Hôm nay,  

Về Bài Viết “Plenty To Smile About”

4/2/200700:00:00(View: 7019)

Tờ The Economist số ngày 31/3 đến 6/4/2007, trang 49 (nguyên văn tiếng Anh sau ý kiến này) đăng bài “Plenty to smile about” nói về một số mặt tốt đẹp và một số mặt tiêu cực của Việt Nam. Mặt tiêu cực là chính sách đàn áp các tiếng nói đối lập, điển hình là vụ truy tố linh mục Nguyễn Văn Lý tháng Hai vừa qua. Về mặt tích cực bài viết đưa ra nhiều điểm không chính xác làm dư luận thế giới có thể hiểu lầm hoàn cảnh thật của đất nước Việt Nam.

Nếu nhìn như một kẻ đi xem tuồng hát thì Việt Nam có nhiều mặt để vui. Nhưng nhìn sau hậu trường lại khác. Có bốn mặt tích cực bài viết đưa ra và tôi thắc mắc sự chính xác của chúng.

Thứ nhất tác giả viết: “Quốc hội, trước kia vốn là con dấu cao su của đảng đang trở thành một diễn đàn thật sự để tranh luận và chỉ trích chính phủ. Báo chí cũng được tự do phê bình những sai lầm lớn của chính phủ.” Bề ngoài có vẻ như vậy nhưng sự thật Quốc hội vẫn là con dấu cao su đóng vào các quyết định của Bộ Chính trị. Các cuộc thảo luận không phải là những tranh luận như tại quốc hội của các nuớc dân chủ mà chỉ là một màn kịch không hơn không kém. Hãy quan sát kỹ đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 tới như thế nào sẽ thấy.

Điểm thứ hai về chống tham nhũng. Bài viết nói: “chính phủ Việt Nam đang có nỗ lực thật sự để chống tham nhũng”. Đúng. Những người đang lãnh đạo nói vậy và đã thiết lập nhiều cơ cấu chống tham nhũng. Nhưng đó chỉ là một cách đánh lừa dư luận quốc tế. Những người đang nắm quyền lực dùng chiêu bài chống tham nhũng như một vũ khí để giải quyết những cuộc tranh chấp chính trị nội bộ. Ai cũng biết muốn chống tham nhũng một quốc gia phải có tối thiểu hai thứ là báo chí tự do và một nền tư pháp độc lập. Hai thứ đó không có tại Việt Nam thì làm sao chống tham nhũng"

Điểm thứ ba bài báo viết: “sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo được thu hẹp lại khá hơn tại các thành phố khác ở Đông Nam Á.” Nhưng sự cách biệt điều kiện sống giữa những người ở thành phố và đại đa số dân chúng sống ở thôn quê thì sao" Có phải càng ngày càng cách biệt không. Điều này không thấy bài báo nói tới.

Điểm sau cùng là liên hệ đến Trung quốc. Bài viết nói: “Việt Nam bỏ qua một bên sự hiềm khích với Trung quốc - một nước từng xâm lăng Việt Nam nhiều lần trong những thế kỷ qua – vì quyền lợi phồn thịnh của  xứ sở”. Không có gì sai sự thật cho bằng nhận định này. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên hiệp ước nhượng đất đảng Cộng sản Việt Nam đã ký với Trung quốc cuối năm 1999. Những nhà lãnh đạo đảng vào lúc đó đã ký một phần dưới áp lực kinh tế và quân sự của Trung quốc, một phần để tìm sự yểm trợ của Trung quốc để giữ chân của mình trong kỳ đại hội thứ 9 của đảng (triệu tập đầu năm 2001) chứ chẳng phải vì sự phồn thịnh của đất nước.

Vốn là một độc giả trong nhiều thập niên của The Economist, một tạp chí tôi đánh giá xuất sắc nhất trên thế giới, nhưng riêng bài viết này tôi thấy đáng được tô một chữ “F” lớn. Bài viết có thể làm cho những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vui, nhưng thật là một thất vọng đối với nhân dân Việt Nam./.

April 1, 2007

[email protected]

www.tranbinhnam.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vài giờ, sau khi chiếc trực thăng cuối cùng chở toán quân của Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Jim Kean, rời nóc bằng của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Miền Nam VN
Song song với hai Công Đoàn Độc Lập vừa thành hình trong nước, Hội Nghị Quốc tế Warszawa về Quyền Lạo Động tại Việt Nam, với sự ra đời của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV)
Năm 2007 đã mở đầu với rất nhiều giao động trên các thị trường thương phẩm quốc tế khi giá thương phẩm suy sụp đồng loạt, từ kim loại, xăng dầu đến cả ngũ cốc. Phải chăng, điều mà nhiều
Ngày 30-12-2006 tại khách sạn Bijhorst Den Haag (The Hague) Hòa Lan, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã tổ chức ngày hội thảo thành công rất tốt đẹp, ấm cúng trong tình thương
Dân tộc VN có nền văn hiến lâu đời, luôn tự hào về truyền thống bất khuất của mình, vì vậy qua bao thế hệ đã cố gắng gìn giữ những lễ nghi tập quán tốt dẹp
Hai mươi hai năm trước, mặc dù có sự phản đối của Ân Xá Quốc Tế, sự can thiệp của Cộng đồng Âu Châu, chính phủ Thụy Sĩ và tòa thánh Vatican, ba chiến sĩ dân chủ Trần-Văn-Bá
Xin thưa, không phải là nhân dân mà đó chính là những người đảng viên Cộng sản. Nhân dân ta có câu "Ở trong chăn mới biết chăn có rận", những người cảm tình đảng từ ngày xa xưa
Tình trạng Giai cấp công nhân (GCNN) bị bóc lột thậm tệ không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy
Một bức hình của Thiếu Tướng Phú tôi thấy trong một tạp chí, cùng với hình của những vị tướng khác tuẫn tiết sau 30-4-75, đã gợi cho tôi nguồn cảm hứng để viết bài tường thuật nầy
Thưa chị Trần Khải Thanh Thuỷ, theo chị, đứng trước hiện trạng nước nhà như hiện tại, nhiệm vụ của thanh niên bây giờ là phải làm gì" - TKTT: Theo suy nghĩ chủ quan của tôi- dưới góc độ của một người viết
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.