Hôm nay,  

Đảng CSTQ Họp Đại Hội Sẽ Ảnh Hưởng Tới VN Ra Sao?

18/10/200700:00:00(Xem: 8957)

Có phải Trung Quốc sắp ra nghị quyết quan trọng về Đài Loan và Trường Sa" Sau đây là Đài RFA phỏng vấn nhà bình luận Trần Bình Nam về bài diễn văn của ông Hồ Cẩm Đào tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 17.

Mỗi 5 năm một lần, đảng Cộng Sản Trung Quốc họp đại hội để thảo luận và thông qua những quyết định quan trọng trong thời gian năm năm tới. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là người đọc diễn văn khai mạc và nội dung bài diễn văn quan trọng này được nhiều nước, trong đó có Việt Nam theo dõi cặn kẽ để tìm hiểu đối sách cũng như quyết định của Trung Quốc nhằm có phương án ứng xử phù hợp.

Mặc Lâm phỏng vấn nhà bình luận thời cuộc Trần Bình Nam để tìm hiểu thêm về những diễn biến này. Mời quý vị theo dõi.

Mặc Lâm: Thưa ông, hôm nay các báo chí tại Á Châu và đặc biệt tại Việt Nam đã loan tin về đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 17, diễn ra năm năm một lần.

Trong bài diễn văn đọc trước đại hội, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã loan đi những thông điệp rất quan trọng và báo chí đánh giá là khá cứng rắn, trước tiên là vấn đề tham nhũng, ông Hồ Cẩm Đào mạnh mẽ kết án tham nhũng là nguy cơ hạng nhất làm đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể bị suy sụp, ông có chia sẻ gì về vấn đề này.

Trần Bình Nam: Tôi thấy thông thường trong những đại hội của các đảng Cộng Sản, nhất là trong những đại hội gần đây, thì trong những báo cáo chính trị khi nào người ta cũng nói tới chống tham nhũng, như đại hội trước đây tại Trung Quốc và đại hội vừa rồi tại Việt Nam. Bởi vì vấn đề đó là vấn đề nhức nhối, không giải quyết được vấn đề đó thì nhân dân đâu còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng CS nữa . Thành ra tôi nghĩ ông Hồ Cẩm Đào đưa vấn đề chống tham nhũng trong báo cáo chính trị của ông như một vấn đề chính là việc tự nhiên thôi.

Mặc Lâm: Liệu Việt Nam có thấy vấn đề này cũng nghiêm trọng như Trung Quốc nhìn nhận hay không, thưa ông"

Trần Bình Nam: Tôi nghĩ Việt Nam đã thấy vấn đề này lâu rồi và những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam một phần rất lo lắng vấn đề tham nhũng - và tôi có cảm tưởng – phần khác họ cũng muốn chống tham nhũng vì nó bày ra một khuôn mặt xấu hổ cho thế giới thấy, nhưng hình như đảng CS Việt Nam và đảng CS Trung Quốc có chỗ kẹt giống nhau là cơ chế chính trị của họ. Khi mọi quyền hành đều nằm trong tay của đảng thì dù họ có muốn chống tham nhũng đi nữa họ cũng không thể chống được.

Mặc Lâm: Dư luận quốc tế cho rằng sẽ có những thay đổi lớn trong lĩnh vực nhân sự khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn giảm số thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị xuống còn 7 người thay vì 9 người như hiện nay. Theo ông đây có phải là chỉ dấu cho thấy nỗ lực nhằm giảm thiểu quyền lực trung ương hay không"

Trần Bình Nam: Tôi không nghĩ vậy, mặc dù trong báo cáo chính trị ông Hồ Cẩm Đào có nói đến nhu cầu đảng cần cởi mở hơn, phải tìm cách gần dân hơn, và nói rằng sau này nếu có thông qua luật lệ gì thì cũng phải dò ý dân trước để tránh trường hợp luật ban hành mà không áp dụng được. Nhưng ông vẫn quả quyết rằng dù có cải tổ cách nào đi nữa đảng cũng phải duy trì quyền hành của đảng, duy trì lãnh đạo của đảng. Cho nên việc bớt số thành viên trong Ủy ban thường vụ của Bộ chính trị thật ra để làm việc cho gọn gàng hơn thôi chớ bớt như vậy để giảm quyền hành của đảng thì tôi không nghĩ ý của ông Hồ Cẩm Đào là vậy.

Có vấn đề nhân sự cũng cần để ý là theo một số báo chí quan trọng trên thế giới bàn về đại hội lần này của đảng CS Trung Quốc, thông thường vị tổng bí thư đảng hay tìm cách đưa người mình tin cậy nhất, theo đường lối của mình nhiều nhất vào trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị để chuấn bị thay thế chức vụ của mình trong đại hội sắp tới, nhưng lần này ông Hồ Cẩm Đào không làm được việc đó mặc dù số người ông đề nghị từ 9 xuống 7. Trong số 7 người đa số ủy viên Trung ương đảng muốn đề nghị hai người có thế lực ngang nhau. Do đó đại hội tới vào năm 2012 thì một trong hai người đó sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào chứ không phải là người duy nhất do ông Hồ Cẩm Đào chọn. Tôi thấy đây là điều đáng để ý trong đại hội này của đảng CS Trung Quốc.

