Hôm nay,  

Đạo Đức Và Chuyên Chính

9/11/200700:00:00(View: 7909)

Vị hoàng đế Napoleon Bonapac từng nói: “Có hai phương tiện để làm nhân tâm xao động, đó là mối lợi và sự sợ hãi”. Hồ Chí Minh lại đưa ra một quan điểm trái ngược: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.” Hai nhà lãnh đạo này đã có những quan điểm trái ngược nhau, việc ai đúng ai sai chưa thể vội vàng kết luận, chỉ biết rằng không ai bác bỏ quan điểm trên của Napoleong Bonapac về “Nhân tâm”.

Mối lợi và sự sợ hãi không chỉ là phương tiện để làm Nhân tâm xao động, đó còn là nguồn động lực tinh thần của mọi công việc xã hội, thiếu nó mọi công việc sẽ bị đình trệ. Không ai có thể đứng ngoài sự “kích thích” của mối lợi và sự sợ hãi, kể cả những người được coi là có đạo đức như Hồ Chí Minh. Những vấn đề sau đây là sự thật: Khi người ta suy tôn Hồ Chí Minh là lãnh tụ, nghĩa là ông đạt được tham vọng quyền lực, khi người ta tôn vinh Hồ Chí Minh là người vĩ đại, nghĩa là ông đạt được danh vọng, và khi người ta hết lời ca ngợi đạo đức và lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, đồng nghĩa với việc ông đã thành công trong nghệ thuật lấy lòng người, tất cả đều là mối lợi. Nguồn động lực nào khiến ông có đủ ý chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ, trước tiên đó là mối lợi của bản thân, ông đã từng viết: “Muốn lên sự nghiệp lớn. Tinh thần càng phải cao.” Mối lợi về tinh thần đó chính là “Chủ nghĩa cá nhân”, nó là động lực thúc đẩy ý chí phấn đấu của con người, nếu phủ nhận việc này là phủ nhận các quy luật tự nhiên, là tự huyễn hoặc chính mình. Vậy mà Hồ Chí Minh lại tự mâu thuẫn với chính mình khi yêu cầu “Phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, đây là quan niệm không tưởng về xã hội, là nguồn gốc của mọi sai lầm.

Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.” Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng, đấy là một kẻ địch nguy hiểm của CNXH. Vậy là ông hoàn toàn phủ nhận vai trò của “kích thích” lợi ích cá nhân trong sự phát triển của xã hội, ông không thể hiểu được đó là nguồn động lực tinh thần để chủ nghĩa Tư bản tạo ra những bước tiến vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Bản thân Hồ Chí Minh được hưởng những vinh quang tột cùng của danh và lợi, vậy mà ông lại muốn mọi người phải hi sinh tất cả, phải từ bỏ mọi tham vọng cá nhân, phải không sợ chết, sợ đau đớn, phải hiến dâng và cống hiến không điều kiện, tóm lại là trở thành nô lệ của xã hội sau khi đã từ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Người ta gắn lên tên tuổi các lãnh tụ Cộng sản vòng hào quang chói lọi nhằm tôn vinh sự vĩ đại, nhưng mấy ai hiểu rằng vinh quang đó là sự hi sinh của biết bao con người cùng khổ, mà họ là nạn nhân của chiến dịch tuyên truyền, kích động tinh thần được ngụy trang khéo léo dưới lá cờ Cộng sản, máu họ tô hồng cho chiến công của các vị lãnh tụ. Lương tâm loài người đã kịch liệt lên án tội ác và thủ đoạn lừa dối của những nhà độc tài Cộng sản, họ là những vết nhơ trong lịch sử nhân loại khi đã dùng quyền uy để chà đạp lên lợi ích của quần chúng.

