Hôm nay,  

VN: Sau Ngưỡng Cửa WTO

28/08/200700:00:00(Xem: 7639)

(Bài phát biểu cho Hội thảo VAST)

Người lao động Việt Nam ngồi chờ việc.

Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO). Kể từ ngày nầy Việt Nam đã đi vào cuộc chơi chung toàn cầu.

Cho đến nay (tháng 7, 2007), vừa hơn sáu tháng trong bước đường hội nhập, quá trình tiếp cận và hội nhập trong khoảng thời gian ngắn ngũi nầy đã cho chúng ta thấy một số điểm còn tồn đọng cũng như những thách thức cho Việt Nam trong những ngày sắp đến. Bài viết nầy có mục đích nêu ra những vấn đề trên để chúng ta, trên căn bản lợi ích chung của toàn dân Việt Nam cùng trao đổi hay cùng đưa ra những ý kiến thiết thực và khoa học trong tiến trình Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới.

Nhận định tổng quát

Biến cố tan rã của Liên Xô đánh dấu sự phá sản của chủ nghĩa Cọng sản quốc tế, chấm dứt tình trạng đối đầu lưỡng cực giữa khối Tự do và khối Cọng sản; từ đó đưa đến sự hình thành một khuynh hướng chung của thế giới, mệnh danh là "toàn cầu hóa". Khuynh hướng nầy được xem như là một sinh lộ tất yếu của các nước đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia đã một thời đặt mình thuộc khối Cọng sản quốc tế, nếu muốn tồn tại và phát triển trong tình hình mới.

Sự toàn cầu hóa bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, và được chú ý nhiều nhất là lĩnh vực kinh tế. Về lĩnh vực sau cùng nầy, nhu cầu toàn cầu hóa bao gồm sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế thông qua thương mại, đầu tư ngoại quốc qua những công ty quốc gia hay đa quốc gia, lưu lượng vốn ngắn hạn, lưu lượng công nhân quốc tế, lưu lượng công nghệ trao đổi, v.v...

Riêng đối với nước Việt Nam, kể từ sau ngày 30/4/1975, Việt Nam có thể được xem như hoàn toàn thống nhất về phương diện chính trị, địa dư, và xã hội. Lãnh thổ Việt Nam bị đảng Cọng sản thu về một mối, theo chế độ toàn trị do một Trung ương đảng gồm 160 Ủy viên chính thức, 21 Ủy viên dự khuyết, và 14 Ủy viên Bộ chính trị, tổng cộng 195 bộ óc "ưu việt" Việt Nam điều hành tất cả mọi sinh hoạt của 84,7 triệu dân (thống kê tháng 5/2006).

Đứng về phương diện phát triển kinh tế và xã hội trong 10 năm đầu tiên sau 1975, hầu như tất cả mọi người trong và ngoài nước đều đồng ý xác định sự thất bại hoàn toàn của một chính sách kinh tế tập trung rập khuôn theo cộng sản Nga Tàu. Đây là một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, ngay cả so với thời phong kiến và thới Pháp thuộc.. Mọi sinh hoạt đều bị đình trê, nhiều vùng bị nạn đói đe dọa thường xuyên dù trước đây là vùng lương thực cho cả nước như Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo dục, y tế công cộng hoàn toàn bị bỏ ngõ...

* Cả nước đang phải theo con đường... Bác Đi!

Đứng trước nguy cơ diệt vong kề cận, năm 1986, CS Việt Nam không thể chọn con đường nào khác hơn là phải áp dụng một chính sách kinh tế mở, nhưng vẫn còn "bịn rịn" chưa mở hoàn toàn nên đã đưa ra chiêu bài "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" nửa vời. Nhưng nhơ đó, người dân bắt đầu được nới lõng hơn trong vòng kềm kẹp, nông dân được cấp quyền xử dụng mãnh đất của mình dù là tạm bợ để tự khai thác và tự cứu vãn đời sống kinh tế của gia đình. Những năm tiếp theo sau đó, nguy cơ tuy vẫn còn đầy rẫy khắp nơi, tình trạng xã hội và kinh tế chung vẫn còn nhiều gập ghềnh, chập chững trên bước đường phát triển và hội nhập vào thế giới bên ngoài.

Mãi đến tháng 12 năm 2001, khi Hiệp ước Thương mãi hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thành hình (US-VietNam Bilateral Trade Agreement), kinh tế Việt Nam tương đối hồi sinh và có thể nói đây là bước mở đầu tiện của VN trên tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cũng cần nói thêm về những thông tin trao đổi kinh tế hai chiều giữa VN và HK trong giai đoạn trước đây. Năm 1993, VN hoàn toàn không xuất cảng hàng hóa vào nội địa HK; ngược lại, VN nhập cảng 7 triệu Mỹ kim thiết bị từ HK. Sau ngày 3 tháng 2, 1994, Tổng thống Clinton, HK đã ra quyết định bãi bõ lịnh cấm vận thương mại cho VN; kể từ đó, VN bắt đầu tăng dần việc xuất cảng sang HK lên đến trị giá 50,5 triệu cho năm nầy.

Bảy năm sau khi hiệp ước trao đổi hai chiều ký kết, hàng hóa VN gồm thực phẩm, hàng may mặc, dầu thô, giày da, sản phẩm gỗ nội thất ồ ạt vào thị trường HK, và lượng hàng hóa tiếp tục tăng mãi, từ 1 tỷ Mỹ kim năm 2001, lên đến 5,9 tỷ, năm 2005. Ngược lại, HK chỉ xuất cảng độ 1,2 tỷ vào VN trong năm 2005. gồm dụng cụ y khoa, máy móc kỹ thuật và dụng cụ hàng không.

Đây cũng là những chỉ dấu ban đầu cho VN lần lần thực hiện tiến trình gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Và Việt Nam đã chính thức gia được chấp thuận nhập vào cuộc chơi toàn cầu nầy vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. * Tổ chức Thương mại Thế giới  

Tổ chức Thương mại Thế giới hay World Trade Organization-WTO, có trụ sở đặt tại Thụy Sĩ đã được thành lập chính thức vào ngày 1/1/1995 do các quốc gia thành viện ký tại thành phố Marrakesh, Marocco. Tính đến nay, Tổ chức nầy tập hợp được 149 quốc gia thành viên nhắm vào những mục tiêu sau đây:

- Quy định những căn bản pháp lý làm nền tảng cho mọi trao đổi thương mãi quốc tế;

- Tổ chức là diễn đàn đàm phán, thỏa thuận, thương lượng về tất cả mọi dịch vụ thương mại giữa các quốc gia thành viên.

Cũng từ ngày 1/1/1995, VN đã nộp đơn xin gia nhập vào tổ chức trên và trở thành quan sát viện của tổ chức. Nhóm công tác WTO cũng đã được thành lập và có nhiệm vụ cứu xét đơn xin gia nhập của VN.

Tính đến nay, VN đã trả lời trên 2.600 câu hỏi từ các thành viên, và đã kết thúc đàm phán song phương với 21 quốc gia.

