Hồi và nghi ngờ thiện chí của các nước Tây phương.

Nhìn xa hơn nữa, sau khi Liên Xô tan rã và Liên bang Nga bị khủng hoảng, Vladimir Putin đang khôi phục ảnh hưởng truyền thống của đế quốc Nga, từ vùng Balkan ở phía Tây-Bắc qua biển Hắc hải (Ukraine) ở phía Bắc tới Georgia và Armenia ở phía Đông-Bắc. Nga cũng không che giấu ý định tái xuất hiện tại Địa trung hải và còn muốn bênh vực Iran trong mối quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ. Nếu Chính quyền Bush yếu thế mà phải nhượng bộ Iran tại Iraq, Turkey càng thêm lo. Và Hoa Kỳ mà củng cố thế lực Kurd tại Iraq để khỏi tuột tay trong cả khu vực rộng lớn này, Turkey có thể bị loạn to.

Ankara không muốn cắt dây đoạn tuyệt với Mỹ, nhưng biết rằng khi lâm nạn, Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ rơi đồng minh  - truyền thống ngoại giao con buôn của Mỹ - nên họ phải tự lo lấy thân. Điều đáng ngại nhất khi dân Thổ tự lo lấy thân là... hợp tác với Nga và Iran, một chuyện không hẳn là phi lý. Turkey và Iran có chung một mối lo là dân Kurd. Và nếu một siêu cường ổn định như Hoa Kỳ lại cứ gây bất ổn như vậy, một sự thoả hiệp với Nga có thể là giải pháp an toàn cho Turkey tại nhiều cửa, từ vùng Balkan về tới Armenia!

Điều ấy càng là một cám dỗ lớn khi Turkey bị các cường quốc Âu châu từ chối không cho gia nhập Liên hiệp Âu châu.

Nhìn lại như vậy thì quyền lợi của Turkey đã tách rời khỏi những tính toán cổ điển của Hoa Kỳ và Âu châu cho nên cường quốc này phải cựa mình. Đúng lúc ấy, sự khiêu khích của lực lượng PKK cùng thái độ vô ý thức của Quốc hội Mỹ có thể làm Turkey nghiêng cánh trong một vùng đất mà dầu thô và võ khí là những sản phẩm thông dụng nhất.

Dầu thô vượt giá 90 đô la một thùng và hai đồng minh của Mỹ nã đạn vào nhau tại Iraq là những dấu hiệu tiên báo...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.