Hồ Chí Minh là một nhà tiên tri khi ông nhìn thấy trước tương lai của Đảng, ông viết: “Mỗi Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, thì ngày hôm nay đã đánh mất sự yêu mến và ca ngợi của mọi người. Lòng dạ họ không còn trong sáng nữa, họ ngại khó khăn gian khổ, sa vào tham ô hủ hoá, lãng phí xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa thực thực tiễn, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh.” Những lời tiên đoán trên đã thành hiện thực, hoàn toàn đúng với thực tế các “ông quan cách mạng” ngày nay, nhưng không phải họ thoái hóa biến chất mà là thể chế chính trị đã tạo nên họ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã “giáo dục” nên họ, và họ chính là những kẻ cơ hội đội lốt Cộng sản.

 Trao cho một người quyền lãnh đạo là cho họ lợi ích cá nhân, thực tế chứng minh người có chức có quyền thì sẽ có nhiều lợi ích cá nhân nhất, đồng nghĩa với việc họ phải bảo vệ lợi ích của mình. Nếu phủ nhận vai trò của việc “kích thích” lợi ích cá nhân, thì sẽ không thể hiểu và lý giải được các quy luật phát triển xã hội. Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng thì đúng, nhưng ông không phải là một học trò trung thành của Mác, thậm chí là một học trò tồi. Ông tầm thường hóa chủ nghĩa Mác, biến học thuyết khoa học quốc tế của Mác thành một thứ chủ nghĩa nhân đạo không tưởng, tính chất không tưởng càng ngày càng thể hiện rõ, bộc lộ nhiều sai lầm nghiêm trọng. Nhờ đó mà những kẻ cơ hội đã chen chân vào Đảng, biến Đảng Cộng sản thành một tập đoàn lợi ích cũng như biến hình tượng Hồ Chí Minh thành tấm lá chắn hữu hiệu để bảo vệ nền chuyên chính. Những kẻ phản bội đang phát động một chiến dịch “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đây là một chiến dịch mị dân hoành tráng, tốn kém, và lừa đảo.

Các bạn vẫn còn hoài nghi và nghĩ rằng Hồ Chí Minh là một vị Thánh cách mạng “Cả đời thanh bạch chẳng vàng son”, bởi vì các bạn đã bị u mê, các bạn trở thành nạn nhân của bộ máy tuyên truyền Cộng sản, biến thành các tín đồ cuồng nhiệt của tệ nạn sùng bái cá nhân, điều này không còn thấy ở các nước tiên tiến văn minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa lãng mạn không tưởng. Các bạn nghĩ rằng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh gắn liền với đức hạnh của ông, thực ra đó là quan niệm sai lầm. Thực tế tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh gắn liền với tư tưởng về một nền chuyên chính mà ông là người sáng lập nên, nói cách khác tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nhằm bảo vệ nền chuyên chính đó.

Chúng ta phải đứng trên quan điểm khoa học để phê phán tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, và chỉ dùng những lý luận khoa học để phê phán. Một trong những tư tưởng cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin là việc nhà nước vô sản thiết lập nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản ngay sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (dành chính quyền). Đây cũng là nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, ông đã dạy những người Cộng sản rằng: “Học chủ nghĩa Mác – Lênin là để sống với nhau có nghĩa có tình, nếu sống với nhau không có nghĩa có tình thì làm sao coi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin.” Học chủ nghĩa Mác – Lênin, thiết lập nền chuyên chính là việc làm có nghĩa có tình, thật là một quan điểm tai hại, phản khoa học, tầm thường hóa chủ nghĩa Mác. Chưa hết, ông còn dạy: “DDảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.” Nghĩa là mỗi cán bộ đảng viên phải trở thành những ông quan cách mạng thật tốt, vì nước vì dân không tự tư tự lợi, nếu như vậy có thể duy trì mãi mãi nền chuyên chính mà mọi quyền lãnh đạo đều thuộc về các ông quan cách mạng đó. Chủ nghĩa Cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã bị tầm thường hóa thành một xã hội nhân đạo, một Đảng đạo đức, một nhà nước lý tưởng và một nền chuyên chính mãi mãi. Bản chất tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là như vậy đấy, không có gì khác ngoài chuyên chính, ông viết tiếp: “DDảng phải thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.” Đảng phải là người lãnh đạo trung thành của nhân dân, ngược lại nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng, nói cách khác, nhân dân chỉ được lựa chọn người “ddầy tớ” duy nhất là Đảng Cộng sản để phục tùng, tóm lại Dân phải trung với Đảng. Tất nhiên rồi, Đảng là Vua, là Thiên Tử, dân phải trung với vua là lẽ thường. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã thực sự trở nên phản động, trở lại tư tưởng trị nước thời phong kiến, mang ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho học. Ông lẫn lộn giữa học thuyết khoa học Mác – Lênin và tư tưởng lạc hậu của Nho học, dẫn đến sự phản bội hoàn toàn của ông đối với chủ nghĩa Mác – Lênin.