Đối với HK, văn kiện chính thức giữa hai bên đã được ký kết vào ngày 31/5/2006 thỏa thuận trên nguyên tắcvề khả năng tiếp cận thị trường song phương; từ đó sẽ giúp hai bên tái lập hàng rào thuế quan cho những mặt hàng kỹ nghệ và nông phẩm, cùng dịch vụ.

Kết quả là hàng hóa xuất cảng từ HK vào VN như trang thiết bị xây dựng, dược phẩm, phi cơ và các bộ phận rời bảo trì sẽ chịu thuế suất là 15% hay ít hơn. Về dịch vụ, VN cũng đã cam kết mở cửa một số lãnh vực cấm kỵ từ trước như viễn thông và viễn thông vệ tinh, lãnh vực tài chính, ngân hàng, và năng lượng cho HK nhún tay vào.

Một khi đã vào WTO, VN cần phải tuân thủ những tính chất pháp trị như: 1- giải quyết tranh chấp; 2- giảm bớt vai trò của mậu dịch quốc doanh; 3- hủy bỏ những giới hạn nhập cảng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua quyền thương mại; 4- hủy bỏ những quy chế kinh tế phi thị trường. Ngược lại, HK sẽ áp dụng kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống phá giá cho đến khi VN ra khỏi nền kinh tế phi thị trường. Thời gian chuyển tiếp cho chính sách nầy là 12 năm sau khi VN gia nhập vào WTO. Và sau cùng, VN phải tuân thủ quy tắc và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Để có một khái niệm về kết quả của việc gia nhập vào WTO trong những năm vừa qua của các quốc gia thành viên, một số báo cáo sau đây cho thấy khuynh hướng cũng như thành quả của WTO ngày càng bị thu hẹp lại. Vào năm 2003, trong kỳ họp WTO ở Cancun, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra những số liệu về thương mại toàn cầu qua dịch vụ trao đổi trên thế giới là 832 tỷ Mỹ kim, trong lúc đó 539 tỷ nằm trong các sinh hoạt giữa các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, tổng kết năm 2005 cho thấy lợi ích của WTO giảm xuống còn 287 tỷ cho thế giới, trong đó chỉ còn 90 tỷ trao đổi giữa các quốc gia đang phát triển dù số thành viên của các quốc gia nầy dự phần vào 90% tổng số thương mại toàn cầu.

Một khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam cần phải tuân thủ các cam kết được ghi trong Bảng cam kết dịch vụ gồm 3 phần: 1- cam kết chung; 2- cam kết cụ thể; 3- và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc. Trong bảng cam kết dịch vụ, có đề cập đến các quy định vế chính sách đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế khóa, và trợ cấp doanh nghiệp trong nước. Trong mỗi dịch vụ lại còn có nhiều quy định cụ thể cần phải tuân thủ như viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải v.v…

Và sau cùng, mỗi thành viên tùy theo điều kiện hiện hữu của từng quốc gia có thể đề nghị mức độ cam kết ở bốn tầng bậc khác nhau. Đó là: cam kết toàn bộ, cam kết kèm theo những hạn chế, không cam kết, và không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật.

Như vậy, trong điều kiện Viêt Nam hiện tại, điều rõ nét nhất là Việt Nam chỉ có khả năng cam kết theo từng dịch vụ ở những điều cam kết thứ hai, ba, và bốn mà thôi do những khía cạnh thực tế của Việt Nam sau sáu tháng hội nhập.

Tình trạng phát triển của Việt Nam hiện tại

Vào ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức được chấp thuận  vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như vào cuối tháng 11/2006 vừa qua, quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn các điều luật trên. Và Việt Nam đã chính thức nhập cuộc ngày 11 tháng giệng năm 2007 rồi.

Vấn đề nơi đây là cần ghi nhận đứng đắn nội lực thực tế của VN đứng trước vận hội mới này, nghĩa là VN trao đổi, xuất cảng ra thế giới bên ngoài những gì" Và ngược lại phải nhập cảng từ ngoại quốc những sản phẩm nào" Giải đáp hai câu hỏi trên, chúng ta có thể hình dung được thế mạnh và yếu của VN trong tương lai. Từ đó, có thể dự phóng được một viễn ảnh cho đời sống người dân trong những ngày hậu WTO.

Tính đến ngày hôm nay, VN đã xuất cảng đi khắp nơi trên thế giới một số lượng đáng kể về trọng lượng, nhưng ngược lại thu hồi một số ngoại tệ không đáng kể so với lượng hàng bán ra. Đó là nông phẩm, thực phẩm, tôm cá, các mặt hàng gia công như quần áo, giày da, xẽ gỗ, dầu thô và một số mặt hàng tiểu thủ công nghệ.

Ngược lại, VN phải nhập cảng xăng dầu và nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, phân bón, thực phẩm "cao cấp" như thịt gà, bò....., năng lượng, viễn thông, ngân hàng..... Đây là những mặt hàng nhẹ về cân lượng nhưng cần phải chi ra một số lớn ngoại tệ. Do đó, VN luôn luôn đối mặt với sự thâm thủng ngân sách cho ngoại thương từ trước đến nay.

Thêm nữa, những mặt hàng xuất cảng của VN chỉ để giải quyết cuộc sống của hàng triệu nông dân hay công nhân với mức lương tối thiểu- trong khi đó cuộc sống của nông dân và công nhân VN ngày càng tệ hại hơn, mặc dù VN cố gắng gia tăng mức sản xuất hàng năm. Lấy thí dụ về ngành may mặc hiện tại. Một công nhân Việt Nam làm việc 12 giờ/nga`y, sáu ngày/tua^`n lãnh được từ 600 đến 800 ngàn Đồng VN/tha'ng, tương đương 37 đến 50 Mỹ kim. Trong lúc đó, một thợ may Việt Nam tại Mỹ làm việc tám giờ/nga`y với mức lương tối thiểu quy định là 7,75 Mỹ kim/gio+`, tức 62 US$/nga`y, hơn xa một tháng lương của một công nhân cùng ngành tại VN.

Tại thị trường nội địa, hiện tại VN đang làm chủ vì lợi thế sân nhà, và một số ngành nghề còn độc quyền và không cho người ngoại quốc tham dự. Do đó, mức cạnh tranh chưa hề được đặt ra, và nếu có, chỉ là những cạnh tranh giữa những nhà kinh doanh trong nước mà thôi.

Một khi cánh cửa WTO mở toang, VN sẽ không còn lý do nào để cấm đoán ngoại quốc tham gia trực tiếp vào thị trường nội địa của VN. Từ đó, mức cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và chưa chi thua thiệt có thể chắc chắn về phần doanh thương VN qua sự chênh lệch về nguồn vốn, kỹ thuật, cung cách khuyến mãi, và thị hiếu của người tiêu dùng VN.

