Hôm nay,  

Về Bài Viết “Plenty To Smile About”

4/2/200700:00:00(View: 7014)

Tờ The Economist số ngày 31/3 đến 6/4/2007, trang 49 (nguyên văn tiếng Anh sau ý kiến này) đăng bài “Plenty to smile about” nói về một số mặt tốt đẹp và một số mặt tiêu cực của Việt Nam. Mặt tiêu cực là chính sách đàn áp các tiếng nói đối lập, điển hình là vụ truy tố linh mục Nguyễn Văn Lý tháng Hai vừa qua. Về mặt tích cực bài viết đưa ra nhiều điểm không chính xác làm dư luận thế giới có thể hiểu lầm hoàn cảnh thật của đất nước Việt Nam.

Nếu nhìn như một kẻ đi xem tuồng hát thì Việt Nam có nhiều mặt để vui. Nhưng nhìn sau hậu trường lại khác. Có bốn mặt tích cực bài viết đưa ra và tôi thắc mắc sự chính xác của chúng.

Thứ nhất tác giả viết: “Quốc hội, trước kia vốn là con dấu cao su của đảng đang trở thành một diễn đàn thật sự để tranh luận và chỉ trích chính phủ. Báo chí cũng được tự do phê bình những sai lầm lớn của chính phủ.” Bề ngoài có vẻ như vậy nhưng sự thật Quốc hội vẫn là con dấu cao su đóng vào các quyết định của Bộ Chính trị. Các cuộc thảo luận không phải là những tranh luận như tại quốc hội của các nuớc dân chủ mà chỉ là một màn kịch không hơn không kém. Hãy quan sát kỹ đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 tới như thế nào sẽ thấy.

Điểm thứ hai về chống tham nhũng. Bài viết nói: “chính phủ Việt Nam đang có nỗ lực thật sự để chống tham nhũng”. Đúng. Những người đang lãnh đạo nói vậy và đã thiết lập nhiều cơ cấu chống tham nhũng. Nhưng đó chỉ là một cách đánh lừa dư luận quốc tế. Những người đang nắm quyền lực dùng chiêu bài chống tham nhũng như một vũ khí để giải quyết những cuộc tranh chấp chính trị nội bộ. Ai cũng biết muốn chống tham nhũng một quốc gia phải có tối thiểu hai thứ là báo chí tự do và một nền tư pháp độc lập. Hai thứ đó không có tại Việt Nam thì làm sao chống tham nhũng"

Điểm thứ ba bài báo viết: “sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo được thu hẹp lại khá hơn tại các thành phố khác ở Đông Nam Á.” Nhưng sự cách biệt điều kiện sống giữa những người ở thành phố và đại đa số dân chúng sống ở thôn quê thì sao" Có phải càng ngày càng cách biệt không. Điều này không thấy bài báo nói tới.

Điểm sau cùng là liên hệ đến Trung quốc. Bài viết nói: “Việt Nam bỏ qua một bên sự hiềm khích với Trung quốc - một nước từng xâm lăng Việt Nam nhiều lần trong những thế kỷ qua – vì quyền lợi phồn thịnh của  xứ sở”. Không có gì sai sự thật cho bằng nhận định này. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên hiệp ước nhượng đất đảng Cộng sản Việt Nam đã ký với Trung quốc cuối năm 1999. Những nhà lãnh đạo đảng vào lúc đó đã ký một phần dưới áp lực kinh tế và quân sự của Trung quốc, một phần để tìm sự yểm trợ của Trung quốc để giữ chân của mình trong kỳ đại hội thứ 9 của đảng (triệu tập đầu năm 2001) chứ chẳng phải vì sự phồn thịnh của đất nước.

Vốn là một độc giả trong nhiều thập niên của The Economist, một tạp chí tôi đánh giá xuất sắc nhất trên thế giới, nhưng riêng bài viết này tôi thấy đáng được tô một chữ “F” lớn. Bài viết có thể làm cho những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vui, nhưng thật là một thất vọng đối với nhân dân Việt Nam./.

April 1, 2007

[email protected]

www.tranbinhnam.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
Quan niệm đúng đắn về phát triển bền vững cũng như nhu cầu năng lượng cần thiết cho phát triển là hai vấn đề cấp thiết mà nhân loại cần phải lưu tâm trong những năm sắp đến
Khi Việt Nam bắt đầu bước ra sân chơi toàn cầu, nhiều người đều vui mừng nói đến triển vọng kinh tế của sự hội nhập ấy. Tuy nhiên, có một lãnh vực lại ít được chú ý, đó là lao động
Ngoài năng lượng mặt trời, năng lượng gió là một năng lượng thiên nhiên mà loài người đang chú trọng đến cho nhu cầu năng lượng trên thế giới trong tương lai. Hiện nay, năng lượng gió đã
Tiếp theo Chỉ thị mang số 37/CP của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam phổ biến vào ngày 26 tháng 10 năm 2006 nhằm chỉ thị Bộ thông tin văn hóa và các ủy ban
Ngoài phần tin tức và bình luận khá dài trên các báo, ngày 8-1-2007 các kênh truyền hình CNN và BBC còn chiếu nhiều hình ảnh liên quan tới sự kiện này
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.