Hồ Chí Minh coi mục tiêu cuối cùng của cách mạng là một nền chuyên chính, tư tưởng này của ông được thể hiện khéo léo dưới tư tưởng đạo đức: “DDảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đảng là đạo đức cho nên nếu ai chống lại nền chuyên chính do Đảng lãnh đạo là việc làm trái đạo đức. Đảng là văn minh cho nên việc phục tùng Quyền uy của Đảng là lựa chọn tối ưu của Nhân dân. Trong khi Mác – Lênin coi “DDảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại”, thì Hồ Chí Minh lại coi Đảng Cộng sản là đạo đức, và gắn liền với đạo đức là sự thống trị của Quyền uy. Về bản chất, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là sản phẩm của xã hội phong kiến, được khoác lên mình chiếc áo Cộng sản. Nhưng ông rất khéo léo và tinh vi khi trang điểm cho tư tưởng của mình bằng những lời lẽ hoa mĩ, ông viết: “DDạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” Tuân theo đạo đức Hồ Chí Minh, phục tùng Quyền uy của Đảng, là chúng ta đang tự mài giũa và tôi luyện để trở thành viên ngọc sáng và thỏi vàng có giá trị, điều này đồng nghĩa với việc nền chuyên chính do Đảng lãnh đạo là một thế giới của vàng ngọc, là thiên đường của loài người, là mục tiêu cuối cùng và cao nhất của chủ nghĩa Cộng sản.

Nền chuyên chính là một sản phẩm lạc hậu trong xã hội hiện đại, nó được xem như một sản phẩm được chấp nhận tạm thời khi xã hội không còn cách nào để giải quyết tốt hơn, là giai đoạn quá độ trên con đường xóa bỏ quyền lực Nhà nước. Ăng-ghen đã viết trong cuốn “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước” về việc thủ tiêu nền chuyên chính như sau: “Giai cấp mất đi thì Nhà nước cũng không khỏi mất theo. Xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hợp tự do và bình đẳng giữa những người sản xuất, không còn Quyền uy con người cũng không phải lệ thuộc một cách nô lệ vào việc phân công và quản lý, sẽ đem toàn thể bộ máy Nhà nước xếp vào cái vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ; tức là vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợi và chiếc rìu bằng đồng.”

Toàn bộ tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh chỉ nhằm mục đích bảo vệ nền chuyên chính. Như vậy các bạn sẽ học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh để rồi trở thành nô lệ của nền chuyên chính thối nát, hay phải đứng lên vất bỏ nền chuyên chính đó. Bởi vì chúng ta quỳ gối nên cảm thấy lãnh tụ Hồ Chí Minh là vĩ đại, vì vậy hãy đứng lên mà đi; hãy vất bỏ nền chuyên chính, tiến tới nền Cộng hòa thứ 3.

Hà Nội, ngày 10-9-2007

Đảng DCND - http://ddcnd.org/main/

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.