Xin đan cử một thí dụ điển hình qua hình thức thương mại đơn giản nhất là hệ thống "siêu thị": Siêu thị Walmart (Hoa Kỳ) có mức doanh thu gấp 5-6 lần tổng sản lượng của VN, có thể tiêu diệt các siêu thị nội địa trong cung cách thu mua với giá rẻ hơn vì họ có thể chấp nhận không lời, hoặc lỗ trong thời gian đầu vì có nhiều tiền vốn. Thêm nữa, họ có khả năng nhập thực phẩm và hàng hóa từ ngoại quốc vào- điều trên đây càng nguy hiểm hơn vì nó có thể giết chết nhiều dịch vụ chăn nuôi và trồng tỉa của người dân. Một lợi thế nữa của các siêu thị ngoại quốc là dịch vụ thanh toán thường chỉ giải quyết sau 90 ngày nhận hàng, chính điều này khiến cho những nhà cung cấp VN sẽ không còn khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng sau mỗi thời vụ.

Trước mắt, chúng ta thấy rõ những kỹ nghệ của VN liệt kê sau đây đang đi dần vào chỗ bế tắc:

- Kỹ nghệ đường hiện nay hoàn toàn bị phá sản vì không cạnh tranh được so với đường Trung Quốc và Thái Lan có phẩm chất tốt hơn và giá rẽ hơn. Việc này kéo theo sự bế tắc của nông dân trồng mía.

- Xuất cảng thủy sản và nông phẩm hiện đang bị nhiều cản ngại do an toàn về thực phẩm không đủ tiêu chuẩn, do dư lượng kháng sinh và sự hiện diện của các hóa chất phụ gia trong thực phẩm. Điều nầy đã bị nhiều quốc gia trả về lại nguyên xứ trong những đợt xuất cảng gần đây, nhất là Hoa Kỳ, khách hàng lớn nhất của Việt Nam.

- Chăn nuôi gia súc ở VN cũng đang đứng trước cơn phá sản do kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều khiếm khuyết. Từ đó, việc nhập cảng cánh và đùi gà Mỹ hiện tại là một dịch vụ đem nhiều lợi nhuận lớn cho một số cán bộ có quyền. Vì cánh và đùi gà Mỹ giá rất rẽ $0.2/bls (vì người Mỹ không thích ăn) , khi nhập vào VN có thể bán ra $1,5/kg

- Các kỹ nghệ đơn giản khác như xe đạp, dụng cụ làm bếp, trang trí nội thất sẽ không còn khả năng cạnh tranh với hàng TQ nếu chưa nói đến các nhà sản xuất lớn như ở HK, Pháp, Ý..... Những mặt hàng rất bắt mắt và được người VN ưa chuộng từ lâu. Chính tâm lý ưa chuộng hàng ngoại quốc của người VN sẽ giết chết công kỹ nghệ VN khi VN gia nhập vào cuộc chơi chung. Và mặt trái của WTO có thể biến VN thành một thị trường tiêu thụ của quốc tế hơn là một thị trường sản xuất.

Một số rào cản VN đang đối mặt trước ngưỡng cửa WTO được tiếp tục trình bày sau đây cũng là những gợi ý mà VN cần lưu tâm. Đó là những cản ngại của khu vực quốc doanh, ngành ngân hàng, khả năng vận chuyễn đường biển, ngành viển thông di động và một số phản ứng tâm lý của người dân VN trước tiến trình toàn cầu hóa.

Thách thức trong khu vực quốc doanh

Một trong nhiều yêu cầu để VN gia nhập vào WTO là VN phải minh bạch trong việc kiểm toán chi thu của quốc gia. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử đảng, CSVN đã đưa ra bản báo cáo từng phần ngân sách nhà nước năm 2005. Theo đó, riêng trong lãnh vực quốc doanh, 19 tổng công ty và ngân hàng quốc doanh trên 4.447 quốc doanh toàn quốc, cho thấy kết quả kiểm toán hoàn toàn đưa đến thua lỗ và công ty quốc doanh đã làm kinh tế theo một chính sách " phi kinh tế". Sau đây là vài con số thua lỗ cũa các công ty quốc doanh trong năm 2005: Ngành dệt may lỗ 328 tỷ Đồng; ngành giấy lỗ 199 tỷ Đồng ; ngành lương thực lỗ 183 tỷ Đồng (1 tỷ Đồng tương đương 60.000 Mỹ kim). Tổng số nợ của 16 doanh nghiệp các ngành kể trên là 47,000 tỷ đồng, tương đương với 80% tổng tài sản của các công ty. Do đó, những công ty trên hoàn toàn không còn khả năng thanh toán phần nợ và lỗ lã.

    Hiện tại, con số các công ty quốc doanh biến thành cổ phần hóa (tức tư nhân hóa) là 3.830. Trong đó vốn nhà nước là 49%, công nhân viên, cán bộ trong doanh nghiệp đóng góp 26%, và vốn tư nhân đầu tư ngoài doanh nghiệp 25%. Với tỷ lệ và thành phần cổ đông như trên, thì trách nhiệm hay linh hồn của công ty vẫn là nhà nước hay quốc doanh mà thôi. Và đối với việc kinh doanh lỗ lã trên, nhà nước VN lại phải gánh chịu hay "Đất nước VN" qua hơn 84 triệu dân, phải cật lực lao động để trả nợ" Và một khi đã "giải tư" theo cung cách vừa kể, công ty tư doanh cổ phần sẽ thuộc về ai" và ai sẽ chịu trách nhiệm" Do đó, qua việc tư nhân hóa để thỏa mãn yêu cầu cũa những luật định WTO, vô hình chung, VN đã biến các công ty quốc doanh thành một loại công ty đặt dưới cơ chế bao cấp khác.

Ngoài ra, đừng quên rằng, đã từ hơn 30 năm qua ở VN, các cơ chế làm kinh tế bao cấp đã đưa đất nước vào ngõ cụt. Có thể nói nhận định gần đây của ông Đào Xuân Sâm, ban nghiên cứu của Thủ tướng hiện tại, đã nói lên một cách rốt ráo vấn đề nầy: " Trong hơn 10 năm qua, song song với vịệc tư doanh đổi mới và tăng trưởng thành công, khu vực kinh tế nhà nước trên thực tế đã trở lại cơ chế cũ tập trung quan liêu - bao cấp, có khác chăng là trong nền kinh tế thị trường " bao cấp hiện vật" chuyển thành " bao cấp tài chính"". Và cơ chế bao cấp này cũng chính là mọt hình thức của cơ chế xin - cho, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho nạn tham nhũng lộng hành trong khu vực nhà nước, từ đơn vị kinh tế cơ sở đến các cấp cao nhất của chính quyền".

  Như vậy, VN làm thế nào và bằng cách nào để thực hiện được lời T.T Nguyễn tấn Dũng mới vừa tuyên bố là trong vòng 5 năm tới, VN bảo đảm cổ phần hóa 100% doanh nghiệp quốc doanh"

* Thách thức trong ngành ngân hàng

Cũng theo quy định của WTO, VN phải mở cửa ngân hàng, chấp nhận dịch vụ ngân hàng  ngoại quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (năm năm sau khi gia nhập) có thể đầu tư  tối đa 30% tổng  số vốn của ngân hàng. Một khi VN chính thức vào cuộc, tư nhân nào có thể mua cổ phần còn lại (tức 70%) của một ngân hàng ngoại quốc, vốn dĩ có nguồn vốn lớn và bằng hệ thống tiền tệ cứng (hard currency), trong lúc đó tư nhân, hay tập thể tư nhân VN chỉ có khả năng đóng góp bằng những số vốn nhỏ và thế chấp, cũng như chuyển hóa cơ sở vật chất thành tiền. Từ đó, dù công ty ngoại quốc không chiếm đa số tuyệt đối, nhưng vẫn có khả năng khuynh đảo thị trường bằng những thủ thuật kinh tế tư bản, và VN sẽ chịu một sức ép không nhỏ về vấn nạn này.

Theo thống kê mới nhất (2006), tín dụng của ngân hàng ngoại quốc dành cho Việt Nam là 14% trên số tổng dư nợ  cho vay là 60 ngàn tỷ đồng, tương đương với 360 tỷ Mỹ kim. Với sự hiện diện của ngân hàng ngoại quốc, liệu ngân hàng Việt Nam có học được cung cách quản lý, cùng những cơ hội phát triển về các mặt sản phẩm, vế những mô hình mới, hay về năng lực chuyên môn cho nhân sự v.v…không" Chính những yếu tố nầy sẽ góp phần vào việc hoạt động lành mạnh của ngân hàng.

 Trở lại các Công ty ngân hàng VN, một trong những lý do các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ mà vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, là việc nhà nước tiếp tục bơm tiền bù lỗ thông qua các ngân hàng quốc doanh. Hay nói cách khác, các ngân hàng phải chịu sức ép từ nhà nước, bị bắt buộc tiếp tục cho công ty quốc doanh vay căn cứ theo chủ trương chính trị hơn là căn cứ theo tình trạng kinh tế.Và sau cùng, ngân hàng được nhà nước tái cấp thêm những ngân khoản bổ sung. Đó là trường hợp của bốn ngành Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển. Do đó, việc cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh hoàn toàn bế tắc. Và việc chuyển doanh nghiệp quốc doanh sang chế độ hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn là một việc làm không tưởng, ít ra trong những năm sắp tới vì những yếu tố sau đây: 1- Người quản lý ngân hàng hiện tại vẫn còn giử não trạng càng cải tổ chậm càng có lợi, do đó, họ cố gắng trì hoản công việc nầy; 2- Một khi có cổ phần hóa, "những ông chủ ngân hàng" sẽ bị chi phối và giám sát do các nhóm lợi ích khác, do đó, quyền hạn của họ sẽ bị hạn chế, kéo theo mức thu nhập cá nhân của họ sẽ bị giảm đi vì không còn khả năng móc ngoặc hay làm những điều sai trái; 3- Các cấp quản lý trong đảng sẽ mất hẳn quyền lực một khi ngân hàng đã được cổ phần hóa toàn phần.

* Thách thức về đầu tư

Một khi đã vào WTO, điều đó không có nghĩa là thế giới sẽ tuôn tiền vào đầu tư ở Việt Nam để cho con tàu Việt Nam vượt đại dương đi khắp năm châu., dù cho điều kiện phát triển ở Việt Nam hiện tại vẫn còn là điều kiện tối ưu cho đầu tư ngoại quốc. Lý do là Việt Nam hiện chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc phát triển. Đó là hạ tầng cơ sở cần có để phát triển trong thế toàn cầu hóa ngày nay.

WTO sẽ không ảnh hưởng trực tiếp vào mỗi người Việt một sớm một chiều được qua mức tăng trưởng của lợi tức đầu người hàng năm. Đó chỉ là những con số biểu kiến, nói lên mức đầu tư của ngoại quốc trong các chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở (nếu có) như năng lượng, cầu cống, đường xá, và tất cả các nhu cầu kiến trúc quốc gia cần thiết cho sự phát triển xã hội.

Do đó, trong những năm đầu nếu thực sự có mức đầu tư ồ ạt của thế giới, người dân chưa ắt hản có được một đời sống kinh tế khá hơn.

Và, với cung cách làm ăn hiện tại của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, điều cần nhất là phải thay đổi não trạng sơ cứng, suy nghĩ mang lợi trước mắt mà không nhìn hại ở sau lưng (phát triển không bền vững, không bảo vệ môi trường chẳng hạn) bằng cung cách làm ăn thật thà, làm thật, nói thật, và sống thật với nhau. Làm như thế mới hy vọng gây được niềm tin cho đối tác đầu tư ngoại quốc, và họ sẽ dễ chấp nhận trong điều kiện đôi bên cùng có lợi (win-win situation).

Một vài thí dụ căn bản trong tương lai là, trong kỹ nghệ dệt may chẳng hạn, nếu để nhà đầu tư ngoại quốc tin tưởng và hợp tác, họ sẽ mang nguồn vốn, máy móc, công nghệ dây chuyền sản xuất mới cùng cung cách quản lý mới. Từ đó, mức sản xuất dĩ nhiên sẽ tăng bội phần và mang theo lợi nhuận về cho cả hai phía đối tác. Và hơn nữa, người công nhân lần lần sẽ được cải thiện trong lao động như làm ít giờ hơn theo tiêu chuẩn lao động thế giới, có đầy đủ chương trình bảo hiểm xã hội, và sau cùng đời sống kinh tế của công nhân sẽ được nâng cao do mức đãi ngộ của công ty đã điều chỉnh một khi đã có lời nhiều.

Một điểm quan trọng cần nêu ra đây là nhu cầu cần đầu tư ngoại quốc trong lãnh vực môi trường.Theo cam kết về dịch vụ môi trường khi Việt Nam gia nhập vào WTO là, Việt Nam sau bốn năm, dịch vụ môi trường có thể có được 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam.

Một điều rõ ràng và chắc chắn là lối giải quyết những vấn nạn môi trường hiện tại của Việt Nam chỉ làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm ở cả ba dạng của môi trường không khí, đất, nước mặt và nước ngầm qua sức tàn phá môi trường do phát triển và không cân bằng việc bảo vệ môi trường.

Cho đến nay, những nhà đầu tư ngoại quốc trong lĩnh vực nầy chỉ có thể cấp vốn không quá 51% của dự án, và công ty nước ngoài phải chấp nhận tối thiểu là 20% cán bộ quản lý và chuyên môn người Việt Nam. Điều nầy là một trong những yếu tố chính làm tắt nghẽn nhiều dự án cải tổ môi trường như thiết lập các nhà máy xử lý nước rỉ của rác sinh hoạt và phế thải kỹ nghệ. Bao nhiêu dự án đều bị thất bại nửa chừng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hai nguyên nhân chính là do cung cách quản lý tồi và nạn tham nhũng. Dự án kinh Nhiêu Lộc đã tiêu tốn ngân sách trên 200 triệu Mỹ kim vào năm 2000, và hiện tại, năm 2007, cũng trên 200 triệu khác bị thất thoát do các cty Đại Hàn và Đài Loan móc ngoặt vơi tham nhũng. Mặc dù đầu tư ngoại quốc rót vào cho các dự án trên hàng trăm triệu Mỹ kim trong những năm gần đây như dự án Bãi rác Đông Thạnh, Gò cát I và II, III, và IV, dự án khu liên hiệp Đa Phước v.v…tất cả đã để lại và làm cho môi trường ngày càng xấu đi.

Đây mới chính là một thách thức lớn nhất cho Việt Nam. Nói một cách rốt ráo, Việt Nam cần phải mở rộng cánh cửa để cho nhà đầu tư ngoại quốc trực tiếp đầu tư nguồn vốn, thiết bị, quản lý và vận hành nhà máy để rối từ đó, Việt Nam có điều kiện học hỏi một cách chính xác và thực tế hơn qua kinh nghiệm của những chuyên gia nước ngoài.

* Thách thức trong cải cách hành chánh

Hệ thống hành chánh chánh thức của Việt Nam hiện tại gồm ba cơ chế khác nhau: - cơ chế đảng ủy gồm khoảng 270 ngàn cán bộ; - cơ chế công nhân viên chức gồm 210 ngàn nhân viên; - và cơ chế tại địa phương gồm cả đảng ủy và nhân viên, có độ 280 ngàn. Có thể nói cả ba cơ chế tạo thành một thủ tục hành chánh trùng lấp, và chồng chất lên nhau ở nhiều giai đoạn. Thủ tục từ đó trở nên phức tạp làm cho người dân khó tiếp cận trực tiếp và được giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng.

Tất cả vì cung cách đùn việc, chuyển việc qua những nhân sự khác vì sợ trách nhiệm cũng có. Cung cách cường quyền cũng thể hiện nhiều mặt nơi đây, đôi khi vượt khỏi quyền hạn hay luật định của cán bộ có trách nhiệm quyết định sự việc. Tất cả chỉ vì cơ chế không rõ ràng và sự thiếu minh bạch trong khi giải quyết các thủ tục hành chánh cho "ông chủ của đất nước" là người dân đen.

Vào đầu tháng 4,2007, tại Hà Nội, ông Scott Jacobs, Chủ tịch hãng tư vấn Jacobs&Associates, trong hai ngày hội thảo dưới đề tài:"Đơn giản hóa thủ tục hành chánh: Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý chính sách cho Viêt Nam" do Viện Quản lý Kinh tế trung ương tổ chức. Ông đã trình bày một tham luận về:"Kinh nghiệm toàn cầu về cải cách thể chế và quản trị kinh tế trong nền kinh tế WTO", trong đó, ông đã phân tích cải cách thể chế (regulatory reform) tại nhiều nước trên thế giới, cũng như giới thiệu một số mô hình cải cách như mô hình "máy xén" (guillotine). Các quy định trong mô hình kinh tế mở nầy cần phải có để nâng cao năng suất và cải cách thể chế để có thể đạt được mục tiêu tạo ra một thể chế chi phí thấp, ít rủi ro đồng thời bảo đảm các lợi ích môi trường và an toàn sức khỏe.

Muốn đạt các mục tiêu trên, ông nói tiếp, Việt Nam cần phải sàng lọc các quy định hiện hành, có cơ chế phản biện và tham vấn tốt để bảo đảm các quy định mang lại phẩm chất cao, xây dựng các thể chế tốt để bảo đảm cơ sở hạ tầng, và sau cùng, về nhân sự cần phải được phân nhiệm rõ ràng, cụ thể, và không thể thiếu vắng tính minh bạch trong nhiệm vụ.

Việt Nam cũng vừa đưa ra Đề án 30, tức là Đề án "Đơn giản hóa thủ tục hành chánh trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010" do Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng ký duyệt.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều chuẩn bị trên giấy tờ như đã nói trên, nhưng trên thực tế, cung cách quản lý của Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều nan đề cần phải giải tỏa. Được biết, vào cuối thập niên 1980, Ngân hàng Thế giới đã cử chuyên viên đến nghiên cứu việc cải cách hành chánh thí điểm ở tỉnh Quảng Bình trong bốn năm. Nhưng kết quả sau cùng chỉ là con số không vì các báo cáo, đề nghị cải tổ không được Việt Nam lưu tâm đến. Một thí dụ khác cho công cuộc cải các hành chánh thất bại khác của Việt Nam là vào năm 1999, Đề án 112 được bắt đầu thực hiện mạng lưới giữa các Bộ, Ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Đề án đã tiêu tốn trên 4.000 tỷ Đồng Việt Nam, tương đương 2,4 tỷ Mỹ kim. Và mới đây, vào tháng tư, cũng chính Nguyễn Tấn Dũng đã ký thông tư chấm dứt Đề án vì thất bại hoàn toàn cũng như không quy trách nhiệm và xử phạt ai cả!. Con số 2,4 tỷ Mỹ kim đã tan thành mây khói.

Để bù lại việc nầy, ngày 21 tháng 5 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng vừa ký kết với Steve Ballmer, TGDD Điều hành Cty Microsoft một hợp đồng mua bán quyền xử dụng phần mềm nhằm thúc đẩy công nghệ thông tin trong lãnh vực hành chánh và ngân hàng. Lại một chi tiêu khổng lồ mới sẽ làm tăng số nợ ngoại quốc Việt Nam đã phải bắt đầu trả một phần vốn và tiền lời mỗi năm trên 2 tỷ Mỹ kim.

Vì vậy, trong hiện tại, muốn thực sự cải cách, cần phải thanh toán hệ thống hai chính quyền đang tồn tại từ trung ương đến địa phương. Số nhân viên của đảng ủy trong cơ chế chính quyền cao hơn số nhân viên hành chánh trên toàn quốc, làm sao có thể có được một sự vân hành quốc gia ổn định nếu chỉ phải cải tổ hành chánh trong giới công nhân viên chức mà thôi" Nói về ngân sách, dù đây là một bí mật quốc gia, nhưng chỉ cần nhìn kỹ lại chúng ta sẽ thấy đảng đang sở hữu và quản lý một khối lượng chi tiêu và tài sản khổng lồ so với tổng ngân sách quốc gia.

Thêm nữa, làm sao có thể thực hiện được cải cách hành chánh khi nền tư pháp không được độc lập, các tòa án chỉ xử theo quyết định của cấp đảng ủy mà thôi.

Và điều sau cùng, quân đội và công an phải là công cụ chung và trung thành chỉ với tổ quốc và chỉ phục vụ cho nhân dân. Hai cơ quan nầy không thể nào phục vụ và trung thành với đảng cộng sản được.

Do đó, Việt Nam cần thực hiện các cải cách kể trên trước khi nói đến cải cách hành chánh để hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa ngày nay.

Thách thức trong vần đề công nhân và chuyên viên

Căn cứ theo lý thuyết kinh tế Clarke, sự phát tiển của một quốc gia tiến hành qua ba giai đoạn: giai đoạn phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và phát triển dịch vụ. Tại các quốc gia kỹ nghệ cao, phát triển công nghệ và dịch vụ rất cao và chiếm tuyệt đại đa số. Như Hoa Ky chẳng hạn hiện tại chỉ có khoảng một triệu nông dân (0,30% dân số) cung cấp lương thực và thực phẩm cho toàn quốc và viện trợ khắp nơi trên thế giới.

Kể từ khi bắt đầu mở cửa để phát triển, hiện tại Việt Nam có 90 khu chế xuất (KCX) hay khu công nghiệp (KCN) và dự kiến vào năm 2010 sẽ có thêm 60 KCX và KCN mới. Do dó vấn để đặt ra ở đây là việc đào tạo và cung ứng đủ số lượng công nhân trong những ngày sắp tới.

Riệng tại Sài Gòn chẳng hạn, hiện có 15 KCX, trong đó có trên 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động thu dụng 210.000 lao động. Đến năm 2010, Sài Gòn dự kiến tăng thêm 300 ngàn lao động có tay nghề kỹ thuật và chuyên môn cao như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin v.v…

Sự chuyển dịch qua giai đoạn công nghiệp đòi hỏi thêm lao động chuyên môn, nhưng tình trạng ở Việt Nam hiện tại, có thể nói hầu hết lao động là lao động phổ thông (95%). Vấn đề đào tạo thêm lao động sẽ là một vấn đề lớn cho Việt Nam trong những năm sắp tới.

Tệ trạng luôn luôn thừa lao động tay chân, nhưng lại thiếu lao động có tay nghề cao, vì Việt Nam chưa thực sự chuẩn bị cho việc huấn nghệ lao động thích ứng với những đề án đấu tư phát triển mới: vì vậy, thu nhập nhiều đầu tư ngoại quốc, xây dựng thêm nhiều nah máy sản xuất, nhưng lại thiều lao động kỹ thuật cũng là một khiếm khuyết lớn của Việt Nam. Thách thức nầy là một trọng tâm để Việt Nam suy gẩm và  chuẩn bị trước khi phải đối mặt với việc con trâu đứng trước cái cày.

Thêm một tầng lớp lao động mới nữa cũng cần phải đề cập nơi đây là giới luật sư. Việt Nam mới vừa gia nhập vào WTO mà đã có trên 20 vụ kiện trước mắt về bán phá giá và tình trạng nầy chắc chắn sẽ tăng thêm từ đây đến cuối năm vì những tin tức dồn dập vềcác mặt hàng xuất cảng của Việt Nam bị nhiễm trùng, chứa dư lượng hóa chất độc hại cao, ghi sai thương hiệu (giả dối), … do đó các vụ kiện theo sẽ không thể tránh được. Hiện tại, lực lượng luật sư chuyên về mặt tranh chấp thương mại hầu như chưa xuất hiện. Với hiện trạng trên, chắc chắn Việt Nam sẽ phải thua thiệt trong những vụ kiện sắp tới đây.

Đào tạo một luật sư chuyên môn trong lãnh vực thương mại quốc tế không pahỉ là câu chuyện một sớm một chiều và cần pahỉ đài tạo với một số lượng lớn để đáp ứng với tình thế mới.

Việt Nam đã lưu tâm và chuẩn bị chưa"

* Thách thức trong khả năng chuyển vận hàng hóa

Việc gia nhập vào WTO đòi hỏi quốc gia thành viên phải có tiềm lực về chuyển vận hàng hóa hai chiều. VN đã chuẩn bị vấn đề này như thế nào" Các thông tin dưới đây tương đối đầy đủ để mô tả tình trạng vận chuyển đường biển của VN.

   Chỉ bốn ngày sau khi được bãi bỏ cấm vận năm 1994, công ty chuyển vận hàng hóa APL, Hoa kỳ đã bắt đầu hoạt động trở lại cho các tuyến đường Mỹ - Việt Nam. Đây là một đại công ty trong dịch vụ chuyển vận trên 50 quốc gia. Từ năm 2004, APL đã thành lập thêm hai chi nhánh là Vietnam China Express (VCX) và Haiphong China Express (HCX). Những dịch vụ này đã rút ngắn thời gian vận chuyển trong những năm trở lại đây: Từ Sài Gòn đến Seattle chỉ còn 15 ngày, và Saigòn đến Los Angeles là 17 ngày. Còn Hải Phòng đến Seattle và Los Angeles là 13 và 15 ngày. Ưu điểm này đã làm giảm giá thành và tăng thêm lượng hàng hóa giao thông do việc gia tăng lượng chuyển vận đi - về.Trong khi đó, tình trạng vận tải đường biển của VN hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu vận chuyển viễn liên này. Theo thống kê, VN có trên 1000 tàu với tổng trọng tải khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó chỉ có hơn 300 tàu hoạt động trên các tuyến đường quốc tế trong khu vực. Các tàu vận chuyển VN có trọng tải dưới 20,000 tấn, cho nên không có khả năng giải quyết mức trao đổi hàng hóa đường biển. Và bất lợi hơn nữa là giá thành vận chuyển cao và vòng xoay đi - về không đạt hiệu quả kinh tế.

Theo thống kê 2005, đội tàu VN chỉ chiếm 7% số tấn trọng tải hàng hóa hai chiều mà thôi. Trong lúc đó những nước nhỏ láng giềng như Singapore chỉ có khoảng 900 tàu nhưng tổng trọng tải lên đến 36,5 triệu tấn. Thậm chí, đội tàu của Campuchia đã chuyển vận gần 5 triệu tấn, hơn VN hàng triệu tấn. Do đó, ngay tại sân nhà, đội tàu VN đã bị lấn áp bởi các công ty ngoại quốc như Maersk line, NYK, P&O trong dịch vụ chuyển vận dầu thô và hàng hóa trong vùng.

Những thông tin trên cho thấy rằng VN còn phải đối mặt với nhiều sức ép sau khi gia nhập vào WTO, và nếu không có kế hoạch tạo dựng một lực lượng tàu với trọng tải lớn hơn, huấn luyện nhân viên quản trị chuyển vận, cùng điều chỉnh và canh tân hệ thống quản lý điều hành, thì cuộc chạy đua cạnh tranh với quốc tế sẽ thấy VN ở thứ hạng thấp nhất.

Vào tháng 12-2007, Ban chấp hành Trung ương đảng CS Việt Nam đã ra nghị quyết về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020", trong đó đề ra những điểm chính sau:

- Việt Nam phải phấn đấu để trở thành một quốc gia mạnh về biển;

- Xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn liền với các hạot động kinh tế biển làm động lục quan trọng đối với sự phát triển của các nước.

Chiến lược còn đặt ra chỉ tiêu cho năm 2020 là kinh tế biển phải đóng góp 53- 55% cho GDP và 55- 60% cho xuất khẩu của cả nước.

Chiến lược không nói đến căn cứ vào dữ kiện àno mà Việt Nam có thể đạt được những thành tích nhảy vọt trên mặc dù khả năng chuyển vận đường biển của Việt Nam hiện tại như đã nói trên còn quá yếu, kém cả nước láng giềng là Cambodia. Không đủ khả năng bốc dở hàng hóa, cũng như các bến cảng không đủ sức cho các tàu có trọng ati lớn, cùng tiến độ bốc dở còn chậm lụt… tất cả làm cho giá thành của xủa sản phấm xuất và nhập cảng cao hơn giá thành thữc sự.

Thách thức nầy cũng là một trong những ưu tiên cần giải quyết vì Việt Nam nặng về xuất cảng hàng nông phảm và thủy sản. Đó là những mặt hàng nặng về trọng lượng nhưng nhẹ về hiệu quả kinh tế.

* Thách thức trong ngành viễn thông và điện thoại di động

Đây là một ngành tương đối mới ở VN mà trong những năm gần đây mức tăng trưởng của việc xử dụng điện thoại di động tăng từ 60 đến 70% hàng năm. Tính đến 2005, tổng số điện thoại di động thuê bao ở cả nước đạt được 12 triệu . Chính vì lý do đó, các hảng điện thoại ngoại quốc như Motorola, Nokia, Siemens, Ericsson, Telenor và Lucient Technologies đã khai thác và ráo riết cung cấp dịch vụ ở VN. Trong lúc đó, VN chỉ hiện diện qua năm công ty quốc doanh mạng di động như Vina phone, Mobifone, Viettel mobile, S-fone, E-mobile đang hoạt động, và một công ty mới sắp ra mắt là Hanoi Telecom.

Đứng trước sự xâm nhập của các đại công ty ngoại quốc, từ tháng 1 năm 2006 vừa qua, các công ty VN đồng loạt hạ giá cước, do đó cước viễn thông của VN giảm dần và đang ở mức giá trung bình tại ĐNA, không còn đứng đầu như cách đây năm năm. VN cũng đã dự trù vào 2008 sẽ phóng vệ tinh VINASAT, từ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh nhiều hơn với các công ty nước ngoài. Và VN cũng dự trù cổ phần hóa (tư nhân hóa) các công ty trên để có thể hội nhập vào thị trường chứng khoán tự do.

Nhờ vào những lợi điểm trên sân nhà, VN đã đẩy mạnh chương trình viễn thông di động, tuy nhiên với nguồn vốn không đủ lớn, sau khi hội nhập cuộc chơi WTO, các công ty ngoại quốc có thể khai thác sức mạnh nguồn vốn để thôn tính các công ty VN qua các điều kiện thuận lợi trong thị trường VN, mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, các công ty nước ngoài chỉ được đóng góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp giấy phép.

Hơn nữa, ngoài khả năng nguồn vốn, công ty ngoại quốc còn ở thế mạnh về công nghệ sản xuất và cung cách khuyến mãi theo cung cách tư bản làm cho công ty VN khó có khả năng đối đầu ở mặt trận nầy. Tuy nhiên, VN cũng có thể dùng thời gian còn đặc ân 12 năm để làm rào cản hạn chế bớt sự xâm nhập của các công ty viễn thông ngoại quốc vào VN.

  Cũng cần lưu ý là, hiện tại VN chú trọng nhiều đến viễn thông di động, nhưng không phát triển viễn thông "cố định", tức là điện thoại dùng hệ thống dây cáp quang để có thể liên lạc và thông tin khi có biến động xảy ra như chiến tranh hay áp lực của thế giới tây phương. Vì còn lệ thuộc vào ngoại quốc, VN chưa chủ động được việc điều hành vệ tinh viễn thông, cho nên viễn thông di động VN có thể bị gián đoạn, vì các công ty cho thuê bao vệ tinh viễn thông có thể cắt đứt hợp đồng trước sức ép của quốc tế(!) để gây khó khăn cho VN.

Sau vụ động đất ở Đài Loan vào tháng 2, 2007 làm tê liệt hệ thống cáp quang của Đài Loan và Việt Nam do Việt Nam thuê bao. Tình trạng nầy đã cắt đứt hệ thống điện thoại viễn liên của Việt Nam trong nhiều ngày. Sau đó, Việt Nam đã quyết định xây dựng hệ thống cáp quang riêng do cty Hoa Kỳ thiết kế av thực hiện. Tuy nhiên do tình trạng kinh tế chung (nghèo) của người dân không ổn định, các hệ thống cáp quang vừa được lấp đặt lại bị những tàu "đánh c á" "đánh cắp" hàng trăm hàng ngàn tấn dây cáp quang để lấy đồng (copper) đem đi bán. Theo ước tính của Việt Nam sự thất thoát cho đến nay đã lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim.

* Thách thức do tâm lý dân tộc trước tiến trình toàn cầu hóa

T.S Branco Milanovic, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định cần suy gẫm. Đó là "Toàn cầu hóa đã làm tăng thêm sự bất bình đẳng giữa công dân của những nước giàu nhất cũng như giữa các quốc gia đang phát triển". Lý do làm ông đưa ra nhận định trên là những phản ứng trái ngược từ phía các quốc gia kỹ nghệ và những nước đang phát triển đối diện với sự phất triển của ẤnDDộ và Trung Quốc.

Đó là:

 - Các cường quốc trong WTO "khó chịu" trước nhũng bước tiến của TQ và ADD, dù họ cũng thực hiện cùng một chiến lược toàn cầu hóa do các cường quốc khơi mào.

- TQ và ADD hiện có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, nhưng chỉ có một phần nhỏ dân cư của họ có cuộc sống phồn vinh. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa dân thành thi và nông thôn, giữa miền duyên hải và nội địa ở Trung Quốc; những bất ổn chính trị cũng có thể tự đó mà có.

Tại VN, sau hơn 20 năm mở cửa phát triển, và sau 10 năm mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu từ 7% trở lên, VN phải đối mặt với tình trạng môi trường hầu như bế tắc qua việc tận dụng nguồn tài nguyên đất đai trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt.

Việc phát triển và xuất cảng hàng năm 5 triệu tấn gạo, thu hồi 1,5 tỷ Mỹ kim, cũng như việc xuất cảng hải sản thu hồi trên 5 tỷ, có đem lại sự phồn vinh hay cải thiện cuộc sống của người dân ĐBSCL hay không"  Nhìn vào mức di dân từ vùng này vào các thành phố lớn, nhìn vào tệ trạng học sinh bõ học hàng loạt trong những năm gần đây, nhìn vào việc chấp nhận "làm dâu" người ngoại quốc của các thiếu nữ miền Tây, nhìn vào tất cả những hình thái tệ hại nhất trong việc buôn người, bán trẻ con... chúng ta cũng đã có thể hình dung câu trả lời.

Thêm nữa, việc khai thác quá độ nguồn đất ở VN sẽ đưa đến những thảm họa không xa. LHQ mới vừa cảnh giác, nếu VN tiếp tục khai thác như những năm vừa qua, thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có 4 triệu mẫu đất bị sa mạc hóa.

Đây cũng là nguyên nhân dự báo trước khiến cho tâm lý người dân ở những vùng nông nghiệp, vùng sâu và xa càng thêm tuyệt vọng và ngày càng đánh mất lòng tự trọng để làm bất cứ việc gì chỉ vì kế "mưu sinh". Chính họ đã xem nhẹ số phận của chính mình và không còn niềm tin vào chính sách của nhà nước nữa. Tâm lý trên đã tạo ra một thái độ bất cần đời, bất hợp tác, hay nguy hiểm hơn nữa, là có thể tạo ra những bất ổn xã hội vì "cơm áo". Từ đó có thể đưa đến một bất ổn chính trị nếu có một sự khơi mào trong tầng lớp bần cùng này. Đây cũng là một cản ngại mà VN cần phải lưu tâm.

Thay lời kết

Sự phát triển xã hội của một quốc gia được đánh giá là bền vững khi tầng lớp trung lưu chiếm đa số như ở các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ. Và chính tầng lớp trung lưu nầy là tác nhân điều tiết mọi biến động kinh tế của quốc gia. Trong trường hợp VN, mặc dù mức tăng trưởng có đều nhưng đồng thời khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng, và trong tình trạng hiện tại, tầng lớp trung lưu chỉ chiếm theo ước tính độ 30% chưa đủ để làm chất đệm cho xã hội. Chính hai yếu tố nầy nói lên cung cách phát triển kinh tế của VN là chưa bền vững được.

Đồng thời với việc gia nhập vào ngưỡng cửa WTO, VN đã lên tiếng báo động là có thể có 600 ngàn công nhân ngành dệt may, 300 ngàn công nhân ngành giầy da, 400 ngàn nông dân chăn nuôi thủy sản có nguy cơ bị mất việc vì cạnh tranh. Vấn đề được đặt ra nơi đây không phải là những con số dương tính hay âm tính. Nhưng la, việc VN cần soi chiếu vào tình trạng hiện tại của quốc gia để hoạch định hướng hội nhập thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa trong đó việc gia nhập vào WTO chỉ là một bước trong tiến trình trên.

Qua những gợi ý về những cản ngại căn bản trên, việc gia nhập vào WTO của VN không phải là một yếu tố đòn bẩy chủ yếu tạo nên tăng trưởng kinh tế quốc gia.  Điều cốt lõi là VN cần phải chuyển đổi não trạng, xác định rõ chính mức tăng trưởng kinh tế quốc gia  mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thúc đẩy  quá trình hội nhập của VN để được thành công hơn. Đây mới đúng là mục tiêu tối hậu của việc hội nhập vào cuộc chơi của toàn cầu.

Muốn đạt mục tiêu, VN cần phải phát triển lành mạnh và trong sáng trong quản lý, nghĩa là tạo ra một xã hội pháp trị, quản lý bằng luật định của quốc hội chứ không bằng nghị quyết đến từ bất cứ nhân vật cao cấp nào trong đảng. VN cần phải bình đẳng và công bằng trong mọi quyết định về nhân sự, đặc biệt là nhân sự trong vấn đề quản lý kinh tế và kế hoạch, khuyến khích tư nhân đầu tư nguồn vốn và chất xám vào công cuộc phát triển quốc gia chung. Đặc biệt là cần phải chấm dứt chính sách Hồng hơn Chuyên, vì đây mới đích thực là một cản ngại lớn nhất cho mọi tiến bộ của đất nước..

Làm được như thế, VN sẽ giảm bớt gánh nặng phá sản của các công ty quốc doanh, kéo theo mức thâm thủng của ngân hàng qua những món nợ "xấu". Hai yếu tố sau nầy là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng trong nước.

Một yếu tố sau cùng cũngcần cảnh báo cho Việt Nam là khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng so với trước kia. Điều nấy chính là một nghịch lý lớn trong phát triển. Theo công bố mới nhất của Ngân hàng Thế giới vào tháng 3,2007 qua hội thảo "Công bố báo cáo cập nhật nghèo", tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam là 5.766 Đồng/nga`y (tương đương 0,30 Mỹ kim), trong lúc đó tiêu chuẩn nghèo của LHQ là 2 Mỹ kim/nga`y. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nơi rộng ra, và phúc lợi tạo ra do phát trỉan không phân phối đồng đều cho người dân.

Những nguyên nhân chính cho tệ trạng kể trên  là: 1- Việc xử dụng vốn đầu tư cho quốc gia không hiệu quả làm cho nỗ lực xóa đói giảm nghèo không tiến triển như ý muốn; 2- Việt Nam phải mất 5 Mỹ kim đầu tư để có được 1 Mỹ kim tăng trưởng thay vì 3 Mỹ kim như ở các quốc gia đang phát triển trong vùng. Thử hỏi 2 Mỹ kim thất thoát đó có phải là do môi trường tham nhũng tạo ra hay không" Và đây củng chính là nguyên nhân chính đẩy cao khoang cách giàu nghèo.

Do đó, muốn thực sự hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa qua WTO, Việt Nam  cần phải thay đổi toàn diện và triệt để. Cái đuôi "Kinh tế thị trường theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa" đã thất bại hoàn toàn qua những chứng minh trên. Từ đây, từ giờ phút nầy, thiết nghĩ, cường quyền cần phải lột bõ não trạng cũ để thay đổi và thành thật với chính mình. Thay đổi kinh tế không chưa đủ, cần phải thay đổi toàn diện những vấn đề của xã hội, từ bõ độc quyền lãnh đạo, căn nguyên của tất cả những bế tắc của Đất Nước hiện tại. Trong giai đoạn chuyển tiếp còn gọi là thời kỳ quá độ, người cộng sản thường hô hào là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa bằng con đường "kinh qua" giai đoạn tư bản chủ nghĩa hiện nay. Nhưng đây, chỉ là những bước tiến "cổ điển" của một quốc gia đang phát triển đi lên tư bản chủ nghĩa thời phôi thai ở vào đầu thế kỷ 19. Đó là bước đầu của cách mạng cơ khí và công nghiệp mà chính người cộng sản đang dọ dẫm và mò mẫm học con đường nầy trong gượng ép và dưới sức ép của sự sống còn của một tầng lớp tư bản "đỏ" mới.

Sau nhiều thập niên sống trong chiến tranh, sau hơn 32 năm phát triển trong hòa bình, rõ ràng cơ chế quản lý bao cấp cũng như cơ chế quản lý theo cung cách phát triển thị trường tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến nay đã đem lại cho người dân được gí" Có chăng là tuyệt đại đa số dân chúng chỉ cầu mong hàng ngày được thỏa mãn nhu cầu sống còn ở bậc thấp nhất là miếng cơm manh áo.

Bao giờ người dân Việt mới có thể bước thêm một bước nữa để đạt được các nhu cầu cao hơn như được sống trong an bình, được trân trọng, và sống có lý tưởng để góp phần vào công cuộc đóng góp cho quốc gia!

Orange, Tháng 7, Đinh Hợi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.