Mặc Lâm: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng tỏ ra lo ngại khoảng cách giàu nghèo ngày càng trở nên lớn hơn và đây có thể dẫn đến những bất ổn xã hội và nguy cơ ảnh hưởng lớn tới đời sống chính trị của đảng CS Trung Quốc. Theo ông thì vấn đề có thực sự trầm trọng, đáng lo ngại như ông Hồ Cẩm Đào lo ngại trong bối cảnh hiện nay tại Trung Quốc hay không"

Trần Bình Nam: Tôi thấy vấn đề này rất là trầm trọng vì thường thường mình thấy trong xã hội nếu mọi người đều nghèo giống nhau hoặc mức sống tương đương như nhau thì nguy cơ bất mãn ít, còn nếu xã hội đang phát triển như xã hội Trung Quốc, xã hội Việt Nam hôm nay mà chỉ có những người sống ở thành thị và viên chức có thế lực được hưởng, còn người dân sống ở thôn quê thì đời sống càng ngày càng xuống thấp thì tôi nghĩ sự cách biệt đó là nguồn gốc của bất an tại bất cứ quốc gia nào. Tôi nghĩ ông Hồ Cẩm Đào ngoài vấn đề chống tham nhũng, ông đặt vấn đề này lên tầm quan trọng là ông đã nhìn thấy mầm mống có thể tạo ra bất an của xã hội Trung Quốc trong tương lai nếu không làm cho sự cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và thôn quê thu hẹp lại.

Mặc Lâm: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có nhắc đến vấn đề môi trường trong chủ đề mới mà ông gọi là "bảo tồn văn hóa". Tuy nhiên ông Hồ Cẩm Đào không đưa ra một biện pháp nào để thực hiện cả mà chỉ nói chung chung, ông có nghĩ rằng đây có phải là cách nhằm xoa dịu thế giới trong hồ sơ về môi trường của Trung Quốc đang rất nóng trong thời gian hiện nay hay không, thưa ông"

Trần Bình Nam: Bây giờ Trung Quốc đang muốn phát triển kinh tế để trở thành lực lượng quân sự mạnh và cũng có thể đang dòm ngó về phía nam để quản lý vùng đảo Trường Sa trong đó có rất nhiều dầu hỏa của Việt Nam. Muốn phát triển như vậy họ phải tiêu dùng năng lượng, mà tiêu dùng năng lượng thì phải thải ra khí carbonic trong không khí làm ấm môi trường. Tôi nhận thấy thế giới đều nhìn vào Trung Quốc là nước thải khí carbonic nhất nhì trên thế giới và hình như Trung Quốc cũng biết là không thể che đậy việc đó được, nhưng ý họ luôn nói rằng “các anh đi trước các anh đã thải nhiều rồi, chúng tôi đi sau, chúng tôi cần phát triển chúng tôi có thải ra chút ít cũng phải thôi.” Ý của ông Hồ Cẩm Đào tôi nghĩ chỉ là vậy thôi. Ông ta đâu có cách gì nói khác được.

 Mặc Lâm: Theo cách loan tin của báo chí Việt Nam về đại hội 17 lần này của Trung Quốc thì người ta có thể cảm thấy rằng có một điều gì đó không bình thường lắm giữa quan hệ hai nước Việt-Trung. Ông có chia sẻ gì về vấn đề này"

Trần Bình Nam: Từ trước cho đến nay rõ ràng là Việt Nam làm theo những gì Trung Quốc làm. Trung Quốc làm trước thì Việt Nam làm theo sau. Nhưng trong thời gian một năm gần đây, từ khi Việt Nam vào WTO cũng như bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới thì theo ghi nhận của riêng tôi, tôi có cảm tưởng có một sự căng thẳng nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lấy một thí dụ. Khi Việt Nam nộp đơn ứng cử làm một trong 15 thành viên không thường trực của HDDBA Liên Hiệp Quốc thì trong cuộc vận động của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hình như các nước đều ủng hộ, ngay cả các nước khác trong Ủy ban thường trực của HDDBA. Trong khi đó Trung Quốc chưa bao giờ lên tiếng ủng hộ cả. Trung Quốc ai cũng xem là nước thân Việt Nam nhất cho nên đáng lẽ Trung Quốc phải lên tiếng ủng hộ trước tiên. Trung Quốc chẳng những không lên tiếng ủng hộ mà có tin đồn là có thể bỏ phiếu chống nữa. Đó là một dấu hiệu rất bất thường .

Dấu hiệu bất thường thứ hai là theo nguồn tin trên thế giới đảng CS Việt Nam nghĩ rằng đại hội 17 này đảng CS Trung Quốc sẽ có một số quyết định quan trọng liên quan đến Đài Loan và quần đảo Trường Sa. Cho nên theo chương trình đảng CS Việt Nam sẽ có họp Trung ương đảng và sau đó quốc hội sẽ họp để lấy một số quyết định trong tháng Mười này, và trước hai phiên họp đó thì Bộ chính trị Việt Nam sẽ có một phiên họp đặc biệt.

Theo dư luận, có lẽ Bộ chính trị phải họp để tính trước những chính sách cần thiết để đáp ứng trong trường hợp Trung Quốc có những quyết định quan trọng liên quan đến Việt Nam.

Vì vậy, điều người ta thường nghĩ Việt Nam chỉ biết chạy theo Trung Quốc từ trước đến giờ cũng đúng, nhưng trong năm vừa qua có những việc cho chúng ta thấy rằng có lẽ có một sự rạn nứt nào đó, và nếu danh từ “rạn nứt” hơi nặng, thì tôi nghĩ ít nhất cũng có một vấn đề gì đó giữa hai  quốc gia.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà phê bình chính trị Trần Bình Nam đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn của đài Đài Á Châu Tự Do ngày hôm nay./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Ba hàng tuần là ngày họp của hội đồng thành phố San Jose và tối ngày 20.11.2